Thạc sĩ Lưu trữ học – Định hướng Nghiên cứu (MS: 3950)
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN



Thông tin khóa học

Trường
Chương trình
Thạc sĩ Lưu trữ học – Định hướng Nghiên cứu
Loại hình đào tạo
Trong nước
Bậc học
Thạc sĩ
Kiểm định
Tự kiểm định
Loại hình trường
Công lập
Yêu cầu nhập học
Thi tuyển & Xét tuyển hồ sơ
Hình thức đào tạo
Chính quy
Thời gian học
Ngoài giờ hành chính
Thời lượng đào tạo
2 năm
Dự kiến khai giảng
Linh động
Địa điểm đào tạo
TP. Hà Nội
Thành lập năm 1945
Đại học hàng đầu về Khoa học xã hội và nhân văn
109 Giáo sư, Phó Giáo sư 134 Tiến sĩ 115 Thạc sĩ
Thiết lập quan hệ với hơn 200 trường trên thế giới
Trên 90% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp
Tự kiểm định
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu chung
- Chương trình Thạc sĩ Lưu trữ học định hướng nghiên cứu trang bị cho học viên trình độ lý luận vững vàng về Lưu trữ học, về phương pháp luận nhằm nâng cao khả năng và tư duy nghiên cứu trong lĩnh vực này; bên cạnh đó, hoàn thiện tư duy tổ chức và quản lí công tác lưu trữ, tổ chức và quản lý việc thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ, cũng như khả năng giảng dạy bậc đại học trong lĩnh vực chuyên môn của học viên.
- Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức:
Trang bị cho học viên các nhóm kiến thức cơ bản và nâng cao về các lĩnh vực sau:
- Khối kiến thức cơ sở về hành chính học, hệ thống văn thư và lịch sử văn bản học;
- Khối kiến thức chuyên sâu về lưu trữ học;
- Khối kiến thức bổ trợ và tự chọn nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp khác nhau của người học
Về năng lực:
Sau khi học xong chương trình, học viên có được các năng lực sau đây:
- Nắm vững những vấn đề cơ bản về lưu trữ học, có khả năng phát hiện những vấn đề về mặt lí luận cũng như thực tiễn cần được nghiên cứu và giải quyết; từ đó có thể tham mưu, tư vấn các biện pháp tổ chức, quản lý và chính sách về lĩnh vực lưu trữ cho các cấp lãnh đạo và quản lí;
- Có khả năng độc lập hoặc biết tổ chức một nhóm, một tập thể cùng triển khai nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực lưu trữ học
Về kĩ năng:
- Có khả năng vận dụng các phương pháp khoa học để tiếp cận và giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn trong công tác lưu trữ và công tác đảm bảo, cung cấp thông tin lưu trữ cho cán bộ lãnh đạo và quản lí trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp;
- Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các trường hành chính, các trường trung học, cao đẳng và đại học về các lĩnh vực chuyên môn đã được đào tạo.
Về nghiên cứu:
Trang bị khả năng nghiên cứu độc lập các vấn đề thuộc lĩnh vực lưu trữ học. Cụ thể như sau:
- Nghiên cứu những lí luận mới về lưu trữ học;
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về công tác văn thư, lưu trữ để tham mưu cho Đảng và Nhà nước đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với xu thế phát triển hiện nay;
- Nghiên cứu những tác động của sự thay đổi trong xã hội hiện đại đến công tác lưu trữ;
- Nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Tập trung
- Thời gian đào tạo: 2 năm
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
- Cử nhân tốt nghiệp ngành đúng Lưu trữ học hoặc ngành phù hợp Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (đối với sinh viên tốt nghiệp từ năm 2015 trở về trước); cử nhân tốt nghiệp các ngành gần, đã hoàn thành chương trình chuyển đổi (danh mục các học phần bổ sung kiến thức);
- Yêu cầu kinh nghiệm công tác: Không yêu cầu.
DANH MỤC CÁC NGÀNH PHÙ HỢP, NGÀNH GẦN:
Danh mục các ngành gần, ngành phù hợp với ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo:
- Ngành gần là Lịch sử, Văn học, Văn hóa học, Quản lý giáo dục, Báo chí, Luật, Chính trị học, Quản trị văn phòng, Quản lý nhà nước, Công tác xã hội, Đông phương học, Hán Nôm, Khoa học quản lý, Khoa học thư viện, Nhân học, Quốc tế học, Tâm lý học, Thông tin học, Triết học, Việt Nam học, Xã hội học, Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước sau khi đã học bổ túc kiến thức (25 tín chỉ) để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Lưu trữ học.
CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN TRONG TUYỂN SINH
Thí sinh được ưu tiên trong tuyển sinh thuộc những đối tượng sau:
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên ( tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 ( theo phân chia khu vực tuyển sinh THPT quốc gia hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ( tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Con liệt sĩ
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học
Các đối tượng ưu tiên: phải có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của Đại học Quốc Gia Hà Nội
Mức ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên ( gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ ( thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng 01 điểm ( thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm ( thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
Hình thức dự tuyển: Xét tuyển hồ sơ và thi tuyển
Môn thi tuyển sinh:
- Môn thi Cơ bản: Công tác văn thư
- Môn thi Cơ sở: Lí luận và phương pháp công tác lưu trữ
- Môn Ngoại ngữ: 01 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC
STT |
HỌC PHẦN |
SỐ TÍN CHỈ |
PHẦN 1. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC VĂN THƯ - LƯU TRỮ |
4 tín chỉ |
|
1 2 |
|
2 2 |
PHẦN 2. NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC VĂN THƯ |
6 tín chỉ |
|
3 |
|
2 |
4 |
|
2 |
5 |
|
2 |
PHẦN 3. NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC LƯU TRỮ |
10 tín chỉ |
|
7 |
|
5 |
8 |
|
2 |
9 |
|
3 |
PHẦN 4. CÁC KIẾN THỨC BỔ TRỢ |
5 tín chỉ |
|
11 |
|
2 |
12 |
|
3 |
TỔNG SỐ TÍN CHỈ: |
25 tín chỉ |
HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
Việc đăng ký dự thi tuyển sinh thạc sĩ ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhăn văn được thực hiện trực tuyến. Phần mềm đăng ký dự thi do Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thông tin, ĐHQGHN xây dựng và được sử dụng thống nhất trong toàn ĐHQGHN.
Nhiệm vụ của thí sinh:
- Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn. Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.
Thời gian đăng kí dự tuyển online:
- Đợt1: từ 8h00 ngày 20/01 đến 17h00 ngày 11/4
- Đợt 2: từ 8h00 ngày 27/4 đến 17h00 ngày 05/9
- Nộp lệ phí tuyển sinh đầy đủ theo quy định.
Lưu ý:
- Thí sinh không đăng ký trực tuyến sẽ không đủ điều kiện để dự thi tuyển sinh.
- Trong thời gian 48 giờ sau khi đăng kí (trừ ngày nghỉ, ngày Lễ), nếu thí sinh không nhận được thông tin phản hồi, đề nghị liên hệ lại với bộ phận tuyển sinh để kiểm tra kết quả đăng kí dự tuyển.
- Thí sinh dự thi thạc sĩ nộp hồ sơ sau khi có kết quả trúng tuyển và giấy báo nhập học.
- Hội đồng tuyển sinh Sau đại học của Nhà trường sẽ xem xét hủy bỏ kết quả trúng tuyển của thí sinh nếu các thông tin đăng ký dự thi sai lệch với hồ sơ nhập học mà không đáp ứng tiêu chuẩn dự thi.
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO:
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 64 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 8 [1] tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ
- Bắt buộc: 16 tín chỉ
- Lựa chọn: 20 tín chỉ/42 tín chỉ
- Luận văn Thạc sĩ: 20 tín chỉ.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số các học phần tiên quyết |
||
Lí thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||
I |
Khối kiến thức chung |
8 |
|
|
|
|
|
1. |
PHI 5001 |
|
4 |
60 |
0 |
0 |
|
2. |
|
Ngoại ngữ cơ bản * General Foreign Language |
|
|
|
|
|
ENG 5001 |
|
4
|
|
|
|
|
|
RUS 5001 |
|
|
|||||
CHI 5001 |
|
|
|||||
GER 5001 |
|
|
|||||
FRE 5001 |
|
|
|||||
II |
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
36 |
|
|
|||
II.1. |
Các học phần bắt buộc (Compulsory Subjects) |
16 |
|
|
|||
3. |
ENG 6001 |
|
3
|
|
|
|
|
RUS 6001 |
|
|
|||||
CHI 6001 |
|
|
|||||
GER 6001 |
|
|
|||||
FRE 6001 |
|
|
|||||
4. |
ARO 6026 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
5. |
ARO 6033 |
|
4 |
45 |
15 |
0 |
|
6. |
ARO 6034 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
7. |
ARO 6043 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
II.2. |
Các học phần lựa chọn (Elective Subjects) |
20/42 |
|
|
|||
8. |
ARO 6044 |
|
2 |
15 |
15 |
0 |
|
9. |
ARO 6045 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
10. |
ARO 6046 |
|
2 |
20 |
10 |
0 |
|
11. |
ARO 6047 |
|
2 |
20 |
10 |
0 |
|
12. |
ARO 6048 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
13 |
ARO 6049 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
14 |
ARO 6050 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
15 |
ARO 6028 |
|
2 |
15 |
15 |
0 |
|
16 |
ARO 6029 |
|
2 |
15 |
15 |
0 |
|
17. |
ARO 6030 |
|
2 |
15 |
15 |
0 |
|
18. |
ARO 6031 |
|
2 |
15 |
15 |
0 |
|
19. |
ARO 6051 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
20. |
ARO 6037 |
|
2 |
20 |
10 |
0 |
|
21. |
ARO 6038 |
|
2 |
20 |
10 |
0 |
|
22. |
ARO 6039 |
|
2 |
20 |
10 |
0 |
|
23. |
ARO 6052 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
24. |
ARO 6041 |
|
2 |
20 |
10 |
0 |
|
25. |
ARO 6042 |
|
2 |
20 |
10 |
0 |
|
26. |
ARO 7202 |
|
20 |
|
|
|
|
Tổng cộng |
64 |
|
|
|
|
[1] Trong đó học phần ngoại ngữ cơ bản là 04 tín chỉ, học phần này không tính vào điểm trung bình chung tích lũy nhưng được tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.
ĐÁNH GIÁ:
- Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ Lưu trữ học – Định hướng Nghiên cứu của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN, học viên bắt buộc phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
- Người học nắm vững thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác Lênin; Có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức) và sử dụng được những kiến thức nói trên trong nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn;
- Lưu trữ học thuộc nhóm ngành thông tin, vì vậy người học cần nắm vững những vấn đề lý luận/ lý thuyết và thực tiễn về khoa học thông tin, giá trị của thông tin quá khứ (tài liệu lưu trữ) và nhu cầu khai thác, mục đích sử dụng thông tin tài liệu lưu trữ của giới khoa học, các nhà quản lý và của toàn xã hội để phục vụ cho các lĩnh vưc; chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và các nhu cầu chính đáng của nhân dân; nắm vững lý luận và thực tiễn của việc lưu trữ, tổ chức khoa học và phục vụ khai thác hiệu quả các nguồn thông tin nói chung và thông tin trong tài liệu lưu trữ nói riêng;
- Người học nắm được kiến thức chuyên sâu và cập nhật kiến thức mới về lưu trữ học; các vấn đề cơ bản về lịch sử, pháp lý và khuynh hướng phát triển của ngành lưu trữ ở Việt Nam; các vấn đề đang cần được nghiên cứu và giải quyết trong công tác lưu trữ và hoạt động lưu trữ ở Việt Nam;
- Người học nắm vững một số phương pháp và kỹ năng cơ bản cần áp dụng để thực hiện tổ chức và quản lý công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ; Có khả năng vận dụng các phương pháp đó vào hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn
- Về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;
- Có khả năng phát hiện những vấn đề về mặt lí luận cũng như thực tiễn cần được nghiên cứu và giải quyết; từ đó có thể tham mưu, tư vấn chính sách về công tác lưu trữ cho các cấp lãnh đạo và quản lí;
- Có khả năng độc lập hoặc biết tổ chức nhóm nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực lưu trữ học;
- Có khả năng vận dụng các phương pháp khoa học để tiếp cận và giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn trong công tác lưu trữ và công tác đảm bảo thông tin cho lãnh đạo và quản lí trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp;
- Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các trường trung học, cao đẳng và đại học về lĩnh vực chuyên môn đã được đào tạo;
- Kỹ năng tư duy sáng tạo, phát hiện, phân tích và đề xuất xử lý các vấn đề chuyên môn trong hoạt động lưu trữ và công tác lưu trữ;
- Nắm hiểu và có khả năng vận dụng các phương pháp khoa học vào thực tiễn hoạt động lưu trữ và công tác lưu trữ;
- Kỹ năng xây dựng và triển khai các đề án, thuyết minh các dự án nghiên cứu, viết tổng quan và công bố các công rình khoa học;
- Kỹ năng nghiên cứu độc lập và làm việc trong nhóm nghiên cứu; sử dụng được một số phương pháp nghiên cứu cơ bản để phát hiện và đề xuất các giải pháp cho các vấn đề đang đặt ra trong công tác lưu trữ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Giảng dạy các chuyên đề về lưu trữ học; hướng dẫn các sinh viên thực hiện khóa luận, niên luận và đề tài nghiên cứu khoa học; vận dụng kết quả nghiên cứu để giải quyết các vấn đề của thực tiễn công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ..
Kỹ năng bổ trợ
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thích ứng với con người và hoàn cảnh để làm việc với đối tác, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan trực thuộc trong lĩnh vực lưu trữ;
- Kỹ năng kiểm soát bản thân để ứng phó và xử lý các tình huống trong quyết công việc liên quan đến công tác lưu trữ và trong cuộc sống;
- Kỹ năng làm việc nhóm để phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong công tác lưu trữ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp;
- Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành: Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ.
- Về phẩm chất đạo đức
Phẩm chất đạo đức cá nhân:
- Nghiêm túc, chăm chỉ, nhiệt tình, tự chủ, kiên trì và sẵn sàng đương đầu với khó khăn, rủi ro.
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp:
- Trách nhiệm, chuyên nghiệp, chủ động, độc lập và sáng tạo, đáp ứng được các tính chất cơ bản của công tác lưu trữ là tính chính trị, tính cơ mật, tính khoa học và tính phục vụ.
Phẩm chất đạo đức xã hội:
- Có trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ pháp luật, bảo vệ chân lí, ủng hộ đổi mới tiến bộ.
TỐT NGHIỆP:
- Điều kiện tốt nghiệp
Học viên được xét công nhận tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Trong thời gian học tập của khóa học;
- Đạt yêu cầu bảo vệ thành công luận văn;
- Đã nộp bản luận văn, tóm tắt luận văn, kèm theo đĩa compact (CD) ghi toàn bộ nội dung luận văn, tóm tắt luận văn, giới thiệu luận văn bằng tiếng Việt và tiếng Anh kèm theo phần mềm để đọc các nội dung đó (nếu cần) cho Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội để đưa vào cơ sở dữ liệu số hóa;
- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, học viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Học viên không đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp chứng nhận điểm các học phần đã hoàn thành trong chương trình đào tạo và được cấp các chứng chỉ theo các khối kiến thức đã hoàn thành. Thủ trưởng đơn vị đào tạo cấp chứng nhận điểm học phần và chứng chỉ khối kiến thức cho học viên.
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
- Lãnh đạo các cơ quan quản lí ngành như Cục Lưu trữ thuộc Văn phòng Trung ương Đảng, Cục Văn thư-Lưu trữ Nhà nước;
- Đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cơ quan sự nghiệp lưu trữ cấp Trung ương và cấp tỉnh;
- Phụ trách công tác Văn thư-Lưu trữ các cơ quan cấp Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tổ chức và chịu trách nhiệm quản lí lưu trữ chuyên ngành, lưu trữ kĩ thuật, lưu trữ các tập đoàn kinh tế lớn;
- Giảng dạy các môn chuyên ngành bậc Cao đẳng và Đại học;
- Tham gia điều hành các cơ sở nghiên cứu, tổ chức và thực hiện nghiên cứu các đề tài liên quan đến công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến lưu trữ học;
- Có cơ hội học lên ở bậc cao hơn (tiến sĩ) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực lưu trữ học, lịch sử để trở thành chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực được đào tạo.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN
Địa chỉ: số 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.
Đánh giá bởi học viên đã theo học
Đánh giá trung bình
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
Thạc sĩ Quản lý văn hóa
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Tự kiểm định
- TP. Hà Nội
- 2 năm
- Linh động
- 12.150.000 đ 0.00
Thạc sĩ Hán Nôm
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Tự kiểm định
- TP. Hà Nội
- 2 năm
- Linh động
- 24.300.000 đ 0.00
Thạc sĩ Lịch sử sử học và sử liệu học
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Tự kiểm định
- TP. Hà Nội
- 2 năm
- Linh động
- 24.300.000 đ 0.00
Thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Tự kiểm định
- TP. Hà Nội
- 2 năm
- Linh động
- 24.300.000 đ 0.00
Gợi ý dành cho bạn
Thạc sĩ Chính sách công
University of Tsukuba
- Đại học Quốc gia Hà Nội
- TP. Hà Nội
- 2 năm
- Tháng 9
- 75.000.000 đ 0.00
Thạc sĩ Khoa học Tài chính và Đầu tư
University Of Greenwich
- QAA, ABS
- TP. Hà Nội
- 12 tháng
- Tháng 4 và Tháng 10
- 195.000.000 đ 0.00
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA)
Columbia Southern University
- DEAC
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
- 18 tháng
- Tháng 1, 4, 7, 10
- 213.256.000 ₫ 236.256.000 đ 4.83
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Thạc sĩ Lưu trữ học – Định hướng Nghiên cứu
- Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Thời gian học: 2 năm
- Yêu cầu nhập học: 3
- Địa điểm học tập: TP. Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 5
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 24.300.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
Khóa học không được phép thanh toán online, vui lòng gửi đăng ký trực tuyến cho chúng tôi
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
-
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Thạc sĩ Lưu trữ học – Định hướng Nghiên cứu
- Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Thời gian học: 2 năm
- Yêu cầu nhập học: 3
- Địa điểm học tập: TP. Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 5
Để nộp học phí trực tuyến, bạn cần có thẻ ATM/Debit/Credit của ngân hàng và vui lòng thực hiên các bước bên dưới.
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 24.300.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
-