Thành lập 10 năm
100% sinh viên có việc làm ngay
15.000+
Học viên theo học
02 Giáo sư, 07 Phó Giáo sư, 29 Tiến sĩ và 110 Thạc sỹ
12,3 ha
15 chương trình đào tạo kỹ sư và cử nhân, 07 chương trình đào tạo đặc biệt
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.Chương trình cao học phải đảm bảo kiến thức cốt lõi cho ngành KHMT, và phát huy thế mạnh về tính chuyên sâu của các chuyên ngành KHMT của nhà trường, bao gồm: Công nghệ tri thức và máy học; Xử lý ngôn ngữ tự nhiên; Thị giác máy tính.
Học viên có kiến thức nền tảng và chuyên sâu, có phương pháp luận vững chắc, có khả năng ứng dụng các thành quả hiện đại của KHMT vào thực tiễn đáp ứng các nhu cầu cao của xã hội, có khả năng nghiên cứu và phát triển ở trình độ cao, cũng như có khả năng đóng vai trò lãnh đạo quản lý và đóng góp tích cực cho sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Việc đào tạo được thực hiện theo định hướng nghiên cứu và theo định hướng ứng dụng, cụ thể:
- Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu: cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
- Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng: giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
- Các kiến thức cơ sở và chuyên môn sâu được đặt là trọng tâm, tạo điều kiện cho học viên tăng cường động cơ tự nghiên cứu tìm tòi, giúp học viên có thể phát triển kiến thức, tăng cường năng lực chuyên môn, khả năng nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.
ƯU ĐÃI:
- Giảm 10% học phí đối với sinh viên tốt nghiệp đại học tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin; giảng viên các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Phổ thông.
- Giảm 5% học phí đối với các đối tượng khác.
- Chế độ ưu đãi học phí căn cứ theo Quy định hàng năm của Trường.
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN:
Người dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ phải thoả các điều kiện sau:
- Văn bằng tốt nghiệp đại học: phải thoả một trong các điều kiện như sau:
- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành đăng ký dự thi;
- Thí sinh tốt nghiệp đại học ngành gần, ngành khác với ngành đăng ký dự thi phải học bổ sung kiến thức để đạt yêu cầu chuyên môn dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ .
- Phải có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động chuyên môn phục vụ nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn.
- Có đủ sức khỏe để học tập.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
Thi tuyển
Các môn thi tuyển:
- Môn cơ bản (Toán cho máy tính): thi tự luận.
- Môn cơ sở (Tin học cơ sở): thi tự luận.
- Môn tiếng Anh: thi trắc nghiệm.
Nếu thí sinh đăng ký thi môn ngoại ngữ khác (tiếng Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật) thì có thể đăng ký thi tại các điểm thi ngoại ngữ trong kỳ tuyển sinh sau đại học do ĐHQG-HCM tổ chức.
Điều kiện miễn thi môn Tiếng anh:
Người dự tuyển được miễn thi môn tiếng Anh nếu đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài (Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật) do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
- Có bằng tốt nghiệp đại học hay sau đại học được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là tiếng Anh và được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
- Có bằng tốt nghiệp đại học của các chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc ĐHQG–HCM công nhận;
- Có một trong các chứng chỉ, chứng nhận trình độ ngoại ngữ được quy định tối thiểu cấp độ B1, còn hiệu lực 2 năm tính từ ngày cấp chứng chỉ/ chứng nhận đến ngày 19/5/2019:
Tiếng Anh Cấp độ CEFR B1:
IELTS |
TOEFL |
TOEIC |
Cambridge Exam |
BEC |
BULATS |
VNU-EPT |
4.5 |
450 PBT/ITP 133 CBT 45 iBT |
450 |
Preliminary PET |
Business Preliminary |
40 |
201 |
Một số tiếng khác:
Cấp độ (CEFR) |
Tiếng Nga |
Tiếng Pháp |
Tiếng Đức |
Tiếng Trung |
Tiếng Nhật |
B1 |
TRKI 1 |
DELF B1 |
B1 |
HSK |
JLPT N3 |
Giấy chứng nhận điểm môn thi tiếng Anh đạt từ 50 điểm trở lên trong kỳ thi tuyển sinh sau đại học do ĐHQG-HCM tổ chức (từ đợt 1 năm 2017).
HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
- Bìa hồ sơ (theo mẫu)
- Đơn xin dự tuyển (theo mẫu);
- Lý lịch khoa học (theo mẫu );
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học;
- Bản sao bảng điểm đại học;
- Bản sao bằng tốt nghiệp cao đẳng (nếu có);
- Bản sao bảng điểm cao đẳng (nếu có);
- Bảng điểm các môn học bổ túc kiến thức (nếu thuộc đối tượng ngành gần);
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có);
- Giấy chứng nhận sức khỏe;
- Giấy chứng nhận đối tượng chính sách (nếu có);
- 2 tấm ảnh 3x4 (ghi rõ họ tên, ngày sinh).
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO:
KHỐI KIẾN THỨC |
SỐ TÍN CHỈ |
GHI CHÚ |
|||
Nghiên cứu |
Định hướng nghiên cứu |
Định hướng ứng dụng |
|||
Kiến thức chung |
Triết học |
3 |
3 |
3 |
|
Toán |
4 |
4 |
4 |
|
|
Kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
Kiến thức cơ sở |
10(*) |
10(*) |
8 |
|
Kiến thức chuyên ngành |
≥ 18 |
≥ 25 |
≥ 33 |
|
|
Luận văn tốt nghiệp |
25 |
18 |
12 |
|
|
Tổng cộng |
³ 60 |
³ 60 |
³ 60 |
Học viên có thể tích lũy nhiều hơn 60 tín chỉ. |
NỘI DUNG ĐÀO TẠO:
STT |
Mã môn học |
Học phần |
Số TC |
LT |
TH |
Giảng viên dự kiến |
|
|
|||||||
1 |
PH2001 |
Triết học |
3 |
3 |
0 |
|
|
2 |
MA2001 |
Toán học |
4 |
4 |
0 |
TS. Dương Tôn Đảm |
|
|
|
||||||
A. Kiến thức cơ sở |
|
|
|
||||
3 |
CS2101 |
Công nghệ tri thức và ứng dụng |
4 |
4 |
0 |
GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm |
|
4 |
CS2102 |
Thuật toán và phương pháp giải quyết vấn đề |
4 |
4 |
0 |
PGS.TS. Đỗ Văn Nhơn |
|
5 |
CS2205 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
2 |
0 |
GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm |
|
B. Kiến thức chuyên ngành |
|
||||||
6 |
CS2201 |
Biểu diễn tri thức và suy luận |
4 |
4 |
0 |
PGS.TS. Đỗ Văn Nhơn |
|
7 |
CS2203 |
Xử lý ảnh và thị giác máy tính |
4 |
4 |
0 |
PGS.TS. Dương Anh Đức TS. Ngô Đức Thành |
|
8 |
CS2202 |
Ngôn ngữ học máy tính |
4 |
4 |
0 |
TS. Nguyễn Tuấn Đăng |
|
9 |
CS2207 |
Khai thác dữ liệu và ứng dụng |
4 |
4 |
0 |
PGS.TS. Đỗ Phúc TS. Nguyễn Hoàng Tú Anh |
|
10 |
IT2021 |
Xử lý tín hiệu số nâng cao |
3 |
3 |
0 |
PGS.TS. Đinh Đức Anh Vũ |
|
11 |
CS2208 |
Hệ hỗ trợ quyết định |
3 |
3 |
0 |
PGS.TS. Đỗ Phúc PGS.TS. Nguyễn Đình Thuân |
|
12 |
CS2209 |
Dịch máy |
3 |
3 |
0 |
PGS.TS. Đinh Điền TS. Nguyễn Lưu Thùy Ngân |
|
13 |
IT2006 |
An toàn và bảo mật thông tin |
3 |
3 |
0 |
TS. Nguyễn Anh Tuấn |
|
14 |
CS2213 |
Xử lý tiếng nói và giao tiếp người máy |
3 |
3 |
0 |
PGS.TS. Vũ Đức Lung |
|
15 |
IT2011 |
Cơ sở dữ liệu nâng cao |
3 |
3 |
0 |
PGS.TS. Đỗ Phúc PGS.TS. Nguyễn Đình Thuân TS. Phạm Nguyên Cương |
|
16 |
CS2215 |
Điện toán lưới và Đám mây |
3 |
3 |
0 |
PGS.TS. Nguyễn Phi Khứ |
|
17 |
IT2030 |
Hệ thống thông tin địa lý nâng cao |
3 |
3 |
0 |
PGS.TS. Trần Vĩnh Phước TS. Nguyễn Gia Tuấn Anh |
|
18 |
CS2218 |
Lý thuyết mã hóa thông tin |
3 |
3 |
0 |
PGS.TS. Nguyễn Đình Thúc TS. Phạm Văn Hậu |
|
19 |
CS2223 |
Nguyên lý và phương pháp lập trình |
3 |
3 |
0 |
TS. Nguyễn Tuấn Đăng PGS.TS. Vũ Thanh Nguyên |
|
20 |
CS2224 |
Tìm kiếm thông tin thị giác |
3 |
3 |
0 |
PGS.TS. Lê Đình Duy TS. Ngô Đức Thành |
|
21 |
CS2225 |
Nhận dạng thị giác và ứng dụng |
3 |
3 |
0 |
PGS.TS. Lê Đình Duy TS. Ngô Đức Thành |
|
22 |
CS2226 |
Ontology và ứng dụng |
3 |
3 |
0 |
PGS.TS. Nguyễn Đình Thuân |
|
23 |
CS2307 |
Chuyên đề nghiên cứu về Công nghệ tri thức |
3 |
3 |
0 |
PGS.TS. Đỗ Văn Nhơn |
|
24 |
CS2308 |
Chuyên đề nghiên cứu về Xử lý ngôn ngữ tự nhiên |
3 |
3 |
0 |
TS. Nguyễn Tuấn Đăng TS. Nguyễn Lưu Thùy Ngân |
|
25 |
CS2309 |
Chuyên đề nghiên cứu về Thị giác máy tính |
3 |
3 |
0 |
PGS.TS. Dương Anh Đức PGS.TS. Lê Hoàng Thái |
|
|
Và các môn học khác được cập nhật theo đề nghị của Khoa. |
|
|||||
D. Luận văn tốt nghiệp |
|
||||||
26 |
CS2501 |
Luận văn tốt nghiệp định hướng ứng dụng |
12 |
12 |
0 |
|
|
27 |
CS2503 |
Luận văn tốt nghiệp định hướng nghiên cứu |
18 |
18 |
0 |
|
|
28 |
CS2504 |
Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu |
25 |
25 |
0 |
|
ĐÁNH GIÁ:
Thang điểm:
Yêu cầu đánh giá
- Chương trình đào tạo cao học KHMT sẽ cung cấp cho học viên các kiến thức và kỹ năng cơ sở cũng như chuyên sâu cần thiết cùng với môi trường học tập đạt trình độ quốc tế. Mục tiêu là giúp học viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở môi trường khoa học và công nghệ cao, ở trong và ngoài nước. Học viên cũng được chú trọng đào tạo phương pháp nghiên cứu khoa học, phát huy tính sáng tạo, có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu trong các môi trường tiên tiến trên thế giới.
Kiến thức
- Các kiến thức tập trung chuyên sâu vào các lĩnh vực phát triển các hệ thống thông minh và hệ cơ sở tri thức, xử lý ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và tương tác người máy, cùng với một số lĩnh vực liên quan. Đây là các lĩnh vực hiện được thế giới quan tâm nghiên cứu, phát triển.
- Đối với định hướng nghiên cứu: Các kiến thức của chuyên ngành Khoa học máy tính, cùng với nâng cao kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học để học viên có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao hơn.
- Đối với định hướng ứng dụng:Học viên tốt nghiệp có thể ứng dụng các kiến thức chuyên ngành của KHMT để giải quyết các vấn đề trong thực tế, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người
Kỹ năng
- Bên cạnh việc thuần thục kỹ năng thực hành, học viên còn có các kỹ năng phân tích, thiết kế, lập luận và thực nghiệm một cách hệ thống, khoa học cho các bài toán lớn có độ phức tạp cao.
- Kỹ năng tự tìm tòi, nghiên cứu, có tính sáng tạo nhằm giải quyết những vấn đề chuyên môn phức tạp.
- Phẩm chất, thái độ
- Chấp hành nghiêm túc pháp luật, tuân thủ các qui định trong các nghề nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt tôn trọng bản quyền, sở hữu trí tuệ.
- Tích cực hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự nghiệp phát triển nền công nghệ thông tin Việt Nam.
- Thái độ tự học tập và nâng cao trình độ.
Năng lực và vị trí việc làm:
- Có khả năng tham gia các dự án phát triển, khai thác, quản lý các hệ thống tin học, đặc biệt là các hệ thống thông minh, hệ thống giải quyết vấn đề có độ phức tạp cao; có khả năng tiếp cận một cách khoa học đối với các vấn đề mới trong công nghệ thông tin; có năng lực giao tiếp về chuyên môn bằng tiếng Anh.
- Đối với định hướng nghiên cứu:Sau khi tốt nghiệp, các thạc sĩ KHMT có năng lực tự nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu; có khả năng tiếp tục nghiên cứu ở bậc tiến sĩ; có khả năng công tác tại các trường đại học và viện nghiên cứu;có thể mở rộng kiến thức những lĩnh vực liên quan khác trong ngành CNTT thông qua các môn chọn.
- Đối với định hướng ứng dụng:Có năng lực ứng dụng các thành quả của KHMT vào thực tiễn hướng tới nền kinh tế tri thức, cũng như có khả năng đóng vai trò lãnh đạo để phát triển và đóng góp tích cực cho sự phát triển của khoa học và công nghệ.
TỐT NGHIỆP:
Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể làm việc ở các phạm vi và lĩnh vực khác nhau như:
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt các đề án công nghệ thông tin đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học,….
- Có thể làm việc với vai trò là một Chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học, hoặc một lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống.
- Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin hoặc làm việc tại bộ phận công nghệ thông tin.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng.
- Giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông,
Đại học Công nghệ thông tin - Đại học quốc gia TP.HCM
Địa chỉ: khu phố 6, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
-
Học phí của khóa học này là bao nhiêu ạ,có ưu đãi gì cho các sinh viên không ạ
-
Bạn cho mình xin sđt,bên mình sẽ hỗ trợ bạn ngay nhé :D
-
-
Khóa học này học có khó không vậy mọi người
-
Bạn cho mình xin sđt,bên mình sẽ hỗ trợ bạn ngay nhé :D
-
-
Ra trường xin việc có dễ dàng với ngành này không vậy
-
Có chứ bạn ơi, đây là trường học có uy tín mà :D
-