Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ - Định hướng nghiên cứu
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN (3923)
Thành lập năm 1945
Đại học hàng đầu về Khoa học xã hội và nhân văn
109 Giáo sư, Phó Giáo sư 134 Tiến sĩ 115 Thạc sĩ
Thiết lập quan hệ với hơn 200 trường trên thế giới
Trên 90% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp
Tự kiểm định
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu chung
- Chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ nhằm mục tiêu đào tạo những nhà chuyên môn, giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động chính trị, nhà quản lý có trình độ cao trong lĩnh vực nghiên cứu và hoạch định chính sách và quản lý khoa học và công nghệ, có đủ năng lực đáp ứng những nhiệm vụ về chính sách và quản lý khoa học và công nghệ ở các tầm vi mô (doanh nghiệp, viện công nghệ, trường đại học về công nghệ) và vĩ mô (bộ, nhà nước).
- Mục tiêu cụ thể
-
Với cách đặt vấn đề như vậy, mục tiêu đào tạo chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ gồm các nội dung cụ thể sau:
- Đề xuất các chính sách phát triển KH&CN nói chung và chính sách về tổ chức và quản lý KH&CN;
- Vận dụng vào thực tiễn hoạch định chính sách và quản lý KH&CN nói chung và các biện pháp tổ chức và quản lý KH&CN;
- Phát triển các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chính sách và quản lý KH&CN nói chung và lý luận và thực tiễn tổ chức và quản lý KH&CN;
- Chương trình đặc biệt chú trọng các nội dung về tăng cường các kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, cũng như kỹ năng quản lý nói chung và kỹ năng quản lý trong lĩnh vực KH&CN.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Tập trung
- Thời gian đào tạo: 2 năm
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
- Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Về văn bằng: Người dự thi phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy, tại chức, chuyên tu, mở rộng…v.v. các ngành, đã học bổ túc kiến thức (27 TC) để có trình độ tương đương với văn bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ;
- Về thâm niên công tác và đối tượng dự thi: người dự thi phải có ít nhất hai năm hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học), tại một trong các vị trí công tác sau đây: lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị quản lí khoa học, công nghệ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội nghề nghiệp; các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, các tổ chức phi chính phủ.
DANH MỤC CÁC NGÀNH PHÙ HỢP, NGÀNH GẦN:
- Ngành gần: Lịch sử, Triết học, Kinh tế học, Luật học, Chính trị học, Châu Á học/Đông Phương học, Việt Nam học, Xã hội học, Văn hóa học, Nhân học, Tôn giáo học, Báo chí học, Quan hệ công chúng, Thông tin đối ngoại, Chính sách công, Công tác xã hội.
CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN TRONG TUYỂN SINH
Thí sinh được ưu tiên trong tuyển sinh thuộc những đối tượng sau:
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên ( tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 ( theo phân chia khu vực tuyển sinh THPT quốc gia hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ( tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Con liệt sĩ
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học
Các đối tượng ưu tiên: phải có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của Đại học Quốc Gia Hà Nội
Mức ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên ( gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ ( thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng 01 điểm ( thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm ( thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
Hình thức dự tuyển: Xét tuyển hồ sơ và thi tuyển
Môn thi tuyển sinh:
- Môn thi cơ bản: Lý thuyết hệ thống
- Môn thi cơ sở: Khoa học luận
- Môn Ngoại ngữ: chọn 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc..
DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC
STT |
Tên học phần |
Số TC |
Ghi chú |
1. |
|
4 |
|
2. |
|
4 |
|
3. |
|
3 |
|
4. |
|
3 |
|
5. |
|
2 |
|
6. |
|
2 |
|
7. |
|
3 |
|
8. |
|
2 |
|
9. |
|
2 |
|
10. |
|
2 |
|
TỔNG |
27 |
|
HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
Việc đăng ký dự thi tuyển sinh thạc sĩ ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhăn văn được thực hiện trực tuyến. Phần mềm đăng ký dự thi do Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thông tin, ĐHQGHN xây dựng và được sử dụng thống nhất trong toàn ĐHQGHN.
Nhiệm vụ của thí sinh:
- Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn. Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.
Thời gian đăng kí dự tuyển online:
- Đợt1: từ 8h00 ngày 20/01 đến 17h00 ngày 11/4
- Đợt 2: từ 8h00 ngày 27/4 đến 17h00 ngày 05/9
- Nộp lệ phí tuyển sinh đầy đủ theo quy định.
Lưu ý:
- Thí sinh không đăng ký trực tuyến sẽ không đủ điều kiện để dự thi tuyển sinh.
- Trong thời gian 48 giờ sau khi đăng kí (trừ ngày nghỉ, ngày Lễ), nếu thí sinh không nhận được thông tin phản hồi, đề nghị liên hệ lại với bộ phận tuyển sinh để kiểm tra kết quả đăng kí dự tuyển.
- Thí sinh dự thi thạc sĩ nộp hồ sơ sau khi có kết quả trúng tuyển và giấy báo nhập học.
- Hội đồng tuyển sinh Sau đại học của Nhà trường sẽ xem xét hủy bỏ kết quả trúng tuyển của thí sinh nếu các thông tin đăng ký dự thi sai lệch với hồ sơ nhập học mà không đáp ứng tiêu chuẩn dự thi.
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO:
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 64 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 08 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ
- Bắt buộc: 15 tín chỉ
- Tự chọn: 21 tín chỉ/ 42 tín chỉ
- Luận văn thạc sĩ: 20 tín chỉ
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
STT |
Mã học phần |
Tên học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số các học phần tiên quyết |
||
Lí thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||
I |
|
Khối kiến thức chung |
8 |
|
|
|
|
1. |
PHI 5002 |
|
4 |
60 |
0 |
0 |
|
2. |
|
Ngoại ngữ cơ bản (*) |
4 |
30 |
30 |
0 |
|
|
ENG 5001 |
General English |
|
|
|
|
|
|
RUS 5001 |
General Russian |
|
|
|
|
|
|
CHI 5001 |
General Chinese |
|
|
|
|
|
|
FRE 5001 |
General French |
|
|
|
|
|
|
GER 5001 |
General German |
|
|
|
|
|
II |
|
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
36 |
|
|
|
|
II.1. |
|
Các học phần bắt buộc |
15 |
|
|
|
|
3. |
MNS 6003 |
Research Methodology |
4 |
60 |
0 |
0 |
|
4. |
MNS 6026 |
Sociology of Science, Technology and Environment |
3 |
45 |
0 |
0 |
|
5. |
MNS 6059 |
Intellectual Property Management |
3 |
45 |
0 |
0 |
|
6. |
MNS 6021 |
Research and Development Management |
2 |
30 |
0 |
0 |
|
7. |
MNS 6027 |
Science and Technology Policy Analysis |
3 |
45 |
0 |
0 |
|
II.2 |
|
Các học phần tự chọn |
21/42 |
|
|
|
|
8. |
MNS 6056 |
History of Science and Technology |
2 |
30 |
0 |
0 |
|
9. |
MNS 6057 |
Science &Technology and Society |
2 |
30 |
0 |
0 |
|
10. |
MNS 6070 |
International integration of S&T |
2 |
30 |
0 |
0 |
|
11. |
MNS 6058 |
Finance for S&T activities |
2 |
30 |
0 |
0 |
|
12. |
ENG 6001 |
Academic English |
3 |
45 |
0 |
0 |
|
13. |
MNS 6028 |
Science and Technology Organisation |
3 |
45 |
0 |
0 |
|
14. |
MNS 6060 |
S&T Project Management |
3 |
45 |
0 |
0 |
|
15. |
MNS 6017 |
Science and Technology Forecasting |
3 |
45 |
0 |
0 |
|
16. |
MNS 6030 |
Science and Technology Statistics |
3 |
45 |
0 |
0 |
|
17. |
MNS 6061 |
Technology Transfer |
3 |
45 |
0 |
0 |
|
18. |
MNS 6037 |
Technology Route Mapping |
3 |
45 |
0 |
0 |
|
19. |
MNS 6029 |
Policy of S&T Resources Development |
2 |
30 |
0 |
0 |
|
20. |
MNS 6067 |
Innovation Management |
2 |
30 |
0 |
0 |
|
21. |
MNS 6009 |
Technology Management |
3 |
45 |
0 |
0 |
|
22. |
MNS 6071 |
Commercialization of R&D outputs |
3 |
45 |
0 |
0 |
|
23. |
|
- Trong nước - Nước ngoài (tự túc kinh phí) |
3 |
|
|
|
|
III. |
MNS 7201 |
Luận văn thạc sĩ |
20 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
64 |
|
|
|
|
ĐÁNH GIÁ:
- Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý Khoa học – Công nghệ - Định hướng nghiên cứu của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN, học viên bắt buộc phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
Kiến thức chung của ĐHQGHN
- Người học nắm vững thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác – Lênin;
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
- Người học nắm vững phương pháp luận nghiên cứu quản lý KH&CN và sử dụng được phương pháp nghiên cứu liên ngành;
- Có hiểu biết sâu về tri thức nền tảng của chuyên ngành Quản lý KH&CN và có khả năng vận dụng những tri thức đó trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn;
- Người học đạt được kiến thức chuyên sâu về các lý thuyết về khoa học, công nghệ, hoạt động KH&CN, hệ thống đổi mới về quản lý KH&CN, dự báo KH&CN tại Việt Nam và quốc tế;
- Hiểu và giải thích được cơ cấu vận hành của hệ thống KH&CN như là một tổng thể và các bộ phận cấu thành, vai trò tương tác của các bên liên quan trong quản lý KH&CN ở quốc gia đang phát triển;
- Hiểu, xác lập và giải thích được các tiêu chí, phương pháp lựa chọn hoạt động KH&CN tối ưu trong chiến lược phát triển hiệu quả và bền vững;
- Hiểu và phân tích được quy trình xây dựng và dự báo được chiến lược KH&CN cho các tổ chức từ cấp cơ sở đến cấp TW;
- Hiểu và vận dụng được các quy trình phân tích và hoạch định chính sách KH&CN, tư vấn, giám sát và phản biện chính sách KH&CN;
- Nhận diện và phân tích được các điều kiện hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam;
- Hiểu và lý giải được các hình thức, công cụ để thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu và triển khai.
Yêu cầu đối với luận văn
- Đề tài luận văn là một vấn đề về khoa học, công nghệ hoặc quản lí KH&CN cụ thể do người hướng dẫn đề nghị và được bộ môn hoặc hội đồng khoa học và đào tạo của đơn vị đào tạo (hoặc khoa chuyên môn của trường thành viên) thông qua, được thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn. Đề tài luận văn phải được giao cho học viên ít nhất là 6 tháng trước khi hết thời hạn đào tạo;
- Học viên cao học phải trình bày nội dung, kế hoạch nghiên cứu đề tài luận văn trước đơn vị chuyên môn chậm nhất 1 tháng sau khi nhận đề tài luận văn và báo cáo kết quả nghiên cứu ít nhất 1 lần trong thời gian thực hiện luận văn. Kết quả đánh giá báo cáo là điều kiện để xem xét việc đề nghị cho bảo vệ luận văn;
- Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) thì phải được tác giả đồng ý và trích dẫn tường minh;
- Nội dung luận văn thể hiện được hiểu biết sâu sắc về kiến thức và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong việc giải quyết đề tài nghiên cứu cụ thể. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập chuyên ngành Quản lý KH&CN;
- Kết quả luận văn có giá trị đối với lĩnh vực quản lý KH&CN, chính sách KH&CN về lý thuyết khoa học cũng như thực tiễn quản lý, tạo dựng các giá trị bền vững thông qua hoạt động của người học.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.
- Về kỹ năng
Kỹ năng chuyên môn
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;
- Thiết kế được các đề cương nghiên cứu, đánh giá và thẩm định được chất lượng nghiên cứu; đánh giá kết quả và hiệu quả đề tài, dự án, chương trình trong lĩnh vực quản lý KH&CN;
- Có kỹ năng phát hiện được nhu cầu nghiên cứu, nhu cầu công việc cần thực hiện liên quan các nội dung quản lý KH&CN;
- Lập được kế hoạch thực hiện các chương trình/dự án về về quản lý KH&CN, có khả năng hoàn thành được độc lập một công trình khoa học;
- Thực hiện được các kỹ thuật giám sát, đánh giá quá trình thực thi chương trình, dự án về quản lý KH&CN;
- Am hiểu lý thuyết và phương pháp để phân tích, lý giải các hiện tượng của hệ thống quản lý KH&CN, chính sách KH&CN trong lộ trình phát triển bền vững;
- Vận dụng được các kiến thức về pháp luật KH&CN, sự am hiểu về các nguồn lực KH&CN, chu trình quản lý công nghệ, tương tác giữa xã hội với khoa học và công nghệ để xử lý các tình huống trong quản lý KH&CN; đưa ra các bài toán dự báo về sự phát triển của KH&CN, nhận diện được lộ trình phát triển KH&CN của địa phương, khu vực, hoặc quốc gia;
- Có khả năng tham gia, tác nghiệp các hoạt động KH&CN, xác định được các hình thức tham gia trong mỗi khâu của hoạt động KH&CN;
- Phân tích và hoạch định được các chính sách trong lĩnh vực KH&CN;
- Tham gia được một cách độc lập vào quá trình xây dựng chương trình, dự án nhỏ trong lĩnh vực KH&CN từ xác định mục tiêu, phân tích nhu cầu và khả năng, các nhân tố ảnh hưởng, đề xuất giải pháp thực hiện;
- Có kỹ năng đề xuất, tư vấn các giải pháp KH&CN thích ứng với bối cảnh cụ thể tại tổ chức công tác;
- Có kỹ năng đánh giá, phản biện các kết quả nghiên cứu của người khác, nhóm khác; có kỹ năng tư vấn, giám định và phản biện chính sách KH&CN;
- Có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập trong hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về KH&CN;
- Có khả năng tiếp cận được mô hình quản lý của nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN;
- Có khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của thực tiễn hoạt động KH&CN;
- Tiếp cận, nghiên cứu, thuyết trình, giảng dạy và thực hành các hoạt động trong lĩnh vực quản lý KH&CN, chính sách KH&CN;
- Có khả năng hướng dẫn cho học viên nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực KH&CN..
Kỹ năng bổ trợ
Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN đạt được các kỹ năng bổ trợ như sau:
- Kỹ năng cá nhân: Thể hiện khả năng nhận dạng và ứng dụng hiểu biết lý luận và phương pháp trong xây dựng và quản lý thực hiện đề tài nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu; có kỹ năng thu thập thông tin KH&CN, cập nhật kiến thức KH&CN, khả năng thích ứng linh hoạt và sáng tạo trước sự thay đổi của hoạt động KH&CN;có kỹ năng phân tích, hoạch định và ra quyết định chính sách trong lĩnh vực quản lý KH&CN; có kỹ năng truyền đạt thông tin, biết trình bày kết quả nghiên cứu trong các diễn đàn khoa học.
- Làm việc theo nhóm: Thể hiện ở khả năng phối hợp trong xây dựng đề tài và tổ chức nghiên cứu, đánh giá nghiên cứu; khả năng tạo liên kết nhóm trong phân tích và hoạch định chiến lược, chính sách KH&CN ở các cấp quản lý hoặc các đơn vị quản lý khác nhau.
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Thể hiện ở khả năng xây dựng chiến lược KH&CN; khả năng phân tích, phản biện các chính sách KH&CN; khả năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát và đổi mới trong hoạt động KH&CN; khả năng ứng biến và ra quyết định trong các tình huống quản lý KH&CN.
- Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành: có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ;
- Kỹ năng về tin học văn phòng: Sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel, Power Point và ít nhất một trong ba phần mềm thống kê thông dụng: STATA, EVIEW, SPSS..
- Về phẩm chất đạo đức
a) Trách nhiệm công dân: không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực trong lĩnh vực KH&CN để góp phần xây dựng đất nước đạt đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng – văn minh.
b) Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ:
- Phẩm chất đạo đức, ý thức cá nhân: Học viên tốt nghiệp bậc đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN có đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nghiên cứu, có thái độ tích cực, ý thức tuân thủ quy định của pháp luật thực hiện mục tiêu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Học viên tốt nghiệp bậc đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN có lối sống trung thực, thái độ khách quan, có tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh và tác phong nghề nghiệp; quyết đoán và mạnh dạn bày tỏ quan điểm chính kiến nhằm thực hiện mục tiêu phát triển hoạt động KH&CN các cấp, có bản lĩnh chấp nhận khó khăn, rủi ro; tôn trọng và phản biện tích cực các giá trị, chuẩn mực xã hội; tư duy sáng tạo và phản ứng nhanh nhạy trước những biến đổi của KH&CN trong xã hội đương đại.
- Thái độ phục vụ: Học viên tốt nghiệp bậc đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN có thái độ tôn trọng và quan tâm đến con người, có uy tín và trách nhiệm xã hội; có nhận thức và ứng xử hướng đến sự phát triển bền vững của xã hội, góp phần xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã dân chủ, công bằng, văn minh.
c) Thái độ tích cực, yêu nghề;
- Có thái độ làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác quản lý khoa học và công nghệ;
- Có nhu cầu cống hiến và say mê với công tác quản lý khoa học và công nghệ.
TỐT NGHIỆP:
- Điều kiện tốt nghiệp
Học viên được xét công nhận tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Trong thời gian học tập của khóa học;
- Đạt yêu cầu bảo vệ thành công luận văn;
- Đã nộp bản luận văn, tóm tắt luận văn, kèm theo đĩa compact (CD) ghi toàn bộ nội dung luận văn, tóm tắt luận văn, giới thiệu luận văn bằng tiếng Việt và tiếng Anh kèm theo phần mềm để đọc các nội dung đó (nếu cần) cho Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội để đưa vào cơ sở dữ liệu số hóa;
- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, học viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Học viên không đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp chứng nhận điểm các học phần đã hoàn thành trong chương trình đào tạo và được cấp các chứng chỉ theo các khối kiến thức đã hoàn thành. Thủ trưởng đơn vị đào tạo cấp chứng nhận điểm học phần và chứng chỉ khối kiến thức cho học viên.
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Học viên tốt nghiệp bậc thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN có khả năng:
- Làm công tác quản lý, lãnh đạo trong các tổ chức KH&CN (R&D);
- Làm công tác tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động KH&CN;
- Làm công tác xây dựng chiến lược, chương trình phát triển KH&CN từ cấp địa phương đến trung ương;
- Làm công tác thẩm định, đánh giá, phản biện đề tài, đề án, dự án, chương trình tại các tổ chức KH&CN; công tác quản lý khoa học, quản lý công nghệ ở các cấp độ tổ chức khác nhau;
- Làm công tác tư vấn trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống tổ chức KH&CN, các tổ chức kinh tế xã hội;
- Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan, các tổ chức KH&CN, các tổ chức kinh tế xã hội;
- Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy về quản lý KH&CN tại các trường đại học, cao đẳng và các Viện nghiên cứu, các cơ sở có nhu cầu về nâng cao kiến thức, kĩ năng quản lý KH&CN các cấp;
- Làm chuyên viên xử lý các hoạt động nghiệp vụ trong công tác quản lý KH&CN tại các cơ quan, tổ chức kinh tế xã hội;
- Làm phóng viên, nhà báo bình luận các sự kiện KH&CN tại các báo, đài trung ương và địa phương.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp, thạc sĩ Quản lý KH&CN có khả năng trực tiếp tham gia các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy; hoặc tham gia hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực KH&CN; hoặc có thể tiếp tục học tập ở bậc tiến sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN
Địa chỉ: số 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.
-
điều kiện để tốt nghiệp nhứ thế nào ad
-
cảm ơn ad, ad rất có tâm
-
Học viên được xét công nhận tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ nếu có đủ các điều kiện sau: Trong thời gian học tập của khóa học; Đạt yêu cầu bảo vệ thành công luận văn; Đã nộp bản luận văn, tóm tắt luận văn, kèm theo ***a compact (CD) ghi toàn bộ nội dung luận văn, tóm tắt luận văn, giới thiệu luận văn bằng tiếng Việt và tiếng Anh kèm theo phần mềm để đọc các nội dung đó (nếu cần) cho Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội để đưa vào cơ sở dữ liệu số hóa; Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, học viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
-
Khóa học có yêu cầu đầu vào ra sao không ad
-
Cảm ơn ad nhiều ạ
-
để mình gửi thông tin qua mail cho bạn nhé
-
-
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào ad tư vấn giúp mình
-
cảm ơn ad, ad rất có tâm
-
Trên 90% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp
-