Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này.
Không có thông báo.
Loại hình đào tạo:
Trong nước
Bậc học:
Tiến sĩ
Kiểm định:
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam
Loại hình trường:
Công lập
Yêu cầu nhập học:
Xét tuyển hồ sơ
Hình thức đào tạo:
Chính quy
Thời gian học:
Ngoài giờ hành chính
Thời lượng đào tạo:
3 năm – 4 năm
Dự kiến khai giảng:
Linh động
Nơi học:
Hà Nội
Edunet, trường học, Đăng kýThành lập năm 1960
Edunet, trường học, Đăng kýCup Vàng "Thương hiệu Việt" 2006
Edunet, trường học, Đăng kýĐại học có danh tiếng và uy tín nhất VN
Edunet, trường học, Đăng kýGần 20.000 sinh viên, học viên
Edunet, trường học, Đăng ký11 ngành học, 22 chương trình đào tạo
Edunet, trường học, Đăng ký98% - 100% sinh viên TN có việc làm ngay
  • Trường Đại học Ngoại thương là trường đại học danh tiếng hàng đầu của cả nước trong nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, quản trị kinh doanh, thương mại quốc tế, tài chính – ngân hàng, pháp luật và ngoại ngữ góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội cũng như hội nhập quốc tế của đât nước
  • Vào thời điểm thành lập, hoạt động đào tạo của mới chỉ mang tính đơn ngành – duy nhất ngành đào tạo Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế (cả trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, nay chuyển sang tên gọi là Kinh tế quốc tế). Sự phát triển của đào tạo sau đại học đã đặt ra thách thức cho Khoa Sau đại học và các khoa chuyên môn trong việc đa dạng hóa ngành đào tạo, phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học tại Trường Đại học Ngoại thương để đáp ứng nhu cầu đào tạo đa dạng và ngày một cao của xã hội. 
  • Mục tiêu chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành kinh tế quốc tế là đào tạo người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức và trình độ chuyên môn cao về lý thuyết và ứng dụng về kinh tế quốc tế, có phương pháp luận nghiên cứu khoa học vững chắc, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển trí thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật và giải quyết những vấn đề mới trong khoa học kinh tế - xã hội, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

 

HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Thời gian đào tạo: 3 năm - 4 năm

+ 3 năm đối với thí sinh có bàng thạc sĩ và 4 năm đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học.

+ Trong trường hợp gia hạn, tổng thời gian đào tạo không vượt quá 5 năm (60 tháng) đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ và 6 năm (72 tháng) đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học. Trong trường hợp ngoại lệ, nghiên cứu sinh được rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 (Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ tại Trường Đại học Ngoại thương).

 

ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN

  • Đối tượng và điều kiện dự tuyển

Điểu kiện văn bằng

+ Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Kinh tế quốc tế cần có một trong các điều kiện sau về văn bàng:

+ Người có bằng tốt nghiệp trình độ thạc sĩ ngành phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ kinh tế quốc tế như: Kinh tế quốc tế, Kinh doanh thương mại, Quản lý kinh tế của các trường đại học.

+ Người có bằng tốt nghiệp trình độ thạc sĩ ngành gần với ngành đào tạo tiến sĩ kinh tế quốc tế như: Kinh tế học, Kinh tế phát triển, Kinh tế đầu tư, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán. Đối với các trường hợp có bằng thạc sĩ thuộc ngành tương tự ở nước ngoài hoặc trong nước nhưng không được quy định trong danh mục giáo dục, đạo tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì điều kiện hợp lệ về văn bàng của người dự tuyển sẽ do Hội đồng tuyển sinh quyết định. Các thí sinh có bằng thạc sĩ ngành gần sau khi được công nhận là nghiên cứu sinh phải học các học phần bổ sung kiến thức ở mục 6.1.2.

+ Trong trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì thí sinh phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế quốc tế, Kinh tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế đầu tư, Kinh doanh thương mại, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán loại giỏi trở lên. Sau khi được công nhận, ngoài các học phần thuộc chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, nghiên cứu sinh phải hoàn thành các học phần của bậc học thạc sĩ ngành Kinh tế quốc tế, trừ học phần ngoại ngữ và luận văn thạc sĩ.

Điểu kiện về trình độ ngoại ngữ

+ Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:

a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiêng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;

b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;

d) Người dự tuyển đáp ứng quy định tại điểm a khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khi có bàng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh; hoặc có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương theo quy định tại điểm c do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bàng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).

+ Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định cụ thể của cơ sở đào tạo.

Về các điều kiện khác

+ Người dự tuyển cần có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc.

+ Có một bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cửu, mục tiêu và mong muốn đạt được, lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn.

+ Có thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.

+ Có công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức).

+ Là tác giả của ít nhất 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến tuyển.

  • Hình thức dự tuyển : Xét tuyển

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  • Đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ ngành đúng, phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ kinh tế quốc tế (ngành kinh tế quốc tế hoặc kinh doanh thương mại)

+ Nghiên cứu sinh cần hoàn thành 90 tín chỉ bao gồm: các học phần bổ sung, các học phần ở trình độ tiến sĩ và luận án tiến sĩ.

  • Đối vói nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành gần với ngành Kinh tế quốc tế

+ Ngoài 90 tín chỉ cần tích lũy như quy định tại Mục 6.1 ở trên, nghiên cứu sinh phải học bổ sung các học phần ở trình độ thạc sĩ ngành Kinh tế quốc tế như sau:

Kinh tế quốc tế (3 tín chỉ)

Kinh tế vĩ mô nâng cao (3 tín chỉ)

Kinh tế lượng (3 tín chỉ)

Sở hữu trí tuệ (3 tín chỉ)

Đầu tư quốc tế (3 tín chỉ)

Kinh doanh quốc tế (3 tín chỉ)

  • Đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học và chưa có bằng thạc sĩ

+ Ngoài 90 tín chỉ cần tích lũy như quy định tại Mục 6.1 ở trên, nghiên cứu sinh cần tích lũy thêm toàn bộ số tín chỉ của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Kinh tế quốc tế, trừ học phần ngoại ngữ và luận văn thạc sĩ.

+ Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ

+ Nghiên cứu khoa học là một nội dung bát buộc trong quá trình thực hiện Luận án tiến sĩ. Trước khi bảo vệ Luận án tiến sĩ, nghiên cứu sinh đã cồng bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus hoặc đã công bố tối thiểu 02 báo cáo bàng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện;

+ Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học độc lập của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án. Luận án tiến sĩ sẽ được góp ý tại buổi sinh hoạt chuyên môn ở Bộ môn và thông qua tại Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở và Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Trường. Luận án tiến sĩ có khối lượng 58 tín chỉ.

+ Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn phải đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ theo quy định hiện hành.

HỌC PHÍ  

  • Học phí : Liên hệ

 

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

Địa chỉ : 91 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

 

Bình luận của bạn dành cho chương trình

Khóa học đã xem

Học phí công bố
Liên hệ
×
Edunet