Thành lập năm 1993
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội
Trên 160.000 Cử nhân, Kỹ sư chất lượng cao
Liên kết với hơn 75 cơ sở đào tạo trên toàn quốc về đào tạo từ xa
94,5 % sinh viên có việc làm trong vòng 01 năm sau khi tốt nghiệp
Cơ sở vật chất hàng đầu về đào tạo Elearning
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu chung:
- Chương trình Thạc sĩ Kế toán nhằm đào tạo những cán bộ quản lý cấp trung, trưởng/ phó bộ phận làm việc việc tại các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ( gọi chung là các đơn vị),... có năng lực điều hành và tổ chức thực thi các hoạt động liên quan đến lĩnh vực kế toán của các đơn vị, có năng lực điều hành và tổ chức thực thi các hoạt động liên quan đến lĩnh vực kế toán của các đơn vị.
- Mục tiêu cụ thể:
- Chương trình thạc sĩ kế toán định hướng ứng dụng trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu về kế toán như kế toán tài chính, kế toán công, kế toán quản trị, kiểm toán và các dịch vụ bảo đảm, kế toán thuế, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích tài chính....Người học có kĩ năng tổ chức và thực hành các nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh tại các đơn vị, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn, có năng lực sáng tạo, phát triển trong nghề nghiệp
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Chính quy
- Thời gian đào tạo: 2 năm
HỌC PHÍ
- Học phí: 555,000 VNĐ/ tín chỉ
ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN:
Người dự tuyển là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nguyện vọng học thạc sĩ phải có điều kiện sau để thi tuyển
- Về văn bằng
- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần, ngành khác với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các ngành: Ngôn ngữ Anh, Sư phạm Tiếng Anh, Tiếng Anh sư phạm. Những thí sinh dự thi chuyên ngành Ngôn ngữ Anh phải có bằng đại học chuyên ngành Ngôn ngữ Anh/ Tiếng Anh do các tường đại học trong cả nước cấp.
- Hội đồng chuyên môn sẽ xem xét chương trình đào tạo và bảng điểm để xét duyệt từng hồ sơ thuộc ngành đúng/ ngành phù hợp/ ngành gần/ ngành khác.
- Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải nôp kèm xác nhận của Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự.
- Có đủ sức khỏe để học tập
- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Trường Đại học Mở Hà Nội
- Người dự tuyển là công dân nước ngoài có nguyện vọng học thạc sĩ, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội sẽ căn cứ vào ngành đào tạo, kết quả học tập ở trình độ đại học, trình độ ngôn ngữ theo yêu cầu của chương trình đào tạo và trình độ tiếng Việt để xét tuyển
ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN THI MÔN NGOẠI NGỮ
Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của Trường Đại học Mở Hà Nội thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành
- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài phù hợp với môn thi điều kiện
- Có chứng nhận đạt chuẩn đầu ra năng lực ngoại ngữ do Trường Đại học Mở Hà Nội cấp trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng nhận đến ngày được xét duyệt đủ điều kiện dự thi
- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày được xét duyệt đủ điều kiện dự thi, được cấp sau ngày 6/12/2018 bởi một trong 4 trường sau:
- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
- Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Hoặc công nhận theo Bảng tham chiếu sau:
- Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ 3/6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong đào tạo trình độ thạc sĩ (kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
- Tiếng Anh
Khung năng lực ngoại ngữ |
IELTS |
TOEFL |
TOEIC |
Cambridge Exam |
BEC |
BULATS |
CEFR |
Cấp độ 3 |
4.5 |
450 ITP 133 CBT 45 iBT |
450 |
PET |
Preliminary |
40 |
B1 |
(Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đat được)
- Một số tiếng khác
Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam |
Tiếng Trung |
Tiếng Nga |
DELF B1 |
Cấp độ 3 |
HSK cấp độ 3 |
TRKI 1 |
TCF Niveu 3 |
Ghi chú: Đối với một số chứng chỉ quốc tế không thông dụng khác, Trường Đại học Mở Hà Nội sẽ xét duyệt sau khi xin ý kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy đổi tương đương
ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
- Đối tượng ưu tiên
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên ( tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là khu vực 1 trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Con liệt sĩ
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 02 năm trở lên ở địa phương được quy định
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.
- Mức ưu tiên
- Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên trên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
Hình thức thi: Thi viết trên giấy
Các môn thi tuyển sinh:
- Môn điều kiện: Ngoại ngữ II : Tiếng Anh
- Môn cơ bản: Kinh tế vi mô
- Môn cơ sở ngành: Kế toán tài chính
Thời gian các môn thi tuyển sinh:
- Các môn thi ngoại ngữ (Kỹ năng Đọc, Viết, Nghe): 125 phút
- Các môn thi khác: 180 phút
Thời gian nhận hồ sơ, ôn thi, thi tuyển, công bố kết quả và nhập học:
Nội dung |
Tuyển sinh Đợt 1 |
Tuyển sinh Đợt 2 |
|
26/4 |
Từ 01/4 đến 31/10 |
|
- |
01/07 |
|
10/5 |
11/11 |
|
17 – 19/5 |
22 – 24/11 |
|
Tháng 7 |
Tháng 12 |
HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
- Đơn xin dự thi
- Sơ yếu lí lịch có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương
- Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm (có chứng thực), các chứng chỉ bổ túc kiến thức (nếu có); Thí sinh tốt nghiệp đại học theo hình thức liên thông từ trung cấp/ cao đẳng thì phải có bằng và bảng điểm trung cấp/ cao đẳng. Nếu đăng ký dự thi theo văn bằng 2 thì phải có bằng và bảng điểm văn bằng 1.
- Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) (có chứng thực)
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe (của bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm Y tế)
- 02 phong bì xác nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh (đối với hồ sơ đăng ký dự thi chuyên ngành QTKD, đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác)
- Giấy xác nhận thời gian làm Kế toán (đối với hồ sơ đăng ký dự thi chuyên ngành Kế toán, đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần và ngành khác)
LỆ PHÍ
- Lệ phí đăng kí dự thi: 100.000 VNĐ/ thí sinh
- Lệ phí thi: 150.000 VNĐ/ thí sinh/ môn dự thi
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Mã học phần |
Tên học phần |
Khối lượng |
|||
Phần chữ |
Phần số |
Tổng |
Lý thuyết |
TN/TH/TL |
|
Phần 1. Học phần kiến thức chung (7 tín chỉ) |
7 |
4 |
3 |
||
KTTH |
501 |
|
3 |
2 |
1 |
KTNC |
502 |
|
2 |
1 |
1 |
KTTA |
503 |
|
2 |
1 |
1 |
Phần 2. Các học phần cơ sở ngành (12 tín chỉ) |
12 |
8 |
4 |
||
KTKH |
511 |
|
3 |
2 |
1 |
KTLK |
512 |
|
3 |
2 |
1 |
KTLD |
513 |
|
3 |
2 |
2 |
KTTD |
514 |
|
3 |
2 |
1 |
Phần 3. Các học phần chuyên ngành bắt buộc (12 tín chỉ) |
12 |
8 |
4 |
||
KTKT |
531 |
|
4 |
3 |
1 |
KTQT |
532 |
|
3 |
2 |
1 |
KTKB |
533 |
|
2 |
1 |
1 |
KTPT |
534 |
|
3 |
2 |
1 |
Phần 4. các học phần tự chọn (18 tín chỉ) |
18 |
12 |
6 |
||
1. Các học phần cơ sở ngành tự chọn: Chọn 3 trong 9 học phần sau |
18 |
12 |
6 |
||
KTQK |
515 |
|
3 |
2 |
1 |
KTTM |
516 |
|
3 |
2 |
1 |
KTKL |
517 |
|
3 |
2 |
1 |
KTTK |
519 |
|
3 |
2 |
1 |
KTKI |
520 |
|
3 |
2 |
1 |
KTDV |
521 |
|
3 |
2 |
1 |
KTKD |
522 |
|
3 |
2 |
1 |
KTTD |
523 |
|
3 |
2 |
1 |
2. Các học phần chuyên ngành tự chọn: Chọn 3 trong 9 học phần |
9 |
6 |
3 |
||
KTLC |
535 |
|
3 |
2 |
1 |
KTTC |
536 |
|
3 |
2 |
1 |
KTTU |
537 |
|
3 |
2 |
1 |
KTCO |
538 |
|
3 |
2 |
1 |
KTBH |
539 |
|
3 |
2 |
1 |
KTKQ |
540 |
|
3 |
2 |
1 |
KTKN |
541 |
|
3 |
2 |
1 |
KTQH |
542 |
|
3 |
2 |
1 |
KTDA |
543 |
|
3 |
2 |
1 |
Luận văn thạc sĩ |
11 |
||||
Tổng cộng số tín chỉ tích lũy |
60 |
ĐÁNH GIÁ:
- Thang điểm
- A+ tương ứng với 4,0
- A tương ứng với 3,7
- B+ tương ứng với 3,5
- B tương ứng với 3,0
- C+ tương ứng với 2,5
- C tương ứng với 2,0
- D+ tương ứng với 1,5
- D tương ứng với 1,0
- F tương ứng với 0
- Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ Kế toán của trường Đại học Mở Hà Nội, học viên bắt buộc phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
- Kiến thức chung: Học viên cao học ngành kế toán được trang bị những kiến thức tổng hợp về kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, tin học gắn với chuyên môn.
- Kiến thức chuyên ngành: Học viên cao học ngành Kế toán được trang bị khả năng cập nhật những tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong chuyên môn, nâng cao năng lực phân tích, đánh giá, phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên môn để có thể đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu và thực hành tại các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp ở địa phương, khu vực, trong nước cũng như ngoài nướcvề lĩnh vực kế toán, kiểm toán và phân tích kinh tế.
- Kiến thức bổ trợ: Học viên được bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để độc lập thực hiện nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên môn thuộc chuyên ngành Kế toán. Học viên tự định hình hướng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để tiếp tục học tập và nghiên cứu xa hơn trong lĩnh vực Kế toán, kiểm toán và phân tích kinh tế.
- Kiến thức thực tập và tốt nghiệp: Học viên thực hiện luận văn thạc sĩ trong khóa học.
- Về kỹ năng
- Kỹ năng nghề nghiệp: Học viêncó đủ khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán, kiểm toán nội bộ và tài chính ở tất cả các loại hình doanh nghiệp; thực hành và hướng dẫn thực hiện công tác kế toán, kiểm toán nội bộ; có khả năng nghiên cứu khoa học để phát triển và giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế công tác.
- Kỹ năng mềm: Học viên được bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng phù hợp để độc lập thực hiện nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên môn thuộc chuyên ngành Kế toán
TỐT NGHIỆP:
- Điều kiện tốt nghiệp
Học viên được xét công nhận tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Trong thời gian học tập của khóa học;
- Đạt yêu cầu bảo vệ thành công luận văn;
- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, học viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
- Học viên tốt nghiệp làm việc ở các doanh nghiệp và các bộ phận chức năng kế toán – kiểm toán – tài chính tại các Bộ, ngành và các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp, các thạc sĩ có thể học tiếp các chương trình tiến sĩ kinh tế ở trong và ngoài nước.
Đại học Mở Hà Nội
Cơ sở 1: Phòng A3.7, nhà B101, phố Nguyễn Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ sở 2: Toà nhà số 96 Định Công, Thanh Xuân, Hà Nội.
-
trường có Cơ sở vật chất hàng đầu về đào tạo Elearning
-
cảm ơn thông tin bạn chia sẽ nhé
-
-
cách đánh giá tốt nghiệp ra sao ạ
-
để mình liên lạc với bạn tư vấn cho tiện
-
-
giảng viên của trường giàu kinh nghiệm, thân thiện và rất nhiệt tình
-
cảm ơn bạn nhiều nhé
-