




Thông tin khóa học

Chương trình
Thạc sĩ Nhân học
Thành lập năm 1945
Đại học hàng đầu về Khoa học xã hội và nhân văn
109 Giáo sư, Phó Giáo sư 134 Tiến sĩ 115 Thạc sĩ
Thiết lập quan hệ với hơn 200 trường trên thế giới
Trên 90% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp
Tự kiểm định
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu chung
- Trên cơ sở tiếp thu một cách có chọn lọc những tri thức cơ bản của các truyền thống nhân học ở các quốc gia phát triển, kế thừa truyền thống đào tạo và nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Nhân học định hướng nghiên cứu có mục tiêu đào tạo các nhà nhân học chuyên nghiệp có khả năng nghiên cứu, giảng dạy, biết vận dụng tri thức và phương pháp nhân học vào giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn, có khả năng hội nhập với cộng đồng nhân học quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể
Đào tạo các nhà nhân học chuyên nghiệp có trình độ thạc sĩ có khả năng đảm nhiệm các nhóm công việc sau:
- Nhóm 1: cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các cơ sở nghiên cứu và giáo dục: là những nhà nhân học chuyên nghiệp có kiến thức về lí thuyết và các kĩ năng của nhân học, làm chủ tri thức về các chủ đề cơ bản của ngành học, có khả năng đảm nhiệm công việc nghiên cứu, giảng dạy ở các bậc đại học và sau đại học về con người, văn hóa và xã hội loài người;
- Nhóm 2: cán bộ và viên chức làm việc trong các cơ quan đảng và hệ thống chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học và phương pháp nghiên cứu của nhân học, ví dụ như các cơ quan bảo tàng, khu du lịch, khu bảo tồn, thư viện, v.v;
- Nhóm 3: cán bộ tư vấn và thực hành nhân học: có khả năng đảm nhiệm các công việc ứng dụng phục vụ việc hoạch định và triển khai các chính sách xã hội, như nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động, đánh giá nhu cầu, nghiên cứu điều tra dân tộc học, làm chuyên gia về phát triển cộng đồng, về phát triển xã hội, đảm nhiệm các công việc quản lí và điều hành chương trình/dự án nghiên cứu hoặc ứng dụng liên quan đến tri thức và phương pháp nghiên cứu của nhân học.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Tập trung
- Thời gian đào tạo: 2 năm
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
- Cử nhân ngành Nhân học hoặc phù hợp với ngành Nhân học;
- Cử nhân các ngành gần với Nhân học đã học bổ sung kiến thức.
DANH MỤC CÁC NGÀNH PHÙ HỢP, NGÀNH GẦN:
- Danh mục ngành đúng và ngành phù hợp: Nhân học, Lịch sử (định hướng chuyên ngành Dân tộc học).
- Danh mục các ngành gần: Xã hội học, Công tác xã hội, Tâm lí học, Việt Nam học, Văn hóa học, Chính trị học, Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam, Bảo tàng học.
CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN TRONG TUYỂN SINH
Thí sinh được ưu tiên trong tuyển sinh thuộc những đối tượng sau:
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên ( tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 ( theo phân chia khu vực tuyển sinh THPT quốc gia hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ( tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Con liệt sĩ
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học
Các đối tượng ưu tiên: phải có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của Đại học Quốc Gia Hà Nội
Mức ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên ( gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ ( thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng 01 điểm ( thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm ( thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
Hình thức dự tuyển: Xét tuyển hồ sơ và thi tuyển
Môn thi tuyển sinh:
- Môn thi Cơ bản: Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam
- Môn thi Cơ sở: Nhân học đại cương
- Môn Ngoại ngữ: chọn 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC
TT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1. |
|
3 |
2. |
|
3 |
3. |
|
3 |
4. |
|
3 |
|
Tổng cộng |
12 |
HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
Việc đăng ký dự thi tuyển sinh thạc sĩ ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhăn văn được thực hiện trực tuyến. Phần mềm đăng ký dự thi do Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thông tin, ĐHQGHN xây dựng và được sử dụng thống nhất trong toàn ĐHQGHN.
Nhiệm vụ của thí sinh:
- Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn. Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.
Thời gian đăng kí dự tuyển online:
- Đợt1: từ 8h00 ngày 20/01 đến 17h00 ngày 11/4
- Đợt 2: từ 8h00 ngày 27/4 đến 17h00 ngày 05/9
- Nộp lệ phí tuyển sinh đầy đủ theo quy định.
Lưu ý:
- Thí sinh không đăng ký trực tuyến sẽ không đủ điều kiện để dự thi tuyển sinh.
- Trong thời gian 48 giờ sau khi đăng kí (trừ ngày nghỉ, ngày Lễ), nếu thí sinh không nhận được thông tin phản hồi, đề nghị liên hệ lại với bộ phận tuyển sinh để kiểm tra kết quả đăng kí dự tuyển.
- Thí sinh dự thi thạc sĩ nộp hồ sơ sau khi có kết quả trúng tuyển và giấy báo nhập học.
- Hội đồng tuyển sinh Sau đại học của Nhà trường sẽ xem xét hủy bỏ kết quả trúng tuyển của thí sinh nếu các thông tin đăng ký dự thi sai lệch với hồ sơ nhập học mà không đáp ứng tiêu chuẩn dự thi.
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO:
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 64 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (Bắt buộc): 8 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ
- Bắt buộc: 15 tín chỉ
- Tự chọn: 21/42 tín chỉ
- Luận văn thạc sĩ: 20 tín chỉ
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
TT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số học phần tiên quyết |
||
Lý thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||
I |
Khối kiến thức chung |
8 |
|
|
|
|
|
1 |
PHI 5002 |
|
4 |
60 |
0 |
0 |
|
|
|
Ngoại ngữ cơ bản (chọn 1 trong 5 thứ tiếng) (*) |
|
|
|
|
|
2 |
ENG 5001 |
|
4 |
30 |
30 |
0 |
|
RUS 5001 |
|
30 |
30 |
0 |
|
||
FRE 5001 |
|
30 |
30 |
0 |
|
||
GER 5001 |
|
30 |
30 |
0 |
|
||
CHI 5001 |
|
30 |
30 |
0 |
|
||
II |
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
36 |
|
|
|
|
|
II.1 |
Bắt buộc |
15 |
|
|
|
|
|
3 |
ANT 6001 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
4 |
ANT 6002 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
5 |
ANT 6023 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
6 |
ANT 6009 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
7 |
ANT 6024 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
II.2 |
Tự chọn |
21/42 |
|
|
|
|
|
8 |
ANT 6025 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
9 |
ANT 6003 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
10 |
ANT 6019 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
11 |
ANT 6004 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
12 |
ANT 6006 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
13 |
ANT 6014 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
14 |
ANT 6020 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
15 |
ANT 6021 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
16 |
ANT 6015 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
17 |
ANT 6022 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
18 |
ANT 6012 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
19 |
ANT 6013 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
20 |
ANT 6007 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
21 |
ANT 6026 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
IV |
ANT 7002 |
Luận văn thạc sĩ |
20 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
64 |
|
|
|
|
Ghi chú:
(*) Học phần ngoại ngữ cơ bản là học phần điều kiện, có khối lượng 4 tín chỉ, được tổ chức đào tạo chung trong toàn ĐHQGHN cho các học viên có nhu câu và được đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.
ĐÁNH GIÁ:
- Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ Nhân học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN, học viên bắt buộc phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
- Có kiến thức cơ bản và nâng cao về Triết học;
- Có kiến thức cơ bản và nâng cao của ngành về các vấn đề Lịch sử và lý thuyết nhân học, Những nội dung nâng cao về phương pháp nghiên cứu nhân học, Các vấn đề tộc người, dân số học tộc người, chính sách tộc người, quan hệ tộc người ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới;
- Có kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành, làm chủ và biết ứng dụng một cách sáng tạo những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các chủ đề cơ bản của chuyên ngành, gồm: Tôn giáo và xã hội ở Việt Nam, Văn hóa và xã hội các tộc người thiểu số, Giới, văn hóa, di dân, đói nghèo, phát triển và bảo tồn, Văn hóa, nghệ thuật, văn hóa tộc người, Ngôn ngữ, ngôn ngữ tộc người, Các công cụ và kĩ năng thực hành và phân tích các vấn đề xã hội;
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn;
- Làm chủ những kiến thức và kĩ năng như trên, các thạc sĩ chuyên ngành Nhân học có khả năng thực hiện tốt các công việc ở những vị trí sau:
- Nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, v.v;
- Giảng dạy về nhân học, về văn hóa - xã hội cho các chương trình đào tạo đại học và sau đại học cho các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu;
- Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu, tổ chức đoàn thể, tổ chức quốc tế và phi chính phủ, cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học và phương pháp nghiên cứu của nhân học, ví dụ như các bảo tàng, khu du lịch, khu bảo tồn, thư viện và một số tổ chức đoàn thể khác;
- Đảm nhiệm các công việc ứng dụng phục vụ việc hoạch định và triển khai các chính sách xã hội, như nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động, đánh giá nhu cầu, nghiên cứu điều tra dân tộc học, làm chuyên gia về phát triển cộng đồng, phát triển xã hội, đảm nhiệm các công việc quản lí và điều hành chương trình/dự án nghiên cứu hoặc ứng dụng liên quan đến nhân học;
- Có thể theo học các chương trình đào tạo tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài.
- Về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;
- Nắm vững hệ thống các quan điểm và cách tiếp cận nhân học, cách tiếp cận nghiên cứu liên ngành, có năng lực lập luận, tư duy theo cách tiếp cận hệ thống, toàn diện, có khả năng áp dụng tư duy lôgic, tích cực và sáng tạo vào nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa - xã hội, giải quyết các vấn đề học thuật liên quan đến lĩnh vực nhân học nói chung và các vấn đề của thực tiễn xã hội Việt Nam đương đại nói riêng;
- Thực hành tốt các phương pháp nghiên cứu nhân học, cụ thể là quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, đánh giá nhanh, thảo luận nhóm; biết xây dựng, quản lí và triển khai các dự án nghiên cứu lí thuyết và nghiên cứu ứng dụng liên quan đến các vấn đề văn hóa, xã hội, tộc người, tôn giáo tín ngưỡng, kinh tế, phát triển, bảo tồn, xóa đói giảm nghèo, quản lí và sử dụng các nguồn tài nguyên, v.v., trên cơ sở đó có khả năng phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp cho công tác hoạch định và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước và các tổ chức dân sự;
Kỹ năng bổ trợ
- Người có bằng thạc sĩ chuyên ngành Nhân học có các kĩ năng làm việc độc lập, biết tự học hỏi và tự nghiên cứu, có khả năng làm việc theo nhóm, có kĩ năng quản lí thời gian cá nhân, có kĩ năng tổ chức, lập kế hoạch và phân bổ công việc cá nhân, có kĩ năng đặt câu hỏi, có kĩ năng lãnh đạo, có kĩ năng trình bày, thuyết trình và trao đổi công việc chuyên môn;
- Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành: Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ;
- Biết sử dụng và làm chủ được các phần mềm vi tính thông dụng và một số phần mền chuyên dụng cho ngành học, biết khai thác các nguồn tài liệu trên Internet và sử dụng được các thiết bị công nghệ phổ thông khác phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và giải quyết các công việc chuyên môn..
- Về phẩm chất đạo đức
- Các thạc sĩ chuyên ngành Nhân học có tư chất của một nhà nhân học chuyên nghiệp, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức đối với dân tộc, có ý thức phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân, có thái độ trung thực trong khoa học và trong thực hành nhân học.
TỐT NGHIỆP:
- Điều kiện tốt nghiệp
Học viên được xét công nhận tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Trong thời gian học tập của khóa học;
- Đạt yêu cầu bảo vệ thành công luận văn;
- Đã nộp bản luận văn, tóm tắt luận văn, kèm theo đĩa compact (CD) ghi toàn bộ nội dung luận văn, tóm tắt luận văn, giới thiệu luận văn bằng tiếng Việt và tiếng Anh kèm theo phần mềm để đọc các nội dung đó (nếu cần) cho Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội để đưa vào cơ sở dữ liệu số hóa;
- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, học viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Học viên không đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp chứng nhận điểm các học phần đã hoàn thành trong chương trình đào tạo và được cấp các chứng chỉ theo các khối kiến thức đã hoàn thành. Thủ trưởng đơn vị đào tạo cấp chứng nhận điểm học phần và chứng chỉ khối kiến thức cho học viên.
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
- Nhóm 1: nghiên cứu viên và giảng viên có khả năng đảm nhiệm công việc nghiên cứu, giảng dạy ở các bậc đại học và sau đại học về con người, văn hóa và xã hội loài người, thực hành phát triển và bảo tồn ở các cơ quan bảo tàng, khu du lịch, khu bảo tồn, thư viện, v.v;
- Nhóm 2: viên chức làm việc trong các cơ quan Đảng và hệ thống chính quyền Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học và phương pháp nghiên cứu của nhân học ở trình độ thạc sĩ, v.v;
- Nhóm 3: cán bộ tư vấn và thực hành nhân học có khả năng đảm nhiệm các công việc ứng dụng phục vụ việc hoạch định và triển khai các chính sách xã hội, như nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động, đánh giá nhu cầu, nghiên cứu điều tra dân tộc học, làm chuyên gia về phát triển cộng đồng, về phát triển xã hội, đảm nhiệm các công việc quản lí và điều hành chương trình/dự án nghiên cứu hoặc ứng dụng liên quan đến tri thức và phương pháp nghiên cứu của nhân học ở trình độ thạc sĩ.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Có khả năng theo học các chương trình đào tạo tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN
Địa chỉ: số 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.
Đánh giá bởi học viên đã theo học
Đánh giá trung bình
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
- 22 Bình luận
-
trinhconson94cho mình xin file chính sách ưu tiên trong tuyển sinh nha ad
-
CSKH Edunetđể mình gửi chi tiết cho bạn nhé
-
-
mjnh18011994mục tiêu đào tạo ra sao ad
-
CSKH EdunetTrên cơ sở tiếp thu một cách có chọn lọc những tri thức cơ bản của các truyền thống nhân học ở các quốc gia phát triển, kế thừa truyền thống đào tạo và nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Nhân học định hướng nghiên cứu có mục tiêu đào tạo các nhà nhân học chuyên nghiệp có khả năng nghiên cứu, giảng dạy, biết vận dụng tri thức và phương pháp nhân học vào giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn, có khả năng hội nhập với cộng đồng nhân học quốc tế.
-
-
GanzabandaiMình đang theo học khóa học và khá hài lòng về chương trình học cũng như giảng viên
-
CSKH Edunetcảm ơn bạn đã tham gia khóa học nhé
-
Thạc sĩ Văn học Việt Nam
Đại Học Văn Hiến
- Tự kiểm định
- TP. Hồ Chí Minh
- 1,5 - 2 năm
- Linh động
- Liên hệ 0.00
Thạc sĩ Công tác xã hội – Định hướng ứng dụng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- ĐH Quốc gia Hà Nội
- Hà Nội
- 2 năm
- Linh động
- Liên hệ 5.00
Thạc sĩ Công tác xã hội (MSW)- Hệ từ xa/trực tuyến
Boise State University
- NWCCU
- USA
- Linh hoạt
- Linh động
- Miễn phí 0.00
Gợi ý dành cho bạn
Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế
Lunghwa University of Science and Technology
- HEEACT
- Đài Loan
- 2 năm
- Theo mùa
- Liên hệ 0.00
Thạc sĩ Ngôn Ngữ học
Lunghwa University of Science and Technology
- HEEACT
- Đài Loan
- 2 năm
- Theo mùa
- Liên hệ 0.00
Thạc sĩ Tin học và Kĩ thuật máy tính (MICE)
Trường Quốc tế - ĐHQG Hà Nội
- Không đề cập
- Hà Nội
- 18 tháng
- Liên tục
- Liên hệ 0.00
Thạc sĩ Quản trị tài chính (MFM)
Trường Quốc tế - ĐHQG Hà Nội
- Không đề cập
- Hà Nội
- 24 tháng
- Liên tục
- Liên hệ 0.00
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Thạc sĩ Nhân học
- Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Thời gian học: 2 năm
- Yêu cầu nhập học: 3
- Địa điểm học tập: TP. Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 5
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 24.300.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
Khóa học không được phép thanh toán online, vui lòng gửi đăng ký trực tuyến cho chúng tôi
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Thạc sĩ Nhân học
- Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Thời gian học: 2 năm
- Yêu cầu nhập học: 3
- Địa điểm học tập: TP. Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 5
Để nộp học phí trực tuyến, bạn cần có thẻ ATM/Debit/Credit của ngân hàng và vui lòng thực hiên các bước bên dưới.
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 24.300.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
-