Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Quốc gia: Việt Nam
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Lúc đó, trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.
- Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là:
- Một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Bên cạnh các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, Trường cũng thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho các nhà quản lý các doanh nghiệp và các cán bộ kinh tế trên phạm vi toàn quốc.
- Cho đến nay, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều thế hệ cán bộ quản lý chính quy, năng động, dễ thích nghi với nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thu các công nghệ mới. Trong số những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các doanh nghiệp.
- Trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Trường đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu lớn về kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam, được Chính phủ trực tiếp giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan trọng. Ngoài ra, Trường cũng hợp tác về nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế.
- Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Trường đã có nhiều đúng góp to lớn trong việc tư vấn cho các tổ chức ở Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp. Ảnh hưởng sâu rộng của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến toàn bộ công cuộc đổi mới được tăng cường bởi các mối liên kết chặt chẽ của Trường với các cơ quan thực tiễn.
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu - đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Bungari, Ba Lan, Sec và Slovakia, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan... Đặc biệt, trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức SIDA (Thuỵ Điển), UNFPA, CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh), UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Hanns Seidel (Đức)... để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ tại Trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường... Đồng thời, Trường cũng có quan hệ với nhiều công ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên.
Sứ mệnh:
- Là trường trọng điểm quốc gia, trường Đại học hàng đầu về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.
Tầm nhìn:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phấn đấu phát triển thành trường đại học định hướng nghiên cứu, trường đại học đa ngành có uy tín, đạt chất lượng đẳng cấp khu vực và quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và một số lĩnh vực mũi nhọn khác. Phấn đấu trong những thập kỷ tới, trường được xếp trong số 1000 trường đại học hàng đầu trên thế giới.
Mục tiêu chiến lược:
Giữ vững, phát huy và khẳng định vị thế trường trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước, phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành trường đại học đa ngành về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
Giá trị cốt lõi:
- Chất lượng và chuyên nghiệp:
- Tập thể sư phạm Nhà trường đồng tâm, nhất trí đặt tiêu chuẩn chất lượng và tính chuyên nghiệp lên hàng đầu trong mọi hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học.
- Đổi mới và hiệu quả:
- Mọi hoạt động của Nhà trường luôn được khuyến khích phát triển với tinh thần coi trọng tư duy sáng tạo, đổi mới cách nghĩ, cách làm để tạo cơ hội từ những thách thức và đạt hiệu quả tối ưu nhất.
- Thân thiện và phục vụ cộng đồng:
- Nhà trường luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng trong mọi hoạt động đó là phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội và lấy mục tiêu này làm cơ sở để tạo ra một môi trường làm việc, học tập thân thiện, cởi mở, tạo cơ hội và đáp ứng nhu cầu xã hội.
CÔNG NHẬN:
KIỂM ĐỊNH:
- Ngày 08/9/2017, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã được nhận Giấy chứng nhận Kiểm định Chất lượng giáo dục trường đại học do Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá.
Thống kê diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá:
- Tổng diện tích đất của trường: 123.552,10 m2.
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của trường (Hội trường, giảng đường, phòng học các loại , phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu, thư viện, trung tâm học liệu, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập): 157.695,80 m2; tính trên 01 sinh viên ĐH hệ chính quy: 157.695,80 m2 /24.468 sv = 6,445 m2.
- Số chỗ ở ký túc xá sinh viên: diện tích sàn xây dựng: 24.024 m2 tương ứng với 448 phòng và 3.200 chỗ ở.
Thống kê các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị:
TT |
Tên |
Danh mục trang thiết bị chính |
1 |
Phòng thực hành |
|
2 |
Phòng thực hành Khoa du lịch khách sạn |
|
Thống kê phòng học
TT |
Loại phòng |
Số lượng |
1 |
|
20 |
2 |
|
26 |
3 |
|
193 |
4 |
|
25 |
|
Tổng số |
264 |
- Hội Sinh viên Đại học Kinh tế Quốc Dân thành lập đến nay đã 30 năm. Với hoạt động năng động, phong phú và thân thiện với sinh viên, Hội đã đoàn kết tập hợp rộng rãi mọi sinh viên hoạt động theo nguyên tắc: tự nguyện, dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Nhờ vậy, Hội đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, đem lại nguồn khích lệ, cổ vũ to lớn đối với Cán bộ Hội cũng như Hội viên.
- Với những thành tích đạt được, Hội Sinh viên ĐH Kinh tế Quốc Dân đã khẳng định được vị thế của mình, được ghi nhận không chỉ trong trường mà còn có tiếng vang lớn khắp thủ đô và trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, sinh viên thật sự gắn bó hơn với tổ chức Hội, số lượng sinh viên tham gia các hoạt động trong các đơn vị trực thuộc ngày càng tăng. Đồng thời các CLB, Tổ, Đội, Ban, Nhóm thuộc Hội Sinh viên ngày càng mở rộng và hoàn thiện hơn để thực sự trở thành điểm đến cho sinh viên rèn luyện học tập, khám phá bản thân, trưởng thành hơn và bản lĩnh hơn, đóng góp tích cực vào hoạt động chung của tuổi trẻ nhà trường, thủ đô và cả nước.
24 đơn vị trong Hội Sinh Viên:
- Cụm Tình nguyện: Gồm 12 đơn vị tham gia các hoạt động xã hội, bao gồm những sinh viên có trình độ, có tinh thần đoàn kết, có lòng nhiệt huyết vượt khó, lòng vị tha, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
- Đội Sinh Viên Tình Nguyện Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
- Đội SVTN Quản trị Kinh doanh STQ
- Đội SVTN Đồng Hương Quảng Ninh
- Đội SVTN Đồng Hương Phú Thọ
- Đội SVTN Đồng Hương Vĩnh Phúc
- Đội SVTN Đồng Hương Hưng Yên
- Đội SVTN Đồng Hương Nghệ An Hà Tĩnh
- Ban liên lạc Đồng Hương Sinh viên Thanh Hóa
- Đội SVTN Đồng Hương Hải Dương
- CLB Môi trường 360.
- Đội SVTN Đồng Hương Hà Nam Ninh
- Đội SVTN Đồng Hương Thái Bình
- Cụm Trực thuộc: Gồm 5 đơn vị, chuyên phối hợp với nhau để tổ chức các chương trình của Hội Sinh Viên NEU dành cho các bạn sinh viên.
- Ban Văn phòng
- Ban Chương trình & Hỗ trợ Sự kiện_N
- Ban Đối ngoại HSV
- CLB Âm nhạc MEC
- Ban Phát thanh & Tuyên truyền.
- Cụm Học thuật: Gồm 7 đơn vị tổ chức những hoạt động đào tạo, rèn luyện kiến thức, kỹ năng mềm, các Câu lạc bộ sở thích, văn hóa, một môi trường tốt giúp các bạn sinh viên có thể tự phát huy khả năng của mình.
- Liên chi hội Đầu tư
- Liên chi hội Bất động sản và Kinh tế Tài nguyên
- CLB Sinh viên Tuyên truyền Phòng chống Tệ nạn Xã hội & HIV/AIDS
- CLB Du lịch trẻ
- CLB Nhà kinh tế trẻ (YEC)
- CLB Tiếng Anh Kinh tế (EEC)
- CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học (YES).
- Tổ thăm dò dư luận sinh viên: Đơn vị hoạt động nắm bắt tình hình dư luận trong sinh viên, các tâm tư nguyện vọng của sinh viên và phản ánh tới nhà trường