Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này.
Không có thông báo.
Loại hình đào tạo:
Trong nước
Bậc học:
Tiến sĩ
Kiểm định:
Không đề cập
Loại hình trường:
Công lập
Yêu cầu nhập học:
Xét tuyển hồ sơ
Hình thức đào tạo:
Chính quy
Thời gian học:
Linh động
Thời lượng đào tạo:
3-4 năm
Dự kiến khai giảng:
Linh động
Nơi học:
Hà Nội
Edunet, trường học, Đăng ký93% sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp
Edunet, trường học, Đăng kýHơn 40 đối tác nước ngoài và trong nước
Edunet, trường học, Đăng ký431 Giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học
Edunet, trường học, Đăng kýQuy mô đào tạo hơn 4.500 sinh viên
Edunet, trường học, Đăng kýSinh viên đến từ 30 quốc gia
Edunet, trường học, Đăng kýCó 4 cơ sở đào tạo tại HN
Giới thiệu
Thông tin khóa học
Học phí - Học Bổng - Ưu đãi
Địa điểm đào tạo
Đánh giá

Giới thiệu

Chương trình được thiết kế nhằm đào tạo tiến sĩ Kinh tế và Quản lý là những người có kiến thức chuyên sâu về Kinh tế và Quản lý, có phương pháp tư duy khoa học, có khả năng phát hiện, phân tích đánh giá các vấn đề mới trong lĩnh vực Kinh tế và Quản lý, có khả năng luận giải mới các kiến thức chuyên sâu, hiện đại về kinh tế.

Tiến sĩ Kinh tế và Quản lý là người có năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu độc lập; có khả năng tổ chức, thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, trở thành các giảng viên, chuyên gia cấp cao trong việc phân tích, tư vấn, phản biện và thực thi chính sách kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo, quản lý hàng đầu trong lĩnh vực Kinh tế và Quản lý.

Ngôn ngữ đào tạo: Ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo: Nghiên cứu sinh lựa chọn ngôn ngữ đào tạo tiếng Việt hoặc tiếng Anh.


Thông tin chung

HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Hình thức đào tạo: chính quy

Thời gian đào tạo:  04 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học và 03 năm học đối với người có bằng thạc sĩ.

 

ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN

1.Yêu cầu về văn bằng, ngành học, loại tốt nghiệp

Chương trình Tiến sĩ Kinh tế và Quản lí có tính chất liên ngành, trong đó tập trung vào kinh tế hành vi và quản lí trong lĩnh vực kinh tế. Đối tượng tuyển sinh thỏa mãn một trong số các điều kiện sau:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy hạng Giỏi trở lên hoặc bằng tốt nghiệp thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp với nhóm ngành Kinh tế học, Kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm; Kế toán – Kiểm toán.
  • Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bằng cử nhân tốt nghiệp đại học chính quy hạng Giỏi trở lên một số ngành thuộc nhóm ngành Quản lí – Quản trị, Chính sách công và phát triển với điều kiện các ngành/chuyên ngành này (kể cả các ngành/chuyên ngành thí điểm) phải thuộc lĩnh vực kinh tế.
  • Trường hợp thí sinh phải học bổ sung kiến thức thì cần hoàn thành trước khi đăng ký dự tuyển.
  • Danh mục các ngành/chuyên ngành phù hợp được quy định tại Phụ lục 1.
  • Lưu ý: Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành..

2. Yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu

  • Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu và các công trình công bố theo quy định của ĐHQGHN. Riêng các thí sinh có bằng thạc sĩ định hướng ứng dụng hoặc có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp nhưng phải học bổ sung kiến thức hoặc thí sinh dự tuyển từ cử nhân thì phải là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu của 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận. 
  • Có dự thảo đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn Trường Quốc tế; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
  • Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:
  • Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;
  • Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh (nếu có);
  • Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.

3. Yêu cầu về ngoại ngữ

 Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu về ngoại ngữ của chương trình đào tạo, được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:

  • Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng Anh;
  • Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ Anh hoặc ngành sư phạm ngôn ngữ Anh do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
  • Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ Bậc 4 trở lên (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi các cơ sở tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận (tham khảo phụ lục 2 và phụ lục 3) và chứng chỉ được cấp theo đúng mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
  • Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo tiến sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương) trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của chương trình đào tạo tiến sĩ (nếu có) trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo.

4. Phương thức tuyển sinh

  • Xét tuyển thông qua đánh giá hồ sơ chuyên môn theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Hồ sơ dự tuyển

Mỗi ứng viên nghiên cứu sinh chuẩn bị 02 bộ hồ sơ, bao gồm:

  • Phiếu đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh theo mẫu có xác nhận của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú (Mẫu số 1).
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (thời hạn 6 tháng) (Mẫu số 2).
  • Lưu ý: Ảnh trên sơ yếu lý lịch phải có dấu giáp lai của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú.
  • Lý lịch khoa học (Mẫu số 3).
  • Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế cấp Quận/Huyện trở lên (thời hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
  • Bản sao công chứng: Bằng và bảng điểm đại học; Bằng và bảng điểm thạc sĩ; Bằng, chứng chỉ ngoại ngữ. Giấy chứng nhận công nhận văn bằng của Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong trường hợp bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
  • Bản cam đoan tính hợp lệ của văn bằng, chứng chỉ đã nộp (Mẫu số 8).
  • Đề cương nghiên cứu (đóng quyển bìa xanh, nộp 05 bản) (Mẫu số 7).
  • Thư giới thiệu từ ít nhất một nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng chuyên ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu (Mẫu số 5).
  • Danh mục công trình khoa học đã công bố (Mẫu 6).
  • Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức) (Mẫu số 4).
  • Bản sao có công chứng QĐ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn, kèm theo công văn xác nhận thời gian công tác của thủ trưởng cơ quan để chứng nhận thâm niên công tác phù hợp với chuyên ngành dự thi.
  • Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có).
  • 03 ảnh màu 4x6 (chụp trong vòng 6 tháng) ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, ngành dự thi vào mặt sau ảnh và 02 phong bì có dán sẵn tem ghi rõ địa chỉ người nhận.
  • Lưu ý: Các đối tượng sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ trong các kỳ thi tuyển sinh sau đại học ở ĐHQGHN sẽ không được tham gia dự thi trong năm đó và 2 năm tiếp theo. Hồ sơ tuyển sinh và nhập học không trả lại.

 

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

STT

Hướng nghiên cứu, lĩnh vực

nghiên cứu có thể nhận NCS

Họ tên, học hàm, học vị người có thể hướng dẫn NCS

Số lượng NCS có thể nhận

1

Nghiên cứu thể chế đối với phát triển kinh tế, vai trò của khoa học công nghệ với phát triển kinh tế, nghiên cứu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, mô hình tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu vùng kinh tế trọng điểm

GS. TS. Lê Quân

PGS.TS. Hoàng Văn Hải

PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

TS. Trần Quang Tuyên

TS. Nguyễn Việt Cường

TS. Tạ Huy Hùng

PGS. TS. Đào Thanh Trường

TS. Hoàng Văn Tuyên

TS. Lê Hương Linh

TS. Ammar Ali GULL

10

2

Nghiên cứu thị trường quốc tế, thương mại quốc tế, chuỗi cung cứng và chuỗi giá trị toàn cầu, nghiên cứu tác động của hiệp định song phương và đa phương đến dòng vốn đầu tư quốc tế ở Việt Nam

PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

TS. Lê Đại Hùng

GS. Stéphane Goutte

TS. Nghiêm Xuân Hòa

PGS.TS. Đỗ Xuân Hùng

TS. Hoàng Việt Ngữ

TS. Đặng Hoàng Hải Anh

TS. Trần Thị Thu Hương

TS. Trần Công Thành

10

3

Nghiên cứu chính sách tài khóa, tài chính tiền tệ, nghiên cứu phát triển thị trường tài chính, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, các vấn đề quản trị tài chính, quản trị ngân hàng

PGS. TS. Nguyễn Văn Định

PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú

TS. Nguyễn Thị Kim Oanh

TS. Đỗ Phương Huyền

TS. Nguyễn Phú Hưng

GS. Sabri Boubker

TS. Lê Thị Thu Hường

GS.TS. Nguyễn Khương

10

4

Nghiên cứu về đầu tư nước ngoài, hoàn thiện định chế pháp lý, mô hình quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện hệ thống thông tin trong quản lý, nghiên cứu thương mại điện tử

GS.TS. Lê Quân

PGS.TS. Lưu Thị Minh Ngọc

PGS.TS. Hoàng Văn Hải

PGS.TS. Đào Thanh Trường

TS. Nguyễn Phương Mai

TS. Tạ Huy Hùng

PGS.TS. Trần Thị Oanh

 

 

 

5

5

Nghiên cứu những lý thuyết mới trong kinh doanh hiện đại, nghiên cứu xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, xu thế nhượng quyền thương mại, hành vi tiêu dùng, phát triển bền vững

PGS. TS. Lưu Thị Minh Ngọc

TS. Nguyễn Phương Mai

TS. Hồ Nguyên Như Ý

TS. Nguyễn Thế Cường

TS. Trần Công Thành

TS. Lê Thị Mai

TS. Bùi Mỹ Trinh

5

6

Nghiên cứu pháp luật về đất đai, pháp luật cạnh tranh, tập trung kinh tế, pháp luật sở hữu trí tuệ

PGS. TS. Trần Văn Hải

TS. Nguyễn Như Quỳnh

TS. Trần Kiên

 

2

7

Hành vi tiêu dùng

PGS.TS. Lưu Thị Minh Ngọc

TS. Nguyễn Phương Mai

TS. Trần Công Thành

TS. Bùi Mỹ Trinh

TS. Nguyễn Thế Cường

4

8

Quản trị đại học

GS.TS. Lê Quân

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

PGS.TS. Hoàng Văn Hải

PGS.TS. Đinh Văn Toàn

TS. Nguyễn Phương Mai

3

9

Văn hóa tổ chức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phát triển bền vững

PGS.TS. Hoàng Văn Hải

TS. Nguyễn Phương Mai

PGS.TS. Lưu Thị Minh Ngọc

PGS.TS. Đinh Văn Toàn

4


Học phí - Học bổng - Ưu đãi

Học phí: 216.000.000 vnđ

  • Đối với chương trình đào tạo tiến sĩ bằng Tiếng Việt: Học phí là 216.000.000 VND/ nghiên cứu sinh/ khóa đào tạo (Hai trăm mười sáu triệu đồng). Mức học phí này áp dụng cho chương trình đào tạo tối đa 03 năm.
  • Đối với chương trình đào tạo tiến sĩ bằng Tiếng Anh: Học phí là 288.000.000 VND/ nghiên cứu sinh/ khóa đào tạo (Hai trăm tám mươi tám triệu đồng). Mức học phí này áp dụng cho chương trình đào tạo tối đa 03 năm.
  • Mức học phí trên không bao gồm kinh phí học bổ sung, chuyển đổi kiến thức, phí thi lại, phí học lại, phí gia hạn thời gian, phí bảo vệ lại luận án,… (khi học viên không đảm bảo đúng tiến độ, điều kiện và chất lượng của chương trình đào tạo);


Địa điểm

Trường Quốc tế, ĐHQGHNĐịa chỉ : Nhà E5 và G7, 144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam


Đánh giá

5
Chất lượng chương trình
4.9
Môi trường đào tạo
4.7
Giá trị bằng cấp
4.1
Chất lượng quản lý
4.5
Trang thiết bị, cơ sở vật chất
4.5
Hoạt động đào tạo
4.5

Bình luận của bạn dành cho chương trình

Khóa học đã xem

Học phí công bố
216.000.000 đ
×
Edunet