Thành lập năm 1993
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội
Trên 160.000 Cử nhân, Kỹ sư chất lượng cao
Liên kết với hơn 75 cơ sở đào tạo trên toàn quốc về đào tạo từ xa
94,5 % sinh viên có việc làm trong vòng 01 năm sau khi tốt nghiệp
Cơ sở vật chất hàng đầu về đào tạo Elearning
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: chính quy tập trung
- Thời gian đào tạo: 2 năm
HỌC PHÍ:
- Toàn khóa: 39.180.000 vnd
(Khóa học có tổng cộng 60 tín chỉ, 653.000 vnd/tín chỉ)
ƯU ĐÃI
- Đối tượng ưu tiên:
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên ( tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là khu vực 1 trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Con liệt sĩ
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 02 năm trở lên ở địa phương được quy định
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.
- Mức ưu tiên:
- Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên trên ( bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ ( thang điểm 100) và cộng 01 điểm ( thang điểm 10) cho môn cơ bản
ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN:
- Người dự tuyển là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nguyện vọng học thạc sĩ phải có điều kiện sau để thi tuyển
Về văn bằng
- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần, ngành khác với chuyên ngành đăng ký dự thi. Hội đồng chuyên môn sẽ xem xét chương trình đào tạo và bảng điểm để xét duyệt từng hồ sơ thuộc ngành đúng/ ngành phù hợp/ ngành gần/ ngành khác.
- Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải nộp kèm xác nhận của Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự.
Có đủ sức khỏe để học tập
Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Trường Đại học Mở Hà Nội
- Người dự tuyển là công dân nước ngoài có nguyện vọng học thạc sĩ, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội sẽ căn cứ vào ngành đào tạo, kết quả học tập ở trình độ đại học, trình độ ngôn ngữ theo yêu cầu của chương trình đào tạo và trình độ tiếng Việt để xét tuyển
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
- Hình thức thi: thi viết trên giấy
- Đề thi các môn theo từng chuyên ngành được ra theo hình thức: Tự luận
- Nội dung kiến thức của đề thi nằm trong phạm vi đề cương ôn tập của chuyên ngành đã được trường ĐH Mở Hà Nội phê duyệt và được công bố cho các thí sinh. Nội dung kiến thức đề thi bao quát chương trình theo đề cương ôn tập
- Số lượng câu hỏi của mỗi đề thi trong bộ đề của từng chuyên ngành giống nhau và tương đương về độ khó. Đề thi có tính năng phân loại để lựa chọn được thí sinh trúng tuyển theo thang điểm thi phân bố từ cao xuống thấp
HỒ SƠ DỰ TUYỂN: bao gồm
- Đơn xin dự thi (theo mẫu)
- Sơ yếu lí lịch (có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương)
- Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm (có chứng thực)
- Các chứng chỉ bổ túc kiến thức (nếu có);
- Thí sinh tốt nghiệp đại học theo hình thức liên thông từ trung cấp/cao đẳng thì phải có bằng và bảng điểm trung cấp/cao đẳng;
- Nếu đăng ký dự thi theo văn bằng 2 thì phải có bằng và bảng điểm của văn bằng 1
- Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) có chứng thực
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe (của Bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế)
- 02 phong bì dán sẵn tem ghi số điện thoại, địa chỉ liên hệ của thí sinh
- 03 ảnh 4x6
- Giấy xác nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh (nếu học viên có bằng tốt nghiệp Đại học ngành khác)
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
MÃ HỌC PHẦN |
TÊN HỌC PHẦN |
KHỐI LƯỢNG (TÍN CHỈ) |
|||
PHẦN CHỮ |
PHẦN SỐ |
TỔNG SỐ |
LÝ THUYẾT |
TN/TH/TL |
|
PHẦN I. KIẾN THỨC CHUNG |
6 |
4 |
2 |
||
TRN |
501 |
|
3 |
2 |
1 |
TAN |
502 |
|
3 |
2 |
1 |
PHẦN II. KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH |
42 |
28 |
14 |
||
A.KIẾN THỨC CƠ SỞ |
12 |
8 |
4 |
||
NLT |
503 |
|
3 |
2 |
1 |
MDL |
504 |
|
3 |
2 |
1 |
PTK |
505 |
|
3 |
2 |
1 |
TDP |
506 |
|
3 |
2 |
1 |
B.KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
30 |
20 |
10 |
||
HỌC PHẦN BẮT BUỘC |
12 |
8 |
4 |
||
LTT |
507 |
|
3 |
2 |
1 |
DPM |
508 |
|
3 |
2 |
1 |
PHT |
509 |
|
3 |
2 |
1 |
ABT |
510 |
|
3 |
2 |
1 |
HỌC PHẦN TỰ CHỌN |
18 |
12 |
6 |
||
HTN |
511 |
|
3 |
2 |
1 |
PUD |
512 |
|
3 |
2 |
1 |
KDL |
513 |
|
3 |
2 |
1 |
TMU |
514 |
|
3 |
2 |
1 |
PDV |
515 |
|
3 |
2 |
1 |
TUH |
516 |
|
3 |
2 |
1 |
XLA |
517 |
|
3 |
2 |
1 |
TSS |
518 |
|
3 |
2 |
1 |
XTN |
519 |
|
3 |
2 |
1 |
DDM |
520 |
|
3 |
2 |
1 |
NHK |
521 |
|
3 |
2 |
1 |
DTA |
522 |
|
3 |
2 |
1 |
LUẬN VĂN THẠC SĨ |
12 |
|
|
||
TỔNG CỘNG SỐ TÍN CHỈ TÍCH LŨY |
60 |
|
|
Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp bằng Thạc sỹ Công nghệ Thông tin của trường Đại học Mở Hà Nội. Khi tốt nghiệp, học viên sẽ đạt được những yếu tố sau:
- Yêu cầu về kiến thức, năng lực:
Tri thức chuyên môn:
- Sau khi tốt nghiệp, Thạc sĩ ngành kỹ thuật Công nghệ thông tin phải có được các kiến thức nâng cao và tổng hợp một cách hệ thống bao gồm các kiến thức về ngành công nghệ thông tin và kiến thức chuyên sâu của ngành để đảm bảo hoạt động nghề nghiệp và khả năng tự đào tạo nhằm thích ứng với sự thay đổi rất nhanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Năng lực nghề nghiệp: tốt nghiệp Thạc sỹ ngành công nghệ thông tin học viên phải có năng lực:
- Định hướng, sáng tạo, thiết kế, triển khai các nghiên cứu độc lập, giải quyết được các vấn đề phát sinh trong nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng.
- Tổ chức, khai thác thông tin trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, vận dụng những công nghệ mới nhằm đem lại hiệu quả cao trong các hoạt động thực tiễn, tổng hợp thông tin để sử dụng trong lĩnh vực chuyên sâu hay thiết kế, xây dựng qui trình công nghệ.
- Có tinh thần và tác phong làm việc độc lập, sáng tạo và phương pháp khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Giảng dạy trình độ đại học thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin.
- Yêu cầu về kỹ năng:
Kỹ năng cứng: học viên sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin sẽ được trang bị những kỹ năng nghề nghiệp như sau:
- Có khả năng triển khai và quản lý các dự án công nghệ thông tin trong một tổ chức
- Có đủ năng lực để làm việc độc lập hoặc hợp tác trong nhóm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn có liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin
- Có tinh thần và tác phong làm việc chuyên nghiệp và độc lập
- Có khả năng tư vấn, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các lĩnh vực liên quan
- Có phương pháp nghiên cứu khoa học, độc lập, sáng tạo
- Có đủ kỹ năng xây dựng, triển khai các ý tưởng khoa học và tiến hành các thí nghiệm về công nghệ thông tin.
Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng thuyết trình: có khả năng trình bày các báo cáo, kết quả học tập, kết quả nghiên cứu, các ý tưởng khoa học hay các đề tài (phim, ảnh, video, slide…)
- Kỹ năng làm việc theo nhóm: có khả năng phối hợp hiệu quả theo nhóm làm việc, thúc đẩy các thành viên trong nhóm và tạo được môi trường làm việc thân thiện.
Kỹ năng ngoại ngữ:
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo tài liệu chuyên môn về công nghệ thông tin. Đạt trình độ ngoại ngữ theo chuẩn tiếng Anh bậc 3/6 của Bộ giáo dục và đào tạo (Tương đương trình độ B1 của khung tham chiếu Châu Âu)
- Yêu cầu về thái độ:
- Chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, có tinh thần yêu nước và lập trường tư tưởng vững vàng
- Có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức nghề nghiệp, đạo đức công dân
- Có trách nhiệm, bản lĩnh, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc
- Có thái độ trung thực khách quan, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và tôn trọng quan điểm, chính kiến của người khác.
- Vị trí làm việc dự kiến của học viên sau khi tốt nghiệp: Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ thông tin của Viện Đại học Mở Hà Nội có thể đảm nhiệm được các vị trí công tác yêu cầu có trình độ chuyên môn cao trong các cơ quan nhà nước , các trường Đại học, các Viện nghiên cứu (chuyên viên kỹ thuật, giảng viên, nghiên cứu viên…) và trong các doanh nghiệp (chuyên viên quản lý, cán bộ kỹ thuật phụ trách chuyên môn)
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường: Sau khi tốt nghiệp, các Thạc sỹ ngành Công nghệ thông tin có đủ năng lực tiếp tục học tập và nâng cao trình độ chuyên môn về nghề nghiệp thông qua việc:
- Tham gia các khóa học, bồi dưỡng nâng cao trình độ về Công nghệ thông tin ở trong và ngoài nước
- Đủ trình độ theo học bậc Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ thông tin tại tất cả các trường đại học, viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
Đại học Mở Hà Nội
Cơ sở 1: Phòng A3.7, nhà B101, phố Nguyễn Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ sở 2: Toà nhà số 96 Định Công, Thanh Xuân, Hà Nội.
-
học phí cho khóa học là bao nhiêu ạ
-
Học phí công bố 39.180.000 đ
-
-
cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cao không ad ơi
-
94,5 % sinh viên có việc làm trong vòng 01 năm sau khi tốt nghiệp
-
-
cách đánh giá tốt nghiệp ra sao thế ad
-
mình đã liên hệ với bạn rồi á
-