58 năm
Tổng 880.000 m2
13 ngành & 22chuyên ngành
542 giảng viên
20.000+ sinh viên
6 Huân chương & 1 Bằng khen
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu đào tạo chương trình Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng của trường Đại học Thương mại là đào tạo trình độ thạc sĩ ngành tài chính ngân hàng có phẩm chất chính trị vững vàng; nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập sáng tạo, có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực Tài chính ngân hàng; có đủ trình độ tiếng Anh để sử dụng khi nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung
- Thời gian đào tạo: 02 năm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Đối tượng dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ là công dân Việt Nam đáp ứng được điều kiện sau:
- Điều kiện văn bằng:
STT |
Chuyên ngành |
Văn bằng Đại học |
|
Tài chính – Ngân hàng |
|||
1 |
Chuyên ngành đúng và phù hợp |
|
|
2 |
Chuyên ngành gần |
|
|
3 |
Chuyên ngành khác |
|
Danh mục các nhóm ngành, khối ngành nêu ở bảng trên thực hiện theo Thông tư số 25/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ GD&ĐT.
- Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học của Trường Đại học Thương mại thuộc nhóm chuyên ngành đúng và phù hợp có thời gian từ ngày cấp Bảng điểm đại học đến ngày thi tuyển sinh không quá 5 năm không phải học bổ sung kiến thức trước khi thi tuyển sinh.
- Các đối tượng thí sinh còn lại phải học bổ sung một số học phần trong chương trình đào tạo đại học của chuyên ngành đăng kí dự thi trước khi thi tuyển sinh. Chương trình các học phần bổ sung của từng chuyên ngành thực hiện theo Quyết định số 669/QĐ-ĐHTM ngày 18/10/2012 và Quyết định số 216/QĐ-ĐHTM ngày 29/4/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại.
Thí sinh được xem xét miễn học và thi học phần bổ sung nếu thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Học phần xin miễn có tên trong Bảng điểm đại học của thí sinh (tên học phần ghi trong bảng điểm phải hoàn toàn trùng khớp với tên học phần bổ sung);
- Học phần có số tín chỉ lớn hơn hoặc bằng số tín chỉ đào tạo theo quy định của Trường Đại học Thương mại;
- Điểm học phần phải từ 5 trở lên (thang điểm 10);
- Thời gian từ ngày cấp Bảng điểm đại học đến ngày thi tuyển sinh không quá 5 năm.
Thí sinh đăng kí dự thi có bằng tốt nghiệp đại học ngành/ chuyên ngành không nằm trong danh mục các ngành/ chuyên ngành đã nêu ở trên (các ngành/ chuyên ngành theo quy định cũ trước đây), Trường ĐHTM sẽ căn cứ vào Bảng điểm đại học để xét điều kiện về văn bằng đối với từng trường hợp cụ thể.
Thí sinh có bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có văn bản công nhận là “bằng đại học” do Cục quản lý chất lượng Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.
- Điều kiện thâm niên công tác
- Đối tượng tuyển sinh có bằng tốt nghiệp đại học ngành/chuyên ngành đúng, phù hợp và ngành gần được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp; người có bằng tốt nghiệp ngành khác đăng ký dự thi vào ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý thì phải có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi.
- Điều kiện về lý lịch
- Có lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.
- Điều kiện về sức khỏe
- Có đủ sức khỏe để học tập. Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học Trường Đại học Thương mại sẽ xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh tùy tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học.
PHƯƠNG THỨC DỰ TUYỂN
- XÉT TUYỂN: đối với thí sinh là người nước ngoài (có quy định riêng);
- THI TUYỂN: đối với thí sinh là người Việt.
Các môn thi:
- Môn cơ bản: Toán cao cấp
- Môn cơ sở ngành: Nhập môn Tài chính - Tiền tệ
- Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh (Theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam)
Thí sinh có năng lực Tiếng Anh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo bằng tiếng Anh toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam, giảng dạy bằng tiếng Anh;
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh;
- Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh (được quy định tại Phụ lục 1 của Thông báo này) trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận.
HỒ SƠ DỰ TUYỂN
- Đơn xin dự thi cao học;
- Bản sao có chứng thực bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp đại học), bảng điểm đại học; Đối với thí sinh có bằng đại học hệ liên thông phải nộp cả bằng tốt nghiệp và bảng điểm trung cấp/cao đẳng;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương, hoặc thủ trưởng cơ quan công tác. Ảnh trên sơ yếu lý lịch phải đóng dấu giáp lai;
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của một bệnh viện đa khoa;
- Bản sao công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có).
- Các giấy tờ khác và lệ phí tuyển sinh theo quy định của Trường.
TT |
TÊN HỌC PHẦN |
SỐ TÍN CHỈ |
CẤU TRÚC |
1 |
KIẾN THỨC NỀN CHUNG (các học phần bắt buộc) |
6 |
|
1 |
|
4 |
42,18 |
2 |
|
2 |
20,10 |
2 |
KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH |
12 |
|
2.1. |
Các học phần bắt buộc |
8 |
|
1 |
|
2 |
20,10 |
2 |
|
2 |
20,10 |
3 |
|
2 |
20,10 |
4 |
|
2 |
20,10 |
2.2 |
Các học phần tự chọn (chọn 2 trong 4 học phần sau) |
4 |
|
1 |
|
2 |
20,10 |
2 |
|
2 |
20,10 |
3 |
|
2 |
20,10 |
4 |
|
2 |
20,10 |
3 |
KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
18 |
|
3.1 |
Các học phần bắt buộc |
6 |
|
1 |
|
2 |
20,10 |
2 |
|
2 |
20,10 |
3 |
|
2 |
20,10 |
3.2 |
Các học phần tự chọn (chọn 6 trong 12 học phần sau) |
12 |
|
1 |
|
2 |
20,10 |
2 |
|
2 |
20,10 |
3 |
|
2 |
20,10 |
4 |
|
2 |
20,10 |
5 |
|
2 |
20,10 |
6 |
|
2 |
20,10 |
7 |
|
2 |
20,10 |
8 |
|
2 |
20,10 |
9 |
|
2 |
20,10 |
10 |
|
2 |
20,10 |
11 |
|
2 |
20,10 |
12 |
|
2 |
20,10 |
4 |
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC |
6 |
|
5 |
BÁO CÁO THỰC TẾ |
3 |
|
6 |
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP |
15 |
|
Ghi chú : Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu là 60, trong đó có 44 tín chỉ bắt buộc
ĐÁNH GIÁ
Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng của trường Đại học Thương mại, học viên phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
Học viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại trường Đại học Thương mại đạt chuẩn kiến thức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở bậc học Thạc sĩ, nắm vững kiến thức về lý luận chính trị, kinh tế xã hội, kiến thức chuyên sâu của ngành và chuyên ngành đào tạo bao gồm:
- Kiến thức chung của nhóm ngành gồm các kiến thức về Triết học nâng cao, Phương pháp nghiên cứu khoa học, tiếng Anh,…
- Kiến thức cơ sở ngành gồm có kiến thức nâng cao về Kinh tế học, Quản lý nhà nước về kinh tế, kinh tế học tiền tệ, ngân hàng về thị trường tài chính, Quản trị tài chính, Marketing tài chính và ngân hàng,…
- Kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng gồm có kiến thức về Quản trị ngân hàng thương mại nâng cao, Dịch vụ ngân hàng hiện đại, Quản trị rủi ro tài chính, Thị trường các công cụ phái sinh, Quản lý mục đầu tư, Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng nâng cao,…
- Về kỹ năng
Học viên tốt nghiệp bậc thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng phải có các kỹ năng như:
- Kỹ năng tìm hiểu và tổ chức thực thi các chính sách vĩ mô liên quan đến hoạt động tài chính – ngân hàng, chủ động tuân thủ các quy định luật pháp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cho công việc như các chế độ, các chuẩn mực, chính sách, quy định, luật pháp về tài chính, thuế, bảo hiểm trong hoạt động của doanh nghiệp và các định chế tài chính.
- Kỹ năng sử dụng công cụ toán học, các phương pháp định hóa và thống kê trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; Biết sử dụng các phương pháp và công cụ nghiên cứu khoa học trong nghiên cứu Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng.
- Kỹ năng phân tích, lựa chọn và ra quyết định ở cấp độ chiến lược trong quản trị các tổ chức thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng như: phân tích, đánh giá dự án đầu tư và ra quyết định lựa chọn dự án trong bối cảnh môi trường biến động, kiểm soát rủi ro tài chính, lập dự báo và hoạch định tài chính doanh nghiệp,…
- Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách và kế hoạch cho các tổ chức thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng;
- Có khả năng tư duy, phản biện, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; Có năng lực sáng tạo, ứng dụng và phát triển nghề nghiệp.
- Nắm vững và có khả năng chủ động cập nhật và van dụng các quy định luật pháp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng để giải quyết công việc được giao đảm bảo đúng pháp luật.
- Có tư duy logic, sáng tạo; Biết xây dựng kế hoạch và sử dụng các nguồn lực thực thi kế hoạch; Biết lựa chọn những ông việc cần ưu tiên; có khả năng làm việc độc lập và khả năng làm việc nhóm, khả năng hình thành, phát triển và lãnh đạo nhóm, khả năng thích ứng với những thay đổi của thực tế.
- Biết sử dụng tổng hợp các kỹ năng trong giao tiếp bao gồm: sử dụng các công cụ trong giao tiếp (ngôn ngữ, cử chỉ); xác định vị trí trong tình huống giao tiếp, điều khiển quá trình giao tiếp (lắng nghe, kiểm soát cảm xúc, đàm phán, thảo luận, thuyết phục, xử lý linh hoạt các tình huống trong giao tiếp).
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn, đạt trình độ tiếng Anh B1 Khung Châu Âu hoặc TOEIC 450 (hoặc tương đương) trở lên.
- Có khả năng sử dụng thành thảo công cụ tin học như: các phần mềm văn học (Word, Excel, PowerPoint,…), các phần mềm xử lý dữ liệu và các phần mền nghiệp vụ tài chính – ngân hàng.
TỐT NGHIỆP
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp:
Làm việc phù hợp và tốt tại các bộ phận doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế
- Chuyên viên quản lý tài chính của các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế.
- Chuyên viên quản lý tại các bộ phận tín dụng, thanh toán, marketing, kinh doanh ngoại hối và quan hệ khách hàng…trong các Ngân hàng thương mại; Công ty tài chính; Công ty cho thuê tài chính; Quỹ tín dụng…
- Nghiên cứu viên về tài chính, ngân hàng và chứng khoán ở các Viện nghiên cứu; các cơ quan quản lý nhà nước; giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng.
Các loại hình và tổ chức doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp
- Các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế
- Các ngân hàng thương mại, Công ty Tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Quỹ tín dụng,…
- Các Viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước.
- Các trường đại học, học viện đào tạo về Tài chính – Ngân hàng.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
- Học viên tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng của Trường đại học Thương mại có khả năng học tập, nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ trong và ngoài nước cùng ngành đào tạo hoặc ngành đào tạo gần đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp; Có khả năng học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động để phát triển thành các nhà quản lý, lãnh đạo ở các cấp khác nhau.
Đại học Thương mại
Địa chỉ: 79 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội.