THÔNG TIN CHUNG
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Sự đổi mới về mặt công nghệ hiện nay là phần trung tâm của sự phát triển kinh tế của nước ta. Những tiến bộ nhanh chóng đó cũng đã ảnh hưởng sâu sắc trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính. Các công nghệ mới có sử dụng các hệ thống máy tính như cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số, công nghệ di động, công nghệ mạng, các kỹ thuật xử lý tín hiệu số nói chung… đã nhanh chóng thâm nhập trong mọi lĩnh vực của xã hội. Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật máy tính được xây dựng với mục tiêu đào tạo thạc sĩ có trình độ chuyên môn sâu tốt về Kỹ thuật máy tính, có thể làm chủ các lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan đến kỹ thuật máy tính, hệ nhúng, kỹ thuật truyền thông máy tính, truyền thông đa phương tiện, kỹ thuật xử lý tín hiệu và tăng cường tương tác người-máy. Thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật máy tính có phương pháp tư duy hệ thống, có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững chắc để nắm bắt các công nghệ mới, có kiến thức chuyên môn trình độ cao và kỹ năng thực hành tốt, có khả năng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng, có khả năng thích ứng cao với môi trường kỹ thuật mới phát triển thực tế và với môi trường kinh tế-xã hội để giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành Kỹ thuật máy tính.
Mục tiêu cụ thể
Theo định hướng nghiên cứu
Với sự phổ biến rộng rãi các các hệ thống máy tính hiện nay, kết thúc khóa đào tạo, học viên chuyên ngành Kỹ thuật máy tính theo định hướng nghiên cứu có các khả năng sau:
+ Có kiến thức chuyên sâu và cơ bản về chuyên ngành đào tạo, nắm bắt các kiến thức công nghệ mới về lĩnh vực Kỹ thuật máy tính. Có khả năng nghiên cứu phát triển về các lĩnh vực của Kỹ thuật máy tính: phát triển hệ nhúng, xử lý thông tin, xử lý tín hiệu, xử lý ảnh-video, xử lý tiếng nói, phát triển ứng dụng trên các nền tảng di động, an toàn thông tin và mạng…
+ Có phương pháp nghiên cứu khoa học có thể tự tìm tòi, tiếp cận các hướng nghiên cứu mới về Kỹ thuật máy tính đồng thời có khả năng phát triển các ứng dụng hiệu quả và sáng tạo với các kỹ thuật và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của Kỹ thuật máy tính.
+ Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.
+ Nhận biết, diễn đạt và giải quyết các vấn đề, sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại của ngành Kỹ thuật máy tính và kỹ thuật tương tác người – máy cần thiết cho thực tiễn.
+ Có kiến thức cơ bản và khả năng nghiên cứu để học viên tiếp tục học ở bậc tiến sĩ.
Theo định hướng ứng dụng
Kết thúc khóa đào tạo, học viên chuyên ngành Kỹ thuật máy tính theo định hướng ứng dụng có các khả năng sau:
+ Có kiến thức chuyên sâu và cơ bản về chuyên ngành đào tạo, nắm bắt các kiến thức công nghệ mới về lĩnh vực Kỹ thuật máy tính. Có khả năng triển khai phát triển về các lĩnh vực của Kỹ thuật máy tính và Truyền thông: phát triển hệ nhúng, xử lý thông tin, xử lý tín hiệu, xử lý ảnh-video, xử lý tiếng nói, phát triển ứng dụng trên các nền tảng di động, an toàn thông tin và mạng…
+ Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.
+ Nhận biết, diễn đạt và giải quyết các vấn đề, sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại của ngành Kỹ thuật máy tính và kỹ thuật tương tác người – máy cần thiết cho thực tiễn.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Hình thức đào tạo: Tập trung
Thời gian đào tạo:
+ Thời gian khóa đào tạo được thiết kế là 2 năm (4 học kỳ chính) theo học chế tín chỉ với các đối tượng không được miễn giảm.
+ Tùy theo các đối tượng cụ thể sẽ được miễn giảm các học phần, khi đó thời gian đào tạo có thể là 1 năm hoặc 1,5 năm.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN
Xét tuyển
Dành cho đối tượng thí sinh đăng ký học các chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu
Thi tuyển
Tuyển sinh được thực hiện bằng hình thức thi tuyển với ba môn thi là Toán cao cấp, Tiếng Anh và môn chuyên ngành: Cơ sở Công nghệ thông tin.
YÊU CẦU VĂN BẰNG
Ngành học đại học |
Chương trình đại học hệ chính quy * |
||
5 năm, |
4,5 năm, |
4 năm, |
|
Đại học chính quy Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Truyền thông và mạng máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Công nghệ kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật máy tính, Toán tin ứng dụng, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật điện tử, truyền thông, Tin học công nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội. |
A1 |
A2 |
A3 |
Đại học tại chức ĐHBKHN ngành CNTT, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật điện tử, truyền thông; Sư phạm kĩ thuật tin ĐHBKHN; Đại học chính quy Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Truyền thông và mạng máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Công nghệ kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật điện tử, truyền thông, của các trường khác. |
B1 |
B2 |
B3 |
Đại học tại chức Công nghệ thông tin, Tin học công nghiệp, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật điện tử, truyền thông, Sư phạm kỹ thuật tin của các trường đại học khác |
C1 |
C2 |
C3 |
Người dự thi cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
* Phải thỏa mãn cả 2 yêu cầu về thời gian và số tín chỉ (hoặc số học trình tương đương)
Các đối tượng khác do Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông xét duyệt hồ sơ quyết định.
+ Đối với thạc sĩ khoa học Kỹ thuật máy tính (định hướng nghiên cứu), người dự thi cần thuộc một trong các đối tượng sau: A1, A2, A3, B1, B2, B3 ngoại trừ đối tượng Cử nhân công nghệ ngành Công nghệ thông tin ĐHBKHN.
+ Đối với thạc sĩ kỹ thuật Kỹ thuật máy tính (định hướng ứng dụng), người dự thi cần thuộc một trong các đối tượng sau: A1, A2, A3, B1, B2, B3, C1, C2, C3.
YÊU CẦU VỀ THÂM NIÊN CÔNG TÁC
- Đối với chương trình đào tạo Thạc sĩ kỹ thuật: không có quy định về thâm niên công tác.
- Đối với chương trình đào tạo Thạc sĩ khoa học:
- Người có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
- Những trường hợp còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin.
HỒ SƠ
Hồ sơ dành cho đối tượng xét tuyển
- Đơn đăng ký dự tuyển
- Bản sao bằng/ giấy chứng nhận tốt nghiệp, bảng điểm tốt nghiệp. Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải nộp bản xác nhận văn bằng đại học của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục;
- Đề cương nghiên cứu;
- Bản sao các bài báo, công trình khoa học đã công bố;
- Bằng/ Chứng chỉ Ngoại ngữ.
Hồ sơ dành cho đối tượng thi tuyển
- Đơn đăng ký dự thi
- Bản sao bằng/ Giấy chứng nhận tốt nghiệp, bảng điểm tốt nghiệp, các chứng chỉ đã chuyển đổi kiến thức. Thí sinh học liên thông phải nộp Bằng và Bảng điểm các bậc học trước Đại học. Thí sinh đăng ký dự thi theo văn bằng 2 phải nộp Bằng và bảng điểm văn bằng 1. Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải nộp văn bản xác nhận văn bằng đại học của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục.
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA
Chọn 1 hoặc cả 2 định hướng:
- Định hướng ứng dụng: 60 TC
- Định hướng nghiên cứu: 60 TC
QUY TRÌNH ĐÀO TẠO
Quy trình đào tạo được tổ chức theo học chế tín chỉ, tuân theo Quy định về tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, ban hành theo Quyết định số 3341/QĐ-ĐHBK-SĐH ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
|
Nội dung |
Định hướng ứng dụng |
Định hướng nghiên cứu |
|
(60TC) |
(60TC) |
|||
Phần 1. |
Kiến thức chung (Triết học, Tiếng Anh) |
9 |
9 |
|
Phần 2. |
Kiến thức cơ sở |
|
|
16 |
|
5 |
5 |
||
Phần 3. Kiến thức chuyên ngành |
|
12 |
8 |
|
|
9 |
7 |
||
Phần 4. |
Luận văn/khóa luận tốt nghiệp |
9 |
15 |
DANH MỤC HỌC PHẦN
Nội dung |
Mã HP |
Tên học phần |
Tín chỉ |
Khối lượng |
Kiến thức chung |
SS6010 |
Triết học |
3 |
|
FL6010 |
Tiếng anh |
|
Tự học |
|
Kiến thức bắt buộc (12 TC) |
AC6311 |
Học máy |
3 |
3 (2-2-0-6) |
AC6081 |
Tương tác người - máy |
3 |
3 (2 -2-0 -6) |
|
AC6051 |
Cảm biến và mạng cảm biến |
3 |
3 (2 - 2 - 0 -6 ) |
|
AC6010 |
Môi trường cảm thụ và mô hình hóa ngữ cảnh |
3 |
3 (2 - 2 - 0 -6) |
|
Kiến thức tự chọn (15 TC) |
Mô đun Đa phương tiện |
|
|
|
AC6021 |
Thị giác máy tính |
3 |
3 (2 - 2 - 0 - 6) |
|
AC6030 |
Tương tác qua ngôn ngữ tự nhiên |
3 |
3 (2 - 2 - 0 - 6) |
|
AC5211 |
Cơ sở dữ liệu đa phương tiện |
3 |
3 (2 - 2 - 0 - 6) |
|
AC6181 |
Dịch tự động |
3 |
3 (2 - 2 - 0 - 6) |
|
AC5141 |
Mô hình hóa và biểu diễn 3D |
3 |
3 (2 - 2 - 0 - 6) |
|
Mô đun Môi trường cảm thụ |
|
|
||
AC6021 |
Thị giác máy tính |
3 |
3 (2 - 2 - 0 - 6) |
|
AC6030 |
Tương tác qua ngôn ngữ tự nhiên |
3 |
0 |
|
AC6040 |
Giao tiếp và định danh dựa trên sóng radio |
3 |
3 (2 - 2 - 0 - 6) |
|
AC5071 |
Các kỹ thuật định vị và dẫn hướng |
3 |
0 |
|
AC6221 |
Quản lý năng lượng trong môi trường cảm thụ |
3 |
3 (2 - 2 - 0 - 6) |
DANH MỤC HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC
Các đối tượng (C3) phải học bổ sung 6 tín chỉ trước khi học các học phần của chương trình đào tạo cao học. Các đối tượng khác không cần học bổ sung.
Danh mục các học phần bổ sung:
NỘI DUNG |
MÃ SỐ |
TÊN HỌC PHẦN |
TÍN CHỈ |
KHỐI LƯỢNG |
Bổ sung kiến thức |
IT3090 |
Cơ sở dữ liệu |
3 |
3(3-1-0-6) |
IT3080 |
Mạng máy tính |
3 |
3(3-1-0-6) |
DANH MỤC HỌC PHẦN ĐƯỢC MIỄN
Đối tượng A1 được miễn 21 tín chỉ.
Đối tượng A2, B1, B2 được miễn 16 tín chỉ.
Danh mục học phần xét miễn học:
TT |
Tên học phần |
Mã số |
Thời lượng |
Ghi chú |
1 |
Phân tích tín hiệu |
IT5820 |
3(3-0-0-4) |
Kiến thức cơ sở bắt buộc 16 TC |
2 |
Lập trình xử lý tín hiệu số |
IT5830 |
2(2-1-0-4) |
|
3 |
Lập trình hệ thống |
IT5840 |
3(3-0-0-6) |
|
4 |
Xử lý ảnh |
IT5850 |
3(3-0-0-6) |
|
5 |
Xử lý dữ liệu đa phương tiện |
IT5620 |
3(3-1-0-6) |
|
6 |
An ninh mạng |
IT5860 |
2(2-0-0-4) |
|
7 |
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên |
IT5360 |
3(3-1-0-6) |
Kiến thức cơ sở tự chọn 5 TC |
8 |
Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động |
IT5870 |
2(2-0-0-4) |
|
9 |
Mạng nơ ron và ứng dụng |
IT5880 |
2(2-0-0-4) |
|
10 |
Đa phương tiện |
IT5890 |
2(2-0-0-4) |
|
|
||||
11 |
Hệ thống thời gian thực |
IT5900 |
3(3-0-0-6) |
|
ĐÁNH GIÁ
- Thang điểm
Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.
|
Thang điểm 10 |
Thang điểm 4 |
||||
(điểm thành phần) |
Điểm chữ |
Điểm số |
||||
|
từ |
8,5 |
Đến |
10 |
A |
4 |
Đạt* |
từ |
7,0 |
Đến |
8,4 |
B |
3 |
từ |
5,5 |
Đến |
6,9 |
C |
2 |
|
|
||||||
|
từ |
4,0 |
Đến |
5,4 |
D |
1 |
Không đạt |
|
Dưới 4,0 |
|
F |
0 |
Riêng Luận văn tốt nghiệp: Điểm từ C trở lên mới được coi là đạt.
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Địa chỉ : 1 Đại Cồ Việt, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội