- Trang chủ
- Khóa học dài hạn
- Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Cử nhân ngôn ngữ học KHXHNV

Cử nhân ngôn ngữ học (MS: 3196)
Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh



Thông tin khóa học
Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh |
|
Cử nhân ngôn ngữ học |
|
Trong nước | |
Cử nhân | |
Tự kiểm định | |
Công lập | |
Thi tuyển & Xét tuyển hồ sơ | |
Chính quy | |
Trong tuần | |
3,5 - 6 năm | |
10-12 Đinh Tiên Hoàng, P.Bến Nghé, Q1, TP.HCM |
550+ Giảng viên
16.000+ sinh viên
60+ năm
10.000+ đầu sách
Top đầu trong lĩnh vực
khoa học xã hội và nhân văn của Châu Á
Đơn vị tiên phong việc khai mở những ngành đào tạo mới, đáp ứng nhu cầu xã hội
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Ngành NNH lấy mục tiêu là cùng lúc cung cấp kiến thức chuyên ngành và đào tạo kỹ năng. Nội dung đào tạo của ngành bao gồm khối kiến thức cơ bản về ngành ngôn ngữ học phục vụ cho ứng dụng và học tập các ngành gần, khối kiến thức chuyên sâu phục vụ cho nghiên cứu khoa học, khối kỹ năng liên quan đến các vấn đề ngôn ngữ như viết báo, tổ chức truyền thông, xử lý thông tin ngôn ngữ, giao tiếp ngôn ngữ, soạn thảo tài liệu văn bản, kỹ năng biên phiên dịch, kỹ năng giảng dạy ngoại ngữ.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo : Tập trung
- Thời gian đào tạo : 1,5 năm đến 02 năm
HỌC PHÍ :
- Thời gian học 3.5 năm : 24.500.000VNĐ
- Thời gian học 06 năm : 42.000.000VNĐ
- Bình quân : 7.000.000VNĐ/năm
- Linh động theo thời gian và tín chỉ trong thời gian học
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN:
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học.
- Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN:
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
- Hình thức 1 : Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 70% tổng chỉ tiêu.
- Hình thức 2 : Ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tối đa 3% tổng chỉ tiêu)
- Hình thức 3 : Ưu tiên xét tuyển theo Quy định riêng của ĐHQG – HCM (tối đa 15% tổng chỉ tiêu)
- Hình thức 4 : Xét tuyển dựa vào kết quả kiểm tra trình độ năng lực SAT của ĐHQG-HCM tối đa 12% tổng chỉ tiêu cho tất cả các ngành)
HỒ SƠ NHẬP HỌC:
- Giấy báo nhập học: nộp bản chính (sinh viên nên photo và chứng thực bản giấy báo này để sử dụng về sau. Nhà trường không giải quyết cho sinh viên mượn lại giấy báo sau khi đã nhập học).
- 04 ảnh cỡ 3x4 (ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, mã số sinh viên vào mặt sau ảnh).
- 02 bản photo bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương (có chứng thực). Đối với tân sinh viên tốt nghiệp THPT năm 2018 nộp bản chính Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
- 01 bản photo giấy khai sinh (thí sinh mang bản chính để đối chiếu khi cần).
- 03 bản photo chứng minh nhân dân, phải rõ số CMND (thí sinh mang bản chính để đối chiếu khi cần).
- 01 bản photo học bạ Trung học phổ thông (thí sinh mang bản chính để đối chiếu khi cần).
- 01 bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương (theo mẫu của phòng Công tác sinh viên tại địa chỉhttp://ctsv.hcmussh.edu.vn/Biểu mẫu/Mẫu lý lịch sinh viên).
- Mẫu phát hành thẻ sinh viên đa năng (mẫu này nhà Trường sẽ cung cấp vào ngày nhập học cho sinh viên)
- Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên, Giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng, Đoàn, … (sinh viên chuẩn bị sẵn để nộp khi Nhà trường yêu cầu).
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO:
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
STT |
MÔN HỌC |
SỐ TC |
SỐ TIẾT |
|
120 |
||
I |
KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG |
32 |
|
BẮT BUỘC (43 TC) |
29 |
||
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2 |
30 |
2 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3 |
45 |
3 |
Đường lối cách mạng Việt Nam |
3 |
45 |
4 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
30 |
5 |
Pháp luật đại cương |
3 |
45 |
6 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
30 |
7 |
Dẫn luận ngôn ngữ học |
2 |
30 |
8 |
Logic học đại cương |
2 |
30 |
9 |
Hán văn cơ bản |
2 |
45 |
10 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
2 |
30 |
11 |
Chữ Nôm |
2 |
30 |
12 |
Thực hành văn bản tiếng Việt |
2 |
30 |
13 |
Thống kê cho khoa học xã hội |
2 |
30 |
14 |
Tin học |
0 |
0 |
15 |
Ngoại ngữ |
0 |
0 |
TỰ CHỌN (03 TC) |
3 |
||
(Sinh viên tự chọn 3 tín chỉ trong các môn học sau) |
|||
1 |
Nhân học đại cương |
2 |
30 |
2 |
Môi trường và phát triển |
2 |
30 |
3 |
Xã hội học đại cương |
2 |
30 |
4 |
Tâm lý học đại cương |
2 |
30 |
5 |
Tôn giáo học đại cương |
2 |
30 |
6 |
Chính trị học đại cương |
2 |
30 |
7 |
Tiến trình lịch sử Việt Nam |
3 |
45 |
8 |
Lịch sử văn minh thế giới |
3 |
45 |
II |
KHỐI KIẾN THỨC |
88 |
|
CHUYÊN NGÀNH |
|||
BẮT BUỘC |
72 |
||
1 |
Ngôn ngữ học đại cương |
3 |
45 |
2 |
Ngữ âm tiếng Việt |
2 |
30 |
3 |
Từ vựng tiếng Việt |
2 |
30 |
4 |
Ngữ pháp tiếng Việt |
4 |
60 |
5 |
Phong cách học tiếng Việt |
2 |
30 |
6 |
Đại cương lý luận văn học |
3 |
45 |
7 |
Tổng quan văn học dân gian Việt Nam |
2 |
30 |
8 |
Tổng quan văn học cổ điển Việt Nam |
3 |
45 |
9 |
Tổng quan văn học hiện đại Việt Nam |
2 |
30 |
10 |
Điền dã ngôn ngữ học và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam |
4 |
60 |
11 |
Lý thuyết văn bản |
2 |
30 |
12 |
Phương ngữ học và phương ngữ tiếng Việt |
2 |
30 |
13 |
Lịch sử ngôn ngữ học: các trường phái |
4 |
60 |
14 |
Các loại hình ngôn ngữ |
2 |
30 |
15 |
Âm vị học |
2 |
30 |
16 |
Ký hiệu học |
2 |
30 |
17 |
Ngôn ngữ báo chí |
4 |
60 |
18 |
Ngôn ngữ học đối chiếu |
2 |
30 |
19 |
Ngữ nghĩa học và ngữ dụng học |
5 |
75 |
20 |
Ngữ pháp chức năng |
2 |
30 |
21 |
Ngôn ngữ văn chương |
2 |
30 |
22 |
Ngôn ngữ học xã hội |
2 |
30 |
23 |
Các phạm trù ngữ pháp |
2 |
30 |
24 |
Tiếng Anh chuyên ngành ngôn ngữ học 1 |
3 |
45 |
25 |
Tiếng Anh chuyên ngành ngôn ngữ học 2 |
3 |
45 |
26 |
Thực tập, thực tế |
4 |
60 |
27 |
Niên luận 1 |
2 |
30 |
TỰ CHỌN (16 TC) |
16 |
||
(Sinh viên tự chọn 16 tín chỉ trong các môn học sau) |
|||
1. Hướng nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học: |
|||
1 |
Khóa luận |
10 |
150 |
2 |
Thực tập hướng nghiệp |
3 |
45 |
3 |
Chữ viết và lịch sử chữ Quốc ngữ |
2 |
30 |
4 |
Biên tập và soạn thảo văn bản hành chính |
2 |
30 |
5 |
Tiếng Việt trong trường phổ thông |
2 |
30 |
6 |
Từ Hán-Việt |
2 |
30 |
7 |
Ngôn ngữ và văn hoá |
2 |
30 |
8 |
Từ điển học |
2 |
30 |
9 |
Ferdinand de Saussure với giáo trình Ngôn ngữ học đại cương |
2 |
30 |
10 |
Ngôn ngữ học tâm lý |
2 |
30 |
11 |
Các ngôn ngữ Đông Nam Á |
2 |
30 |
12 |
Hệ thống vần cái tiếng Việt |
2 |
30 |
13 |
Thành ngữ học và thành ngữ tiếng Việt |
2 |
30 |
14 |
Thụ đắc ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ |
2 |
30 |
15 |
Danh học: nhân danh và địa danh |
2 |
30 |
16 |
Từ loại và từ loại tiếng Việt |
2 |
30 |
17 |
Hán Nôm tăng cường |
3 |
60 |
18 |
Lịch sử tiếng Việt |
2 |
30 |
19 |
Ngôn ngữ học và lý thuyết dịch |
2 |
30 |
2. Hướng báo chí, xuất bản, văn phòng: |
|||
1 |
Khóa luận |
10 |
150 |
2 |
Thực tập hướng nghiệp |
3 |
45 |
3 |
Nghiệp vụ biên tập sách |
2 |
30 |
4 |
Phỏng vấn |
3 |
45 |
5 |
Tin |
3 |
45 |
6 |
Phóng sự điều tra |
3 |
45 |
7 |
Kỹ thuật nhiếp ảnh và ảnh báo chí |
3 |
45 |
8 |
Kỹ thuật báo trực tuyến |
3 |
45 |
9 |
Quan hệ công chúng (PR) ứng dụng |
3 |
45 |
10 |
Quảng cáo |
2 |
30 |
11 |
Văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản |
4 |
60 |
12 |
Các kỹ năng cơ bản trong quản trị văn phòng |
3 |
45 |
13 |
Nghiệp vụ thư ký văn phòng |
2 |
30 |
14 |
Công tác văn thư lưu trữ trong các doanh nghiệp |
2 |
30 |
15 |
Ứng dụng tin học trong công tác văn phòng văn thư và lưu trữ |
2 |
30 |
3. Hướng nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học: |
|||
Học với SV ngành Văn học (xem chương trình chuyên ngành Văn học) |
|||
4. Hướng nghệ thuật học Học với SV ngành Văn học (xem chương trình chuyên ngành Văn học) |
ĐÁNH GIÁ:
Chuẩn đầu ra
Kiến thức
- Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, đặc biệt là các vấn đề lý luận đại cương về ngôn ngữ học và về ngôn ngữ loài người;
- Kiến thức cơ bản theo hướng chuyên sâu, chất lượng cao về các phân ngành khác nhau của ngôn ngữ học như ngôn ngữ học mô tả, ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, ngôn ngữ học lịch sử, ngôn ngữ học xã hội, ứng dụng ngôn ngữ học, ngôn ngữ học liên ngành và các khuynh hướng mới trong ngôn ngữ học hiện đại.
- Kiến thức cơ bản và nâng cao về ngôn ngữ lí thuyết, đặc biệt là các kiến thức cơ sở về ngữ âm học tiếng Việt, từ vựng học tiếng Việt, ngữ pháp học tiếng Việt, ngữ dụng học tiếng Việt, ứng dụng Việt ngữ học vào giải quyết những vấn đề thực tế;
- Kiến thức cơ bảnvề ngôn ngữ học ứng dụng, đặc biệt là ở các lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ, dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, ngôn ngữ báo chí, truyền thông, biên tập và xuất bản, ngôn ngữ dịch thuật, ngôn ngữ máy tính, v.v;
- Kiến thức cơ bản và nâng cao về Việt ngữ học, về tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, đặc biệt là việc ứng dụng Việt ngữ vào các lĩnh vực của đời sống dân sinh.
Kỹ năng
- Kỹ năng nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học và Việt ngữ học.
- Kỹ năng viết báo, biên tập báo chí, xuất bản.
- Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính, lưu trữ văn bản.
- Kỹ năng vận dụng tổng hợp và trình bày được vấn đề của mình (bao gồm những kỹ năng: - Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề; - Kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội)
TỐT NGHIỆP:
Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
- Sinh viên ra trường có thể làm việc ở nhiều cơ quan, tổ chức với kiến thức và kỹ năng đầy đủ để vận dụng trực tiếp vào các lĩnh vực như:
- Lĩnh vực báo chí, truyền hình, thông tin đại chúng: Ở lĩnh vực này, sinh viên ra trường có thể đảm nhiệm các công việc biên tập báo, biên tập website; viết tin, bài; xây dựng kịch bản truyền hình; làm phóng sự truyền hình; viết nội dung phim tài liệu; sáng tác kịch bản phim; dẫn chương trình...
- Lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học: sinh viên có thể học lên bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học hay các ngành gần để trở thành nhà nghiên cứu chuyên ngành hay liên ngành ở các viện, trung tâm nghiên cứu hoặc các trường đại học và cao đẳng.
- Lĩnh vực quản lý văn phòng: Kiến thức ngôn ngữ học có thể tạo điều kiện cho sinh viên ra trường làm các công việc hành chính, quản trị văn phòng, quản lý hệ thống văn bản.
- Lĩnh vực biên tập, xuất bản, dịch thuật: Nhiều sinh viên ngành NNH đã và đang làm việc tại các nhà xuất bản; biên tập sách, báo, tạp chí; làm các công tác xuất bản;làm công tác biên phiên dịch; chuyển thể kịch bản phim; viết lời thoại phim ảnh; tham gia hoạt động biên soạn từ điển, sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Lĩnh vực sáng tác văn học, nghệ thuật: Kiến thức NNH và văn học giúp sinh viên ra trường có thể hoàn toàn độc lập trong sáng tác văn học, sáng tác ca từ nhạc; phê bình văn học; phê bình nghệ thuật; tham gia hoạt động nghệ thuật.
- Lĩnh vực lưu trữ, thư viện, trung tâm từ điển: Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu; làm việc tại các thư viện, các trung tâm xử lý thông tin ngôn ngữ.
- Lĩnh vực giảng dạy, đào tạo: Kiến thức NNH làm tiền đề cho sinh viên ra trường, cùng với các kiến thức giáo dục học bổ sung, có thể tham gia vào công việc giảng dạy và đào tạo các ngành ngữ văn tại các trường và trung tâm đào tạo.
- Ngoài ra, nếu kết hợp với các kiến thức bổ sung, sinh viên tốt nghiệp có thể hoạt động tốt trong các lĩnh vực như:
- Lĩnh vực truyền thông, quan hệ công chúng, ngoại giao: các công việc liên quan đến quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng, công tác đối ngoại, ngoại giao
- Lĩnh vực y khoa liên quan đến tâm lý ngôn ngữ: tham gia vào nghiên cứu và điều trị các bệnh lý về ngôn ngữ hay tâm lý ngôn ngữ
- Lĩnh vực CNTT liên quan đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên: tham gia vào các dự án xử lý ngôn ngữ tự nhiên như dịch tự động; xây dựng lời nói nhân tạo; phân tích văn bản tự động; sửa lỗi chính tả tự động; phân tích ngôn ngữ tội phạm...
- Lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến chính sách ngôn ngữ, chính sách dân tộc, đến phát triển văn hoá xã hội: Kiến thức vĩ mô về NNH giúp sinh viên những nền tảng trong các công việc quản lý nhà nước về ngôn ngữ, bảo tồn văn hoá phi vật chất, bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá dân tộc.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia TP.HCM
Địa chỉ:
Cơ sở 1 : 10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TPHCM
Cơ sở 2 : Phường Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Gợi ý dành cho bạn


- Bộ Giáo dục và Đào tạo Ontario, Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge, Bộ Giáo dục Alberta, Hiệp hội các trường Trung học, Cao đẳng, Đại học Hoa Kỳ
- 4 năm



- Hiệp hội kiểm định các trường Đại học và Cao đẳng miền Nam nước Mỹ SACS
- 4 năm


- Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
- 4 năm


- Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
- 4 năm
Đánh giá của học viên
0
Đánh giá trung bình
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào

- Tự kiểm định
- 90 tín chỉ

- Tự kiểm định
- 90 tín chỉ

- Tự kiểm định
- 90 tín chỉ

- Tự kiểm định
- 90 tín chỉ
- 0 Bình luận
Các khóa học đã xem
Thêm vào danh sách yêu thích của bạn
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Cử nhân ngôn ngữ học
- Trường: Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian học: 3,5 - 6 năm
- Yêu cầu nhập học: 3
- Địa điểm học tập: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, P.Bến Nghé, Q1, TP.HCM
- Khai giảng: Tháng 1
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 42.000.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 42.000.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 42.000.000 ₫
Xem chi tiết các thông tin thanh toán cho chương trình học.
Tiếp tục- © 2017 Edunet.All rights reserved.
-
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Cử nhân ngôn ngữ học
- Trường: Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian học: 3,5 - 6 năm
- Yêu cầu nhập học: 3
- Địa điểm học tập: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, P.Bến Nghé, Q1, TP.HCM
- Khai giảng: Tháng 1
Để nộp học phí trực tuyến, bạn cần có thẻ ATM/Debit/Credit của ngân hàng và vui lòng thực hiên các bước bên dưới.
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 42.000.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 42.000.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 42.000.000 ₫
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
-