Giới thiệu
- Chương trình Thạc sĩ Kinh tế Phát triển Việt Nam – Hà Lan chính thức hoạt động đào tạo năm 1994. Đây là chương trình liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU – Việt Nam) và Viện Khoa học Xã hội Quốc tế (ISS), thuộc Trường Đại học Tổng hợp Erasmus Rotterdam (Hà Lan). Chương trình được thực hiện giảng dạy với sự tham gia của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ nhiều kinh nghiệm của ISS và Việt Nam. Trải qua 30 năm thành lập và phát triển, Chương trình MDE đã đạt được rất nhiều những dấu ấn quan trọng, tiếp tục mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
- Chương trình Thạc sĩ Kinh tế phát triển Việt Nam – Hà Lan theo định hướng ứng dụng (gọi tắt là Chương trình MDE) được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên có kiến thức chuyên sâu và cập nhật về kinh tế phát triển; có khả năng phân tích sự vận hành của nền kinh tế, quyết định của doanh nghiệp, hộ gia đình ở một nền kinh tế đang phát triển; có kỹ năng thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu; có khả năng thiết kế, phân tích và đánh giá chính sách và chương trình phát triển; có năng lực nghiên cứu; biết cách xác định vấn đề và đưa ra các giải pháp phù hợp.
- Học viên sau khi tốt nghiệp Chương trình MDE sẽ có đủ năng lực để trở thành nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, nhà tư vấn, nhà nghiên cứu, chuyên viên về lĩnh vực phát triển của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.
- Học viên sau khi hoàn thành khóa học có đủ điều kiện để học tiếp ở bậc Tiến sĩ.
Thông tin chung
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: chính quy
- Thời gian đào tạo: 24 tháng (kể cả thời gian thực tập và viết đề án tốt nghiệp)
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
1. Đối tượng dự thi và điều kiện dự tuyển
Đối tượng dự thi:
- Thí sinh là người Việt Nam hoặc người nước ngoài có bằng tốt nghiệp đại học chính quy, từ xa hoặc vừa học vừa làm.
Điều kiện văn bằng:
- Thí sinh có bằng đại học ngành đúng với ngành đăng ký dự thi thì không phải học bổ sung kiến thức.
- Thí sinh có bằng đại học ngành gần với ngành đăng ký dự thi phải học bổ sung kiến thức 3 môn học bao gồm: Kinh tế phát triển; Lý thuyết thống kê; Kinh tế lao động.
Điều kiện về năng lực ngoại ngữ:
- Thí sinh đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể:
- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài. Ngôn ngữ nước ngoài áp dụng tại nội dung này là tiếng Anh.
- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do trường đại học cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Có một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ GD&ĐT công bố, còn trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp văn bằng hoặc chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển.
- Lưu ý: Bằng và bảng điểm đại học và thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển
Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
- Đơn đăng ký dự thi;
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của cơ quan công tác hoặc địa phương nơi cư trú;
- Bản sao công chứng bảng điểm và bằng tốt nghiệp đại học. Trường hợp các sinh viên mới tốt nghiệp đang chờ cấp bằng thì cần có giấy xác nhận tốt nghiệp và bổ sung bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp khi nhập học;
- Chứng chỉ, văn bằng ngoại ngữ (bản gốc hoặc bản sao công chứng)
- Bốn ảnh màu cỡ 3x4. Phía sau ảnh ghi đầy đủ thông tin của thí sinh: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh;
- 01 giấy chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD & Đào tạo về các văn bằng tốt nghiệp đại học do trường đại học nước ngoài cấp (nếu bằng ĐH do trường đại học nước ngoài cấp)
- Chứng chỉ bổ sung kiến thức (nếu có).
3. Phương thức tuyển sinh: Thi tuyển
Các môn thi tuyển: Gồm 02 môn thi Phỏng vấn và Kiến thức kinh tế tổng hợp nhằm đánh giá năng lực tổng hợp và khả năng tư duy logic, phân tích, phê phán và giải quyết vấn đề của thí sinh.
- Phỏng vấn: Nhằm đánh giá khả năng hiểu biết về các vấn đề kinh tế xã hội, đồng thời trực tiếp đánh giá mong muốn của thí sinh khi tham gia Chương trình.
- Môn Kiến thức kinh tế tổng hợp: Thời gian làm bài 90 phút, thực hiện theo hình thức thi trắc nghiệm và tự luận. Bao gồm kiến thức toán, logic và kinh tế học.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 tín chỉ
*Cấu trúc khóa học:
Kiến thức |
Số TC |
Ghi chú |
1. Kiến thức cơ bản |
12 |
|
1.1. Các học phần bắt buộc |
12 |
Có 4 học phần |
1.2. Các học phần tự chọn |
0 |
|
2. Kiến thức ngành |
12 |
|
2.1. Các học phần bắt buộc |
9 |
Có 3 học phần |
2.2. Các học phần tự chọn |
3 |
Chọn 1 học phần |
3. Kiến thức chuyên ngành |
21 |
|
3.1. Các học phần bắt buộc |
6 |
Có 2 học phần |
3.2. Các học phần tự chọn |
15 |
Chọn 5 học phần từ 2 nhóm trong đó mỗi nhóm chọn tối thiểu 2 học phần |
3.2.1. Nhóm 1: Chính sách và phát triển |
9 |
|
3.2.2. Nhóm 2: Tài chính và phát triển |
9 |
|
4. Thực tập và Đề án tốt nghiệp |
15 |
|
4.1. Chuyên đề thực tế 1 |
3 |
Làm theo nhóm |
4.2. Chuyên đề thực tế 2 |
3 |
Làm cá nhân |
4.3. Đề án tốt nghiệp |
9 |
Làm cá nhân |
TỔNG SỐ |
60 |
|
- Liên hệ Edunet để biết thêm chi tiết các học phần của chương trình
Học phí - Học bổng - Ưu đãi
- Học phí toàn khóa: 110.000.000 VNĐ/ khóa
- Các đợt đóng học phí: Học viên sẽ nộp vào 3 đợt trong năm học đầu tiên
- Lệ phí tuyển sinh cho mỗi thí sinh: 1.200.000 đồng. Lệ phí được đóng khi thí sinh nộp hồ sơ thi tuyển. Lệ phí tuyển sinh đã bao gồm lệ phí hồ sơ và lệ phí thi tuyển.
Địa điểm
Trường Đại học Kinh tế quốc dânĐịa chỉ : 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội