58 năm
Tổng 880.000 m2
13 ngành & 22chuyên ngành
542 giảng viên
20.000+ sinh viên
6 Huân chương & 1 Bằng khen
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu chung:
- Đào tạo cử nhân kinh tế ngành quản trị kinh doanh có chất lượng cao, năng động, sáng tạo đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và chủ động hội nhập quốc tế. Sau khi nhận bằng cử nhân, có thể tiếp tục học cao học để nhận học vị cao hơn.
- Mục tiêu cụ thể:
- Về kiến thức: Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội của đất nước, những tri thức về quản trị kinh doanh, những tri thức về quản trị doanh nghiệp, những tri thức về quản trị nguồn nhân lực, những tri thức về quản trị Marketing, những tri thức về nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng, công nghệ kế toán.
- Về kỹ năng: Hoạch định các chiến lược kinh doanh, các kế hoạch kinh doanh và các chính sách của doanh nghiệp. Hoạch định các chính sách quản trị & phát triển nguồn nhân lực. Hoạch định các chính sách quản trị Marketing. Hoạch định các chính sách tín dụng ngân hàng, chính sách kế toán - kiểm toán, theo các chuyên ngành đào tạo. Tổ chức, thiết kế các hoạt động sản xuất kinh doanh.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Tập trung
- Thời gian đào tạo: 04 năm.
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN
- Học sinh đã tốt nghiệp THPT quốc gia trên cả nước
PHƯƠNG THỨC DỰ TUYỂN
- Xét tuyển thẳng những thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và các đối tượng xét tuyển thẳng khác theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi THPT quốc gia theo từng tổ hợp bài thi/môn thi, xét tuyển theo tổng điểm từ cao đến thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển sinh.
NGƯỠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO
Thí sinh thỏa mãn các điều kiện sau đây được đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Thương mại:
- Tính đến thời điểm xét tuyển đã tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Tham dự kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) có tổng điểm 3 bài thi/môn thi thuộc 1 trong các tổ hợp xét tuyển (xem ở 5), gồm cả điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng ≥ 17.5 và không có bài thi/môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 (một) điểm trở xuống.
- Trường không sử dụng kết quả miễn thi bài thi ngoại ngữ và điểm thi các môn thi được bảo lưu theo Quy chế thi THPT quốc gia trong việc xét tuyển vào đại học chính quy.
- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.
CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
- Trường thực hiện chính sách ưu tiên khu vực, đối tượng tuyển sinh theo Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể:
- Mức điểm ưu tiên được tính theo thang điểm 10 và tổng điểm tối đa của 3 bài
- thi/môn thi trong tổ hợp xét tuyển là 30; Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một) điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa) điểm.
- Những ngành có điểm bài thi/môn thi nhân hệ số 2, điểm ưu tiên được quy đổi về thang điểm tương ứng với tổng điểm tối đa của 03 bài thi/môn thi trong tổ hợp xét tuyển là 40 theo công thức: Điểm ưu tiên quy đổi = Điểm ưu tiên x 4/3.
- Điểm xét tuyển = Tổng điểm tổ hợp các bài thi/môn thi + Điểm ưu tiên theo khu vực
- Điểm ưu tiên theo đối tượng.
HỒ SƠ DỰ TUYỂN
- Phiếu đăng ký xét tuyển
- Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia (bản photo + bản chính)
- Một phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận để Trường gửi Giấy báo trúng tuyển.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH HỆ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY |
||
1 |
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
43 TC |
1.1. |
Các học phần bắt buộc |
30 |
1 |
|
2 |
2 |
|
3 |
3 |
|
2 |
4 |
|
3 |
5 |
|
2 |
6 |
|
2 |
7 |
|
2 |
8 |
|
2 |
9 |
|
2 |
10 |
|
2 |
11 |
|
3 |
12 |
|
3 |
13 |
|
2 |
1.2. |
Các học phần tự chọn |
2 |
|
Chọn 2 TC trong các HP sau: |
|
1 |
|
2 |
2 |
|
2 |
3 |
|
2 |
1.3. |
Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng |
11 |
1 |
|
3 |
2 |
|
8 |
2 |
KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
88 TC |
2.1. |
Kiến thức cơ sở ngành |
25 |
2.1.1. |
Các học phần bắt buộc |
20 |
1 |
|
3 |
2 |
|
3 |
3 |
|
3 |
4 |
|
3 |
5 |
|
3 |
6 |
|
3 |
7 |
|
2 |
2.1.2. |
Các học phần tự chọn |
5 |
|
Chọn 5 TC trong các HP sau: |
|
1 |
|
3 |
2 |
|
3 |
3 |
|
3 |
4 |
|
3 |
5 |
|
2 |
6 |
|
2 |
7 |
|
2 |
8 |
|
2 |
2.2. |
Kiến thức ngành (bao gồm chuyên ngành) |
39 |
2.2.1. |
Các học phần bắt buộc |
33 |
1 |
|
3 |
2 |
|
3 |
3 |
|
3 |
4 |
|
3 |
5 |
|
3 |
6 |
|
3 |
7 |
|
3 |
8 |
|
3 |
9 |
|
3 |
10 |
|
2 |
11 |
|
2 |
12 |
|
2 |
2.2.2. |
Các học phần tự chọn |
6 |
|
Chọn 6 TC trong các HP sau: |
|
1 |
|
3 |
2 |
|
3 |
3 |
|
3 |
4 |
|
3 |
5 |
|
3 |
6 |
|
3 |
7 |
|
3 |
2.3. |
Kiến thức bổ trợ |
14 |
2.3.1. |
Các học phần bắt buộc |
11 |
1 |
|
2 |
2 |
|
3 |
3 |
|
3 |
4 |
|
3 |
2.3.2. |
Các học phần tự chọn |
3 |
|
Chọn 3 TC trong các HP sau: |
|
1 |
|
3 |
2 |
|
3 |
3 |
|
3 |
4 |
|
3 |
2.4 |
Thực tập nghề nghiệp và làm tốt nghiệp khóa học |
10 |
Tổng số TC tích lũy tối thiểu toàn khóa học: 131 TC; trong đó: 120 TC học tập và tốt nghiệp. |
ĐÁNH GIÁ
Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh của trường Đại học Thương mại, sinh viên phải đạt chuẩn những yêu cầu sau:
- Kiến thức
- Đạt chuẩn kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với ngành Quản trị kinh doanh; nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội; có đủ kiến thức về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn ở trình độ đại học.
- Có kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm : Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán, Kinh tế lượng, Thương mại điện tử căn bản…
- Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển về quản trị kinh doanh gồm: Quản trị học, Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, …
- Nắm vững kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Quản trị kinh doanh bao gồm: Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án…
- Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế-Quản lý-Kinh doanh.
- Kỹ năng
Kỹ năng cứng:
- Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch R&D để giải quyết các vấn đề QTKD;
- Kỹ năng hoạch định và triển khai chiến lược, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp;
- Kỹ năng lập và triển khai các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp;
- Kỹ năng lập và triển khai các kế hoạch liên quan đến công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp;
- Kỹ năng lập báo cáo, trình diễn và truyền thông quản trị kinh doanh;
- Kỹ năng quản trị sự thay đổi của doanh nghiệp;
- Kỹ năng lập và thẩm định cặp sản phẩm/ thị trường các dự án kinh doanh;
- Kỹ năng hoạch định và triển khai các hệ thống và tác nghiệp QTKD của doanh nghiệp.
Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng giao tiếp tốt;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm (Team Work);
- Kỹ năng tin học : Sinh viên sau khi tốt nghiệp sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng, đồng thời có khả năng tìm hiểu và sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác quản trị;
- Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGD&ĐT quy định về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc quy đổi tương đương sang một số chứng chỉ ngoại ngữ khác theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
TỐT NGHIỆP
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp:
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Thương mại có thể làm việc tại bộ phận, doanh nghiệp như sau:
Làm việc phù hợp tại các bộ phận sau của doanh nghiệp:
- Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh;
- Bộ phận quản trị dự án kinh doanh;
- Bộ phận tổ chức và quản trị nhân lực;
- Các bộ phận quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp;
- Các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (marketing, logistic kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị chất lượng...) ở các doanh nghiệp.
Các loại hình và tổ chức doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp:
- Các loại hình doanh nghiệp sản xuất và thương mại;
- Các bộ phận quản trị và hoạt động kinh doanh ở các loại hình doanh nghiệp khác;
- Các bộ phận R&D liên quan đến các vấn đề QTKD ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung học nghề, cao đẳng, đại học;
- Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
- Khả năng nâng cao trình độ:
Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:
- Tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) và có điều kiện liên thông sang các ngành đào tạo khác;
- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân sự ở đơn vị công tác.
Đại học Thương mại
Địa chỉ: 79 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội.