MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng phân tích, tư vấn, thiết kế, phát triển và triển khai các giải pháp công nghệ thông tin (bao gồm xây dựng hạ tầng, cung cấp dịch vụ và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin) để giải quyết các vấn đề sản xuất, kinh doanh, quản lý, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn lực chất lượng cao trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Đào tạo sinh viên có vốn kiến thức chuyên sâu, năng lực thực hành nghề nghiệp tốt, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm giỏi; Có khả năng thích nghi với nền kinh tế thị trường đa dạng và luôn biến động; Thích nghi với sự phát triển của công nghệ trong khu vực và trên thế giới; Có trình độ chuyên môn vững vàng để có thể tự nghiên cứu và học lên các bậc học cao hơn.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: tập trung
- Thời gian đào tạo: 1.5 năm
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN
- Thí sinh có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Cao đẳng nghề sẽ dự Kỳ thi tuyển sinh do Trường tổ chức.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tuyển sinh viên đầu vào thông qua thi tuyển và xét tuyển:
- Đối với thi tuyển, nhà trường sẽ tổ chức thi 3 môn cho thí sinh chuyên ngành Công nghệ thông tin là: tiếng Anh, Kỹ thuật lập trình và môn chuyên ngành là Cơ sở dữ liệu.
- Đối với trường hợp xét tuyển, Trường thực hiện theo 2 phương thức: xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia và xét điểm tổng kết học bạ (đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt).
HỒ SƠ
- Phiếu đăng ký dự tuyển
- Bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, Cao đẳng hệ chính quy ( công chứng) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh mới tốt nghiệp.
- Bảng điểm Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, Cao đẳng chính quy ( công chứng)
- Giấy khai sinh (công chứng)
- 3 ảnh 4x6 chưa quá 06 tháng ( ghi rọ họ tên, ngày sinh, ngành dự thi vào mặt sau)
- 3 bì thư có dán tem, ghi sẵn địa chỉ liên lạc của thí sinh
CHIẾN LƯỢC GIẢNG DẠY, HỌC TẬP
- Xây dựng chương trình đào tạo theo cách tiếp cận tiên tiến CDIO.
- Đi đầu trong cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo
- Tạo môi trường học tập thân thiện, gần gũi, tích cực, chủ động và sáng tạo
- Đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp giúp sinh viên hiểu rõ bối cảnh nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp tốt, trang bị những kiến thức kỹ năng sát với môi trường thực tế
- Liên kết với các trường quốc tế, tạo sự phong phú các loại hình đào tạo
- Đây là tiền đề phát triển các phương pháp học tập, giảng dạy tích cực theo hướng gắn kết với thực tế, hiện đại với triết lý lấy sinh viên làm trọng tâm.
QUY TRÌNH ĐÀO TẠO
- Chương trình đào tạo được thực hiện trong 1.5 năm, với 5 kỳ, trong đó 4 học kỳ tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng tại cơ sở đào tạo 01 kỳ làm khóa luận hoặc học các học phần thay thế.
- Sinh viên được đào tạo theo loại hình chính quy áp dụng theo Quy chế 43/2007, Thông tư 57 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định 388/2014 của Hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
- Chuyên cần
- Tích cực hoạt động: thảo luận, làm bài tập…
- Bài kiểm tra
- Tiểu luận, thuyết trình
- Thi với hình thức trắc nghiệm và tự luận.
Thang điểm
- Thang điểm 10
- Điểm học phần làm tròn đến 1 chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:
+ Loại đạt:
A – (8,5 ® 10) : GIỎI.
B – (7,0 ® 8,4) : KHÁ
C – (5,5 ® 6,9) : TRUNG BÌNH
D – (4,0 ® 5,4) : TRUNG BÌNH YẾU.
+ Loại không đạt:
F – (dưới 4): KÉM.
Tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chung của mỗi học phần phải được quy đổi sang điểm số như sau (điểm hệ 4):
A tương ứng với 4.
B tương ứng với 3.
C tương ứng với 2.
D tương ứng với 1.
F tương ứng với 0.
Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo Cử nhân liên thông Công nghệ thông tin của trường Đại học Nguyễn Tất Thành, đòi hỏi sinh viên phải đáp ứng được những yêu cầu đánh giá sau:
Về kiến thức:
+ PLO1: Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội vào lĩnh vực công nghệ thông tin.
+ PLO2: Nắm được các lý thuyết và kỹ thuật về công nghệ thông tin và áp dụng các kiến thức kỹ thuật này để giải quyết các vấn đề thực tế
+ PLO3: Thiết kế các khối chức năng của máy tính và các hệ thống mạng tích hợp.
+ PLO4: Vận dụng được kiến thức ngành trong việc phân tích, thiết kế và xây dựng giải pháp phần mềm.
Về kỹ năng:
Kỹ năng chuyên môn:
+ PLO5: Triển khai dự án mạng máy tính, truyền thông.
+ PLO6: Triển khai dự án công nghệ phần mềm.
+ PLO7: Nghiên cứu tài liệu chuyên môn bằng tiếng anh.
Kỹ năng mềm:
+ PLO8: Xây dựng kế hoạch cho dự án.
+ PLO9: Viết báo cáo rõ ràng và thuyết trình mạch lạc.
+ PLO10: Làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.
Về thái độ:
+ PLO11: Có trách nhiệm cao với công việc được giao.
+ PLO12: Tư duy sáng tạo, thích nghi với xu hướng và sự thay đổi công nghệ.
+ PLO13: Kiên trì trong học tập, công việc và nghiên cứu.
TỐT NGHIỆP
Điều kiện tốt nghiệp
- Có chứng chỉ TOEIC (từ 400 điểm trở lên).
- Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và hoàn thành chương trình giáo dục thể chất.
- Điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học đạt từ 2.0 trở lên (theo thang điểm 4).
- Tích lũy đủ 58 tín chỉ.
Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể:
- Đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Trở thành các lập trình viên, các nhà quản trị hệ thống công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp.
- Làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin.
- Trở thành chuyên viên về mạng truyền thông: thiết kế, triển khai, quản trị và bảo trì các hệ thống mạng cho các doanh nghiệp.
- Trở thành chuyên gia an ninh mạng, giải quyết các vấn đề về: bảo mật hệ thống, an toàn thông tin, an ninh mạng.
- Trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.
Khả năng nâng cao trình độ
Sinh viên cũng có thể lựa chọn học lên bậc học cao hơn ngay tại trường hoặc những trường quốc tế hợp tác đào tạo khác để nghiên cứu chuyên sâu về ngành học.
Đại học Nguyễn Tất Thành
Địa chỉ : 300a Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, Hồ Chí Minh, Việt Nam