Toàn quốc
Trường hàng đầu trong khu vực và trên thế giới
Tiên tiến
Chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
Năng động
Hơn 50 năm phát triển
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu đào tạo chung
- Đào tạo cử nhân Kinh tế đối ngoại và cử nhân thương mại quốc tế, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt, có tư duy tổng hợp về kinh tế, thương mại, sử dụng thông thạo một trong các ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga. Sinh viên chuyên ngành Kinh tế đối ngoại và thương mại quốc tế sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương sẽ nắm vững những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế ứng dụng và kinh doanh thương mại, đó là những kiến thức về giao dịch thương mại quốc tế, đàm phán quốc tế để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán quốc tế, vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, các vấn đề về quan hệ kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, những vấn đề thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư, thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ đồng thời am hiểu luật pháp thương mại quốc tế, các vấn đề liên quan đến Tổ chức thương mại thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế...
- Sau khi ra trường, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực kinh tế đối ngoại, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng thương mại, các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, các công ty quốc tế, các tổ chức quốc tế, cơ quan nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực thương mại, các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan hợp tác kinh tế thương mại quốc tế của Việt Nam, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp thương mại.
- Chương trình cử nhân kinh tế được thiết kế phù hợp với các chương trình của các trường nổi tiếng trên thế giới tại Mỹ, Anh, Úc..., sinh viên theo học có khả năng liên thông tại các trường đại học trên thế giới, đặc biệt tại các trường đối tác của Đại học Ngoại thương theo chương trình 2+2 hoặc 3+1.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Đào tạo theo tín chỉ, hình thức VLVH.
- Thời gian đào tạo: 2 – 2,5 năm, học liên tục, 4 - 5 buổi/tuần vào các buổi tối trong tuần hoặc Thứ bảy, Chủ nhật (có nghỉ hè và nghỉ Tết).
- Văn bằng đào tạo: Bằng đại học thứ hai.
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
- Công dân Việt Nam có đủ sức khỏe, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Sinh viên đang học tại các trường đại học Việt Nam muốn dự tuyển học song song hai chương trình (Song bằng) phải hoàn thành ít nhất một học kỳ ở trường thứ nhất, xếp loại học lực (điểm trung bình chung học tập) từ trung bình trở lên tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Nộp đầy đủ và đúng hạn hồ sơ đăng kí dự tuyển.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
- Xét tuyển hồ sơ
HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
- Phiếu tuyển sinh theo mẫu (có trong hồ sơ tuyển sinh) có dán ảnh (phải có dấu giáp lai giữa ảnh và phiếu tuyển sinh). Phiếu tuyển sinh phải được cơ quan, đơn vị đủ tư cách pháp lý xác nhận gồm: Chủ tịch UBND Phường/Xã ký và đóng dấu hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý ký và đóng dấu;
- 02 ảnh (4x6) và 02 ảnh (3x4) có ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh ở mặt sau.
- Giấy chứng nhận sinh viên;
- Bảng điểm các môn đã học (có công chứng hoặc bản sao, kèm theo bản gốc để đối chiếu)
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO:
Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 136 tín chỉ (không kể Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng), trong đó:
- Kiến thức giáo dục đại cương: 43 tín chỉ, chiếm 31,62%
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 93 tín chỉ, chiếm 68,38%, trong đó:
- Kiến thức cơ sở khối ngành 6 tín chỉ
- Kiến thức cơ sở ngành 18 tín chỉ
- Kiến thức ngành 33 tín chỉ
- Kiến thức tự chọn theo chuyên ngành 15 tín chỉ
- Kiến thức tự chọn 9 tín chỉ
- Thực tập giữa khóa 3 tín chỉ
- Học phần tốt nghiệp 9 tín chỉ
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
TT | Tên môn học | Mã môn học | Số TC | Phân bố thời gian | Môn học tiên quyết | ||
Số tiết trên lớp | Tự học, tự nghiên cứu (có hướng dẫn) | ||||||
LT | BT, TL, TH | ||||||
7.1 | Khối kiến thức giáo dục đại cương | 43 | |||||
7.1.1 | Lý luận chính trị | 10 | |||||
1 |
|
TRI102 | 2 | 20 | 10 | 20 | Không |
2 |
|
TRI103 | 3 | 30 | 15 | 30 | Không |
3 |
|
TRI104 | 2 | 20 | 10 | 20 | TRI102 |
TRI103 | |||||||
4 |
|
TRI106 | 3 | 30 | 15 | 30 | TRI102 |
TRI103 | |||||||
7.1.2 | Khoa học xã hội, Nhân văn – Nghệ thuật, Toán – Tin học | 18 | |||||
1 |
|
TOA105 | 3 | 15 | 60 | 0 | Không |
2 |
|
PLU111 | 3 | 30 | 15 | 30 | Không |
3 |
|
TIN202 | 3 | 30 | 15 | 30 | TOA105 |
4 |
|
TRI201 | 3 | 30 | 15 | 30 | Không |
5 |
|
PPH101 | 3 | 30 | 15 | 30 | Không |
Tự chọn 1 trong 2 môn sau đây: | |||||||
1 |
|
TOA201 | 3 | 30 | 15 | 30 | TOA105 |
2 |
|
KTE301 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE204 |
7.1.3 | Ngoại ngữ (Sinh viên đạt chuẩn 1 ngoại ngữ cho từng năm có thể lựa chọn miễn ngoại ngữ hoặc tích lũy tín chỉ bằng ngoại ngữ thứ hai) | ||||||
1 |
|
-131 | 3 | 30 | 60 | 0 | Không |
2 |
|
-132 | 3 | 30 | 60 | 0 | -131 |
3 |
|
-231 | 3 | 30 | 60 | 0 | -132 |
4 |
|
-232 | 3 | 30 | 60 | 0 | -231 |
5 |
|
-331 | 3 | 30 | 60 | 0 | -232 |
7.1.4 | Giáo dục thể chất | ||||||
1 |
|
150 | |||||
7.1.5 | Giáo dục quốc phòng, an ninh | ||||||
1 |
|
165 | |||||
7.2 | Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | 93 | |||||
7.2.1 | Kiến thức cơ sở khối ngành | 6 | |||||
1 |
|
KTE202 | 3 | 30 | 15 | 30 | TOA105 |
2 |
|
KTE204 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE202 |
7.2.2 | Khối kiến thức cơ sở ngành | 18 | |||||
1 |
|
TCH301 | 3 | 30 | 15 | 30 | |
2 |
|
KTE309 | 3 | 30 | 15 | 30 | TOA105 |
3 |
|
KET201 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE202 |
4 |
|
MKT301 | 3 | 30 | 15 | 30 | Không |
5 |
|
KTE306 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE204 |
6 |
|
TMA301 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE202 KTE204 |
7.2.3 | Khối kiến thức ngành | 33 | |||||
1 |
|
KTE401 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE204 TOA201 |
2 |
|
KTE402 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE401 |
3 |
|
KTE311 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE204 KET201 |
4 |
|
MKT401 | 3 | 30 | 15 | 30 | MKT301 |
5 |
|
TMA302 | 3 | 30 | 15 | 30 | TMA301 |
6 |
|
TMA305 | 3 | 30 | 15 | 30 | TMA302 |
7 |
|
TMA408 | 3 | 30 | 15 | 30 | PLU111 KTE202 |
8 |
|
TCH412 | 3 | 30 | 15 | 30 | TMA305 |
TMA302 | |||||||
9 |
|
TMA402 | 3 | 30 | 15 | 30 | TMA305 |
TMA302 | |||||||
10 |
|
-332 | 3 | 30 | 60 | 0 | -331 |
11 |
|
-431 | 3 | 30 | 60 | 0 | -332 |
12 |
|
24 | |||||
13 | Sinh viên lựa chọn 15 tín chỉ kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành đào tạo (kinh tế đối ngoại hay thương mại quốc tế) và 9 tín chỉ tỏng số các môn học ở chuyên ngành khác hoặc kiến thức lựa chọn chung | ||||||
(a) | Chuyên ngành kinh tế đối ngoại | 15 | |||||
1 |
|
KTE312 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE204 |
2 |
|
DTU308 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE204 KTE311 |
3 |
|
KDO402 | 3 | 30 | 15 | 30 | TMA402 |
4 |
|
TMA310 | 3 | 30 | 15 | 30 | TCH412 |
TMA302 TMA305 | |||||||
5 |
|
PLU419 | 3 | 30 | 15 | 30 | PLU111 |
TCH412 | |||||||
TMA302 | |||||||
TMA305 | |||||||
(b) | Chuyên ngành thương mại quốc tế | 15 | |||||
1 |
|
TMA412 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE306 TMA301 |
2 |
|
TMA410 | 3 | 30 | 15 | 30 | TMA301 |
TMA305 | |||||||
3 |
|
TMA404 | 3 | 30 | 15 | 30 | TMA301 |
TMA302 | |||||||
4 |
|
TMA320 | 3 | 30 | 15 | 30 | PLU111 TMA301 |
5 |
|
PLU422 | 3 | 30 | 15 | 30 | PLU111 TMA301 |
Kiến thức lưa chọn chung (sinh viên lựa chọn 9 tín chỉ trong số các môn học sau) | 9 | ||||||
1 |
|
MKT407 | 3 | 30 | 15 | 30 | PLU111 |
TMA408 | |||||||
MKT401 | |||||||
2 |
|
KDO404 | 3 | 30 | 15 | 30 | MKT401 |
TMA408 | |||||||
3 |
|
KDO307 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE202, KTE204 |
4 |
|
TMA313 | 3 | 30 | 15 | 30 | TMA301 |
5 |
|
TMA406 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE311 |
6 |
|
QTR 312 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE312 |
7 |
|
KTE406 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE402 |
KTE306 | |||||||
8 |
|
KET310 | 3 | 30 | 15 | 30 | KET201 |
9 |
|
KTE404 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE402 |
10 |
|
DTU401 | 3 | 30 | 15 | 30 | TCH301 |
11 |
|
TCH341 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE204 |
12 |
|
TCH409 | 3 | 30 | 15 | 30 | TCH301 |
13 |
|
MKT408 | 3 | 30 | 15 | 30 | MKT401 |
14 |
|
PPH102 | 3 | 30 | 15 | 30 | |
15 |
|
TCH321 | 3 | 30 | 15 | 30 | KTE203 |
7.2.5 | Thực tập giữa khóa | KTE501 | 3 | ||||
7.2.6 | Học phần tốt nghiệp lựa chọn 1 trong 2): | KTE511 | 9 | ||||
7.2.6.1 | Khóa luận tốt nghiệp (lựa chọn có điều kiện) | 9 | |||||
7.2.6.2 | Lựa chọn một trong các môn học thuộc phần “Kiến thức lựa chọn chung” hoặc khối kiến thức của chuyên ngành (những môn chưa học) | 3 | |||||
Báo cáo thực tập tốt nghiệp | 6 |
ĐÁNH GIÁ
- Thang điểm
- Sinh viên được đánh giá theo thang điểm 10, quy đổi A, B, C, D, F theo quy định đào tạo do nhà trường xây dựng, dựa trên Quy chế số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
- Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Cử nhân Kinh tế đối ngoại của trường Đại học Ngoại thương, học viên bắt buộc phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:
Về kiến thức
- Khối kiến thức đại cương chung cho chương trình cử nhân đại học nhằm cung cấp kiến thức nền tảng chung ở bậc cử nhân, trang bị kiến thức phương pháp luận, nhân sinh quan, thế giới quan để học tập, nghiên cứu và làm việc suốt đời;
- Khối kiến thức chung cho sinh viên Đại học Ngoại thương, giỏi về kiến thức chuyên môn trong quản lý kinh tế, kinh doanh, thương mại và giỏi về ngoại ngữ để có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế;
- Khối kiến thức chung của khối ngành Kinh doanh và quản lý có khả năng sử dụng các công cụ phân tích kinh tế và kinh doanh giải quyết các vấn đề quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp;
- Khối kiến thức chung của nhóm ngành kinh tế cung cấp kiến thức khoa học cốt lõi đặc trưng của nhóm ngành kinh tế cho sinh viên có khả năng giải quyết vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh.
- Khối kiến thức liên quan trực tiếp và mang tính đặc thù của chuyên ngành kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế, bao gồm cả kiến thức thực tập và tốt nghiệp.
- Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có chứng chỉ Giáo dục thể chất theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề trong quản lý kinh tế, kinh doanh và tài chính, ngân hàng (sinh viên tốt nghiệp sẽ có các kỹ năng như lập kế hoạch, tổ chức sắp xếp công việc, đặt mục tiêu, tạo động lực, chăm sóc đối tác, nhận thức và bắt kịp với sự thay đổi của môi trường, lập và quản lý ngân sách, điều hành các cuộc họp hiệu quả, quản lý dự án, kiểm soát stress, xây dựng đội ngũ vững mạnh, quảng bá thương hiệu trên Internet, sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành phục vụ cho công việc và làm việc trong môi trường quốc tế);
- Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề trong quản lý kinh tế, kinh doanh và tài chính (bao gồm các kỹ năng sinh viên cần phải có sau khi tốt nghiệp là Phát hiện và hình thành vấn đề; Tổng quát hóa vấn đề; Kỹ năng đánh giá và phân tích định tính vấn đề; Kỹ năng phân tích vấn đề khi thiếu thông tin; Kỹ năng phân tích định lượng vấn đề; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Đưa ra giải pháp và kiến nghị);
- Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức (Sinh viên sẽ có khả năng Xây dựng, hình thành các giả thuyết; Tìm kiếm và tổng hợp tài liệu để nghiên cứu các giả thuyết đã được thiết lập; Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các phương pháp xác suất, thống kê; Kiểm định giả thuyết; Phân tích khả năng ứng dụng nghiên cứu trong thực tiễn; Kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin);
- Kỹ năng tư duy một cách hệ thống (Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có Tư duy chỉnh thể/logic; có khả năng Phát hiện các vấn đề và mối tương quan giữa các vấn đề; biết cách Xác định vấn đề ưu tiên; Phân tích sự lựa chọn giữa các vấn đề và tìm ra cách giải quyết cân bằng giữa chi phí và lợi ích; có khả năng Tư duy phân tích đa chiều);
- Khả năng nhận biết và phân tích bối cảnh và ngoại cảnh tác động của chính sách quản lý kinh tế đến thị trường, đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệ trên phạm vi quốc gia cũng như quốc tế (Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ biết cách thực hiện trách nhiệm của mình đối với việc phát triển nền thương mại quốc gia, sinh viên hiểu được tác động của thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại đến xã hội và các yêu cầu của xã hội đối với ngành kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế gắn với bối cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc, sinh viên sẽ nắm được các vấn đề mang tính thời sự của lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa);
- Kỹ năng nhận biết và phân tích tình hình trong và ngoài đơn vị liên quan tới quản lý kinh tế, chính sách thương mại quốc tế tại cơ quan hoạch định chính sách (bao gồm các yếu tố văn hóa, chiến lược phát triển chính sách...);
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn (khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng được đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế; khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật và công cụ lao động của ngành; khả năng phát hiện và giải quyết hợp lý vấn đề trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế);
- Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế (có khả năng nghiên cứu cải tiến hoặc phát minh sáng tạo
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng tự chủ (các kỹ năng học và tự học suốt đời, quản lý thời gian và tự chủ, thích ứng với sự phức tạp của thực tế, hiểu biết văn hóa, hiểu và phân tích kiến thức - kỹ năng của một cá nhân khác để học tập suốt đời...);
- Kỹ năng làm việc theo nhóm (hình thành nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và kỹ năng làm việc với các nhóm khác nhau);
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo (điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp);
- Kỹ năng giao tiếp (lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức, ...);
- Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế để làm việc trong môi trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu; Các kỹ năng mềm khác phục vụ cho cuộc sống và phát triển cơ hội nghề nghiệp của sinh viên.
Về phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp
- Phẩm chất đạo đức cá nhân (sinh viên tốt nghiệp được giáo dục và rèn luyện ý thức để sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo...);
- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp (sinh viên tốt nghiệp được giáo dục và rèn luyện để có khả năng làm việc và bảo vệ uy tín nghề nghiệp của mình thông qua giữ vững đạo đức nghề nghiệp, có hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, chủ động để thực thi nhiệm vụ do lãnh đạo giao phó, phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác với đối tác và phục vụ khách hàng theo đúng yêu cầu và đạo đức nghề nghiệp,...);
- Phẩm chất đạo đức xã hội (có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới).
TỐT NGHIỆP
- Điều kiện tốt nghiệp
- Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế 43/2007/QĐ - BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo và Quy định đào tạo hệ đại học chính quy theo quy định của trường.
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
- Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, bộ, ngành, các doanh nghiệp XNK, các văn phòng đại diện, công ty trong nước hoặc nước ngoài, cơ quan nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực thương mại, các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan hợp tác kinh tế thương mại quốc tế của Việt Nam, các tổ chức quốc tế, ngòai ra sinh viên còn có khả năng tiếp tục học lên bậc thạc sỹ và tiến sỹ để trở thành chuyên gia bậc cao trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Chương trình cử nhân kinh tế được thiết kế phù hợp với các chương trình của các trường nổi tiếng trên thế giới tại Mỹ, Anh, Úc..., sinh viên theo học có khả năng liên thông tại các trường đại học trên thế giới, đặc biệt tại các trường đối tác của Đại học Ngoại thương theo chương trình 2+2 hoặc 3+1.
Trường Đại học Ngoại thương
Địa chỉ: số 91 chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
-
Tôi cần tìm hiểu thêm thông tin về khóa học này,hãy liên lạc lại với tôi nhé
-
Chào bạn,để có thêm thông tin khóa học, bạn vui lòng thực hiện theo hướng dẫn hoặc liên hệ hệ Hotline 1900.98.99.61 để được tư vấn cụ thể.
-
-
Mình muốn tìm hiểu thêm thông tin của khóa học này thì có thể liên hệ với ai vậy
-
Chào bạn,để có thêm thông tin khóa học, bạn vui lòng thực hiện theo hướng dẫn hoặc liên hệ hệ Hotline 1900.98.99.61 để được tư vấn cụ thể.
-
-
Thầy cô của trường nhiệt tình, giúp đỡ học trò, bên cạnh việc học còn mang đến cho học viên nhiều kiến thức khác bổ ích
-
Chào bạn,để có thêm thông tin khóa học, bạn vui lòng thực hiện theo hướng dẫn hoặc liên hệ hệ Hotline 1900.98.99.61 để được tư vấn cụ thể.
-