MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo thạc sĩ xã hội học của trường Đại học Công đoàn nhằm mục tiêu trang bị những kỹ năng của ngành học một cách có hệ thống và rộng về kiến thức khoa học xã hội. Cung cấp cho người học những kiến thức lý luận đại cương, chuyên ngành, những phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học và có khả năng đi sâu, nắm vững các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Thạc sĩ xã hội học có thể phát huy năng lực của mình trong nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, quản lý, dễ dàng thích ứng đối với những biến đổi xã hội và thị trường nhân lực.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Không tập trung
- Thời gian đào tạo: 2 năm (24 tháng)
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN
- Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế
- Đáp ứng được những yêu cầu sau:
+ Có lý lịch bản thân rõ ràng
+ Có đủ sức khoẻ để học tập
+ Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo qui định của Trường đại học Công đoàn
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Điều kiện văn bằng
- Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi không phải học bổ sung kiến thức trước khi thi
- Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi phải học bổ sung kiến thức trước khi thi
Ngành gần với chuyên ngành đăng ký:
+ Cử nhân thuộc khối ngành Xã hội học và Nhân học, Báo chí
+ Cử nhân thuộc khối ngành Công tác xã hội
- Trường hợp thí sinh có bằng tốt nghiệp ngành khác với chuyên ngành đăng ký dự thi phải có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi và có xác nhận của cơ quan cử đi học
- Văn bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng bằng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.
- Chương trình học bổ sung kiến thức
Các học phần bổ sung kiến thức |
Số tín chỉ |
1. Xã hội học đại cương |
2 |
2. Lịch sử xã hội học |
3 |
3. Phương pháp nghiên cứu xã hội học |
3 |
4. Xã hội học nông thôn |
2 |
5. Xã hội học đoàn thể |
2 |
6. Xã hội học tôn giáo |
2 |
7. Xã hội học gia đình |
2 |
8. Xã hội học văn hóa |
2 |
Điều kiện thâm niên công tác
- Thí sinh đăng ký dự thi có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên có chuyên ngành tốt nghiệp đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành được đăng ký dự thi ngay sau khi tốt nghiệp
- Những trường hợp còn lại thí sinh phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành dự thi
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN
- Nhà trường tổ chức thi tuyển
- Các môn thi tuyển:
+ Môn cơ bản: Triết học Mác - Lênin
+ Môn cơ sở ngành: Xã hội học (Xã hội học đại cương và Lịch sử xã hội học)
+ Môn điều kiện: Tiếng Anh (trình độ B)
- Các trường hợp sau được miễn thi môn tiếng Anh:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài mà ngôn ngữ học tập là tiếng Anh
+ Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh
+ Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh bậc 3/6 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi.
CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
Đối tượng
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Con liệt sĩ
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học
Mức ưu tiên
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100), nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo quy định của Quy chế và cộng một điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản.
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA
60 tín chỉ. Trong đó:
- Kiến thức chung: 08 tín chỉ (13.3%)
- Kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 40 tín chỉ (66.7%)
- Nghiên cứu đề tài và viết luận văn tốt nghiệp: 12 tín chỉ (20%)
QUY TRÌNH ĐÀO TẠO
- Đào tạo theo học chế tín chỉ
- Tổ chức đào tạo theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Quyết định số 1136/QĐ-ĐHCĐ ngày 24/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn về việc ban hành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
TT |
TÊN HỌC PHẦN |
Tín chỉ |
I. KIẾN THỨC CHUNG |
8 |
|
1 |
Triết học |
4 |
2 |
Tiếng Anh chuyên ngành |
2 |
3 |
Phương pháp NCKH và phương pháp sư phạm |
2 |
II. KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH |
40 |
|
4 |
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xhh nâng cao |
3 |
5 |
Lý thuyết xã hội học hiện đại |
2 |
6 |
Chính sách xã hội và những vấn đề xã hội |
2 |
7 |
Xã hội học Công đoàn |
2 |
8 |
Tôn giáo, văn hóa và xã hội |
2 |
9 |
Quan hệ kinh tế - Lao động - Nghề nghiệp |
2 |
10 |
Biến đổi gia đình trong quá trình phát triển |
2 |
11 |
Quan hệ xã hội trong quản lý |
2 |
12 |
Công tác xã hội và an sinh xã hội |
2 |
13 |
Kỹ thuật xử lý và phân tích thông tin trong NC XHH |
2 |
14 |
Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội |
2 |
15 |
Quan hệ đối tác xã hội |
2 |
16 |
Giáo dục và xã hội |
3 |
17 |
Xã hội học đô thị và vấn đề đô thị hóa |
2 |
18 |
Giới và phát triển |
2 |
19 |
Tổ chức xã hội và phong trào xã hội |
2 |
20 |
Xã hội học trong cộng đồng CNLĐ tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất |
2 |
21 |
Lao động - Việc làm - Thu nhập |
2 |
22 |
Xã hội học Pháp luật - Tội phạm |
2 |
III. LUẬN VĂN |
12 |
|
|
TỔNG CỘNG (I+II+III) |
60 |
ĐÁNH GIÁ
Thang điểm
Sử dụng thang điểm 10 và/hoặc thang điểm chữ 5 bậc A, B, C, D, F (tương đương với năm loại: giỏi, khá, trung bình, trung bình yếu và kém) khi tính điểm học phần.
Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo Thạc sĩ Xã hội học của trường Đại học Công đoàn, yêu cầu học viên phải đáp ứng được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
+ Có khả năng thích ứng với đòi hỏi của nhu cầu thực tiễn của xã hội; Đáp ứng đa dạng các ngành nghề liên quan đến kiến thức xã hội
+ Có thể phát huy năng lực của mình trong nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, quản lý, dễ dàng thích ứng đối với những biến đổi xã hội và thị trường nhân lực
+ Có khả năng vận dụng kiến thức xã hội học góp phần vào việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng
+ Có năng lực làm việc độc lập và theo nhóm
+ Có khả năng phân công công việc và điều hành, giám sát hoạt động của các bộ phận chức năng
Về kỹ năng
+ Nắm vững và vận dụng thành thạo các khối kiến thức, công cụ dành cho xã hội học
+ Biết phân tích, xử lý thông tin, ứng xử trong văn hóa doanh nghiệp
+ Thực hiện chương trình hội nhập vào môi trường làm việc giúp người lao động nhanh chóng thích nghi với môi trường doanh nghiệp và công việc
+ Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp làm cơ sở cho việc trả thù lao lao động được công bằng, thỏa đáng và thực hiện các hoạt động đào tạo, phát triển xã hội, tạo và gia tăng động lực làm việc
+ Xây dựng và quản lý hệ thống thù lao lao động trong doanh nghiệp nhằm kích thích về vật chất và tinh thần cho người lao động
+ Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, phát triển văn hóa trong doanh nghiệp
+ Giải quyết các mối quan hệ đối tác xã hội.
- Về phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp
+ Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước
+ Quan điểm chính trị vững vàng, có khả năng tiếp thu và bảo vệ quan điểm
+ Biết xử lý hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể, tổ chức và quốc gia
+ Tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật, chủ động cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc
+ Đáp ứng các yêu cầu đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
TỐT NGHIỆP
Điều kiện tốt nghiệp
Thực hiện theo Điều 25 thi, kiểm tra, đánh giá; Điều 26 viết luận văn và Điều 29 về đánh giá luận văn và công nhận tốt nghiệp thạc sĩ theo hệ thống tín chỉ của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Những vị trí làm việc của người học sau tốt nghiệp:
- Công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các ban ngành của trung ương, tỉnh, thành phố, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội
- Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường đoàn thể (công đoàn, phụ nữ, thanh niên...)
- Công tác quản lý, tư vấn cho các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà máy, xí nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau của xã hội
- Cán bộ phụ trách công tác xã hội trong các cơ quan hoặc các tổ chức, đoàn thể khác nhau như: UBND các cấp, Hội Phụ nữ, Lao động thương binh xã hội, Đoàn Thanh niên, Công đoàn…
Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Có thể học tiếp để nhận học vị tiến sỹ xã hội học và các ngành gần.
Đại học Công Đoàn
Địa chỉ : 169 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam