ngành tài chính ngân hàng là gì? có nên học ngành này hay không

28/06/2022
Là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực kinh tế - thương mại, ngành tài chính ngân hàng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực giao thương, tiền tệ và dòng tiền trong nền kinh tế của mọi quốc gia.

Tại sao ngành này lại thu hút được nhiều học sinh và sinh viên đến vậy. Cùng Edunet tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tài Chính Ngân Hàng là gì?

Tài chính - ngân hàng (tên tiếng Anh là Finance and Banking) làm một ngành khá rộng, bao quát toàn bộ các hoạt động liên quan đến giao dịch tiền tệ và kinh doanh thông qua ngân hàng. Cụ thể đó là tập trung các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: Tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp và tất cả các vấn đề cần đến công cụ tài chính để thanh toán các cước phí trong nước và quốc tế.

/nganh-tai-chinh-ngan-hang-la-gi

Ngành tài chính ngân hàng là gì?

Ngành Tài chính - ngân hàng được chia nhỏ thành nhiều lĩnh vực riêng biệt đó là: Chuyên ngành về tài chính, chuyên ngành ngân hàng, chuyên ngành phân tích tài chính, kinh tế học tài chính...

Chương trình đào tạo ngành Tài chính - ngân hàng sẽ trang bị cho sinh viên tất cả các kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành về lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ, phương pháp quản trị tín dụng… để giúp bạn có thể theo đuổi ngành nghề cùng với sự phát triển vượt bậc của ngân hàng hiện nay.

Bên cạnh đó, khi lựa chọn ngành Tài chính - ngân hàng, các bạn còn được trang bị thêm một tầng kiến thức về cách quản lý tài chính hiệu quả, tiền tệ hiện đại, quản trị cho các ngân hàng, doanh nghiệp và công ty. Ngoài ra, học Tài chính - ngân hàng còn được hiểu thêm về các công cụ giúp quản lý rủi ro tài chính hiệu quả. Nắm rõ về quy trình hoạt động tài chính, cách thống kê, về kế toán thuế, và lĩnh vực bảo hiểm trong ngân hàng.

Tài chính ngân hàng gồm những chuyên ngành nào?

Tài chính ngân hàng là một ngành lớn trong lĩnh vực kinh tế, chính vì thế mà ngành này bao gồm rất nhiều các chuyên ngành lớn nhỏ khác nhau. Dưới đây là một số chuyên ngành mà bạn có thể theo học.

♦ Ngân hàng: Chuyên ngành này sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, tiền tệ, quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản, các kiến thức về phát hành tiền, thẩm định hạn tín dụng. Các kiến thức về quản lý tài chính – tiền tệ hiện đại, quản trị tài chính trong doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và các định chế tài chính phi ngân hàng, các công cụ quản lý rủi ro tài chính, kiến thức về các quy trình hoạt động tài chính, thống kê, kế toán, thuế, bảo hiểm trong ngân hàng và doanh nghiệp…

♦ Quản lý Tài chính công: Cung cấp các kiến thức quản lý tài chính công của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế để sinh viên có thể áp dụng khi thực hiện quản lý tài chính tại tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Cùng với đó, là các kiến thức về thiết kế, đánh giá và tư vấn về các chính sách công; nắm bắt và ứng dụng tốt các nguyên tắc quản trị khu vực công; các kỹ năng phân tích trong quản trị tài chính.

♦ Tài chính doanh nghiệp: Đào tạo cử nhân kiến thức cơ bản về Tài chính doanh nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Có khả năng thẩm định tài chính các dự án đầu tư, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; có kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ huy động, quản lý và sử dụng vốn; nắm được các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá, chứng khoán; am hiểu các quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định của luật thuế; nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật kinh doanh - thương mại, chính sách thuế…

tai-chinh-ngan-hang-gom-nhung-chuyen-nganh-nao

Tài chính ngân hàng có những chuyên ngành gì?

♦ Thuế: Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ có các kiến thức chuyên sâu về thuế như: am hiểu lý thuyết thuế, các chính sách thuế, các luật thuế; nắm chắc quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế, quy định về lập hồ sơ kê khai thuế; kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán thuế; nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật, các cam kết quốc tế về thuế.

♦ Tài chính quốc tế: Chuyên ngành này đào tạo chuyên sâu về Tài chính quốc tế, các nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như: kinh doanh quốc tế (kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm…), thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế, tỷ giá hối đoái; am hiểu các quy trình, nghiệp vụ về tài chính quốc tế, các quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ, kế toán quốc tế, quản trị tài chính công ty đa quốc gia.

♦ Đầu tư tài chính: Đào tạo các kiến thức chuyên sâu về đầu tư tài chính,các kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, kỹ năng đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến thị trường Tài chính, đến rủi ro và cách thức quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường Tài chính; các hoạt động quản lý của cơ quan quản lý thị trường tài chính; hoạt động quản lý Nhà nước về thị trường tài chính và Đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán trong đầu tư tài chính; am hiểu các quy định của Nhà nước về thị trường tài chính và đầu tư tài chính. Nắm vững kiến thức bổ trợ về pháp luật có liên quan đến quản lý thị trường tài chính và đầu tư tài chính.

Học thạc sĩ Tài Chính - Ngân Hàng

Ai phù hợp với ngành tài chính ngân hàng?

Ngành Tài chính - ngân hàng cần có nhất đó là sự đam mê với nghề, biết sáng tạo và năng động. Đặc biệt là cần có kỹ năng giao tiếp tốt, tư vấn thuyết phục được khách hàng và khiến khách hàng tin tưởng. Bên cạnh đó, để thành công trong ngành này, bạn cần có những tố chất sau:

hoc-tai-chinh-ngan-hang-can-nhung-to-chat-gi

Học tài chính ngân hàng cần tố chất gì?

Có khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt: với đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với hàng loạt các con số và vô vàn các phép tính phức tạp. Do đó, việc học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán là điều kiện quan trọng cần có của người học ngành Tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, trí nhớ tốt kèm theo khả năng phân tích, đánh giá nhanh nhạy các vấn đề là ưu thế cho bạn khi theo học ngành này.

Trung thực, cẩn trọng, chính xác: vì là lĩnh vực khá nhạy cảm liên quan đến tiền nên bạn phải thực sự cẩn trọng, luôn tỉ mỉ, chính xác trong công việc. 

Chịu được áp lực cao, biết quản lý thời gian hiệu quả: làm việc với những con số nên đòi hỏi người làm tài chính ngân hàng phải thật sự tập trung chính vì vậy nên việc bạn thường rơi vào trạng thái căng thẳng là chuyện thường nhật. Vậy nên, bạn cần có tinh thần tốt. Bên cạnh đó việc sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành tốt công việc là điều cần thiết. 

Dùng máy tính thành thạo: giúp nhanh chóng xử lý tốt yêu cầu của khách hàng.

Giao tiếp tốt: Biết tùy cơ ứng biến trong quá trình giao dịch với khách hàng. Biết đàm phán và nhanh nhạy trong việc đoán ý đối tác.

Ngoại ngữ: Làm việc trong ngành này, bạn sẽ luôn phải đối mặt với những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành và thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài. Do đó, việc sử dụng tốt tiếng Anh cũng là một lợi thế lớn.

Học tài chính ngân hàng ra trường làm gì?

Học ngành Tài chính - ngân hàng, bạn được trang bị những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực Tài chính - ngân hàng, vì vậy, sau khi ra trường, bạn có nhiều cơ hội việc làm và dễ dàng xin việc tại nhiều vị trí của các đơn vị khác nhau.

hoc-tai-chinh-ngan-hang-ra-lam-gi

sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như:

♦ Nhà tư vấn tài chính: bạn có thể làm chuyên viên tại các ngân hàng, các công ty tài chính. Sử dụng kiến thức về kinh tế, tài chính để tư vấn cho khách hàng nhằm đáp ứng các mục tiêu về ngắn hạn cũng như dài hạn mà doanh nghiệp đề ra. 

♦ Nhân viên kế toán: nhắc đến kế toán thì dường như ai ai cũng hình dung được công việc mình sẽ thực hiện chính là quản lý chi tiêu, đánh giá và lên kế hoạch chi tiết chi tiêu trong doanh nghiệp của mình. 

♦ Nhân viên kiểm toán: ở vị trí này bạn sẽ là người kiểm tra, phân tích, đánh giá các thống kê của kế toán. Để đưa ra được báo cáo tài chính chi tiết và chuẩn xác nhất. 

♦ Nhân viên tư vấn tài chính: với vị trí công việc này bạn có thể làm việc tại phòng tư vấn tài chính hoặc các công ty trong lĩnh vực tư vấn tài chính. Nhằm cung cấp cho khách hàng thông tin chuẩn xác và đúng đắn nhất khi thực hiện đầu tư về lĩnh vực tài chính. 

♦ Nhân viên ngân hàng: ngoài việc tư vấn các dịch vụ về ngân hàng, bạn cần phải tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến tài chính, đầu tư.

Mức lương ngành Tài Chính Ngân Hàng là bao nhiêu?

Đối với ngành Tài chính - ngân hàng mức lương sẽ chia thành 3 cấp độ sau:

muc-luong-cua-nganh-tai-chinh-ngan-hang-la-bao-nhieu

học ngành tài chính ngân hàng lương có cao không?

  • Sinh viên mới ra trường: Thuộc đối tượng chưa có kinh nghiệm trong công việc, cần có khoảng thời gian hướng dẫn và được công ty tiến hành đào tạo, nên mức lương cơ bản sẽ dao động từ 6 - 9 triệu đồng.
  • Đối với những cá nhân đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 - 2 năm, không cần qua đào tạo tại công ty, mức lương của bạn sẽ được trả cao hơn và dao động trong khoảng 10 - 15 triệu.
  • Đối với các cá nhân có năng lực, giàu kinh nghiệm trong ngành Tài chính - ngân hàng và có thâm niên trong nghề tư 3 - 5 năm, các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương cao lên đến 20 - 25 triệu/tháng.

Các khối thi vào ngành Tài Chính Ngân Hàng

Thông thường các khối thi vào ngành Tài chính - Ngân hàng thường liên quan đến các môn khoa học tự nhiên. Do đó nếu muốn thi vào ngành này bạn cần học tốt những môn học đó.

Mã ngành Tài chính - Ngân hàng: 7340201

- Các tổ hợp môn xét tuyển: 

  •  A00 (Toán, Lý, Hóa)
  •  A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)
  •  D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)

Mức điểm chuẩn của ngành Tài chính Ngân hàng năm 2021 là bao nhiêu?

Điểm chuẩn của ngành Tài chính - ngân hàng các trường đại học năm 2021 tương đối cao dao động từ 25,25 - 26,95 điểm và còn tùy thuộc vào khối thi và kết quả xét tuyển THPT Quốc gia năm 2021.

 

diem-chuan-nganh-tai-chinh-ngan-hang-2021

Điểm chuẩn của ngành tài chính ngân hàng năm 2021

Như vậy với số điểm tương đối cao thì đầu vào của ngành Tài chính - Ngân hàng là khá khó. Chính vì thế để đạt được mục tiêu học ngành Tài chính - Ngân hàng bạn cần học tập chăm chỉ và rèn luyện thật tốt để đạt được kết quả cao trong kỳ thì THPT năm 2022 sắp tới

Các trường đào tạo Ngành Tài Chính Ngân Hàng

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều trường đại học - cao đẳng đào tạo ngành Tài chính - ngân hàng. Dưới đây Edunet sẽ giới thiệu cho các bạn mộ số trường top đầu trong đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng.

♦ Miền Bắc:

- Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

- Đại học kinh tế Quốc dân

- Học viện Ngân hàng

- Đại học tài chính ngân hàng

- Đại học Thương Mại

- Học viện Tài Chính

Học tài chính ngân hàng từ xa

♦ Miền Nam: 

- Đại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM) (Phía nam)

- Đại học Kinh tế TP. HCM

- Đại học Tôn Đức Thắng

- Đại học quốc tế - Đại học quốc gia Hồ Chí Minh

- Đại học Tài chính Marketing

- Đại học Hoa Sen

- Đại học Văn Lang

- Đại học Kinh tế Tài chính Hồ Chí Minh

♦ Miền Trung:

- Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế

- Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng

- Cơ hội làm việc của ngành Tài chính Ngân hàng

Với những thông tin Edunet vừa chia sẻ phía trên, hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh sinh viên hiểu thêm về ngành học giàu tiềm năng này và trên cơ sở đó các bạn sẽ tự mình đưa ra quyết định có nên học ngành Tài chính - ngân hàng không nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline:1900 98 99 61 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé. Edunet - Nền tảng tìm kiếm so sánh và đặt chỗ khóa học số 1 Việt Nam.