Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành
2 cơ sở tại Hà Nội
Trường Đại học lớn trong khu vực và trên thế giới
Tiền thân: 1862
Hàng trăm nhà khoa học trong nước
Tiên tiến
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu chung
- Chương trình đào tạo Tiến sĩ Chuyên ngành Quản lý năng lượng nhằm đào tạo các cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn sâu, có khả năng nghiên cứu ở trình độ cao các lĩnh vực thuộc về Quản lý năng lượng, có tư duy khoa học, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học chuyên ngành và liên ngành. Đồng thời có khả năng tham gia đào tạo bậc đại học và sau đại học
- Mục tiêu cụ thể
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, tiến sĩ Chuyên ngành Quản lý năng lượng:
- Có khả năng phát hiện những vấn đề nghiên cứu mới xuất phát từ thực tiễn và lý luận trong lĩnh vực quản lý khai thác, sử dụng năng lượng ở mọi ngành nghề kinh tế của quốc gia và thế giới.
- Có kỹ năng thực hiện các nghiên cứu một cách độc lập trong lĩnh vực năng lượng (sử dụng hiệu quả năng lượng, thị trường điện, thị trường năng lượng, ứng dụng năng lượng mới,..) dưới dạng các đề tài nghiên cứu, bài báo và tham luận khoa học.
- Có năng lực đề xuất các giải pháp trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giảm phát thải trong quá trình khai thác và sử dụng năng lượng.
- Có khả năng lãnh đạo nhóm nghiên cứu thuộc lĩnh vực Tiết kiệm năng lượng và Quản lý năng lượng.
- Có kiến thức và kỹ năng để giảng dạy và biên soạn giáo trình cho bậc đại học và sau đại học trong lĩnh vực Quản lý năng lượng
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Hình thức đào tạo: Tập trung
Thời gian đào tạo: tổi thiểu 3 năm đối với người tốt nghiệp Thạc sĩ và 4 năm đối với người tốt nghiệp Đại học
- Hệ tập trung liên tục: 3 năm liên tục đối với NCS có bằng Ths, 4 năm đối với NCS có bằng ĐH.
- Hệ không tập trung liên tục: 4 năm đối với NCS có bằng Ths, trong đó tổng thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường là 3 năm và 12 tháng đầu tiên tập trung liên tục tại Trường.’
- Thời gian đào tạo tối đa là 7 năm.
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN
Đối tượng tuyển sinh: Các thí sinh tốt nghiệp cao học với ngành tốt nghiệp phù hợp hoặc gần phù hợp với chuyên ngành Quản lý năng lượng. Các thi sinh tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản lý năng lượng.
Trong đó:
- Ngành phù hợp: Ngành đào tạo về Quản lý năng lượng
- Ngành gần phù hợp: Các ngành quản lý kinh tế kỹ thuật liên quan đến năng lượng như: Kinh tế năng lượng; Quản lý công nghiệp; Quản trị kinh doanh; Kỹ thuật điện; Kỹ thuật nhiệt; Kỹ thuật công nghiệp; Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;…
Cụ thể như sau:
- Các thí sinh có bằng tốt nghiệp ThS tại trường Đại học Điện lực đúng với chuyên ngành đào đào tạo Tiến sĩ, đây là đối tượng không phải tham gia học bổ sung. Gọi tắt là đối tượng A1
- Các thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học loại xuất sắc với ngành tốt nghiệp đúng với chuyên ngành Tiến sĩ, đây là đối tượng phải tham gia học bổ sung. Gọi tắt là đối tượng A2
- Các thí sinh có bằng tốt nhiệp ThS không phải của trường Đại học Điện lực hoặc tốt nghiệp ThS với chuyên ngành gần phù hợp, đây là đối tượng phải tham gia học bổ sung. Gọi tắt là đối tượng A3
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Người dự tuyển đào tạo trình độ Tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã tốt nghiệp Thạc sĩ hoặc tốt nghiệp Đại học loại giỏi về lĩnh vực phù hợp với ngành đăng kí dự tuyển.
- Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
- Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:
a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;
b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
d) Ngoài đáp ứng các điều kiện trên các ứng viên phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn.
- Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
- Xét tuyển
HỒ SƠ DỰ TUYỂN
Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
- Đơn xin dự tuyển
- Lý lịch khoa học
- Sơ yếu lí lịch
- Giấy khám sức khỏe
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có chứng thực các văn bằng
+ Bằng và bảng điểm tốt nghiệp Đại học
+ Bằng và bảng điểm tốt nghiệp Thạc sĩ
+ Bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn
( Các văn bằng và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt)
- Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học: Photo các công trình nghiên cứu khoa học
- Đề cương nghiên cứu: Nộp 05 bản đề cương
- Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư hoặc có học vị Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu
- Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức ( nếu người dự tuyển là công chức, viên chức)
- 4 ảnh 3x4
- Các giấy tờ ưu tiên ( nếu có)
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ gồm có 3 phần như sau:
Phần |
Nội dung đào tạo |
A1 |
A2 |
A3 |
1 |
|
0 |
CT Ths (29TC) |
≥ 4TC |
|
|
|
9 TC |
|
2 |
|
Thực hiện và báo cáo trong năm học đầu tiên |
||
|
|
Tổng cộng 3 CĐTS, mỗi CĐ 3 TC |
||
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý:
- Số tín chỉ quy định cho các đối tượng là số tín chỉ tối thiểu Nghiên cứu sinh phải hoàn thành.
- Đối tượng A2 phải thực hiện toàn bộ các học phần quy định trong chương trình Thạc sĩ Khoa học của ngành tương ứng, không cần thực hiện Luận văn Thạc sĩ.
- Các học phần bổ sung được lựa chọn từ chương trình đào tạo Thạc sĩ của ngành đúng chuyên ngành Tiến sĩ.
- Việc quy định số tín chỉ của học phần bổ sung cho đối tượng A3 do người hướng dẫn quyết định dựa trên cơ sở đối chiếu các học phần trong bảng kết quả học tập Thạc sĩ của thí sinh với chương trình Thạc sĩ hiện tại của ngành đúng chuyên ngành Tiến sĩ nhưng phải đảm bảo số tín chỉ tối thiểu trong bảng.
- Các học phần tiến sĩ được người hướng dẫn đề xuất từ chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ của trường nhằm trang bị kiến thức cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu cụ thể của Luận án Tiến sĩ.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
Các học phần bổ sung
- Các học phần bổ sung được mô tả trong quyển “Chương trình đào tạo Thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý năng lượng” hiện hành của Trường Đại học Điện lực.
- Nghiên cứu sinh phải hoàn thành các học phần bổ sung trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định là Nghiên cứu sinh.
Các học phần Tiến sĩ
TT |
Mã số |
Tên học phần |
Giảng viên |
Tín chỉ |
Khối lượng |
|||||||
1 |
EM7011 |
|
TS. Trương Huy Hoàng TS. ĐàoTrọng Hưng |
3 |
|
|||||||
2 |
EM7012 |
|
PGS.TS. Trịnh uân TS. Dương Mạnh Cường |
3 |
|
|||||||
3 |
EM7013 |
|
TS. Nguyễn Hương Mai TS.Ngô Tuấn Kiệt |
3 |
|
|||||||
4 |
EM7014 |
|
TS. Trần Hồng Nguyên PGS.TS Nguyễn Minh Duệ |
3 |
|
|||||||
5 |
EM7015 |
|
PGS.TS. Lê Anh Tuấn TS. Dương Trung Kiên |
3 |
|
|||||||
6 |
EM7016 |
|
GS.TSKH Trần Đình Long TS. Đàm Khánh Linh |
3 |
|
|||||||
7 |
EM7017 |
|
PGS.TS.Nguyễn Cảnh Nam TS. Trương Nam Hưng |
3 |
|
|||||||
8 |
EM7018 |
|
PGS.TS Bùi Huy Phùng TS. Nguyễn Hữu Đức |
3 |
|
Các chuyên đề tiến sĩ
- Căn cứ vào các vấn đề mà luận án tập trung nghiên cứu, NCS và người hướng dẫn sẽ đề xuất 2 hoặc 3 chuyên đề tương ứng với khối lượng 4 đến 6 tín chỉ để nghiên cứu phục vụ cho giải quyết một số nội dung của luận án. Sau khi có sự thống nhất giữa NCS và người hướng dẫn về nội dung các chuyên đề, các chuyên đề này cần được thông qua hội đồng xét duyệt do thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định.
- NCS cần đưa ra kế hoạch, tiến độ chi tiết thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các chuyên đề.
Tiểu luận tổng quan
- NCS phải viết một bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án với khối lượng 2 tín chỉ. Trong bài tiểu luận này, NCS phải tổng hợp, phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề c n tồn tại và những vấn đề mà luận án tập trung nghiên cứu.
- NCS phải trình bày và bảo vệ thành công các nội dung của bài tiểu luận tổng quan trước hội đồng do Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định. Nếu bảo vệ không thành công NCS được phép bảo vệ lần 2 với thời gian cách lần 1 không quá 03 tháng
Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ
- NCS phải thực hiện nghiên cứu khoa học. Nội dung, quy mô nghiên cứu phải phù hợp với mục tiêu của luận án. Kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh phải được thể hiện qua ít nhất 02 bài báo hoặc báo cáo đăng trên tạp chí khoa học được Hội đồng chức danh GS nhà nước tính điểm công trình khoa học trong đó có ít nhất 01 bài đăng trên tạp chí quốc tế hoặc 01 báo cáo đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện.
- Luận án tiến sĩ với khối lượng 80 tín chỉ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp cả về mặt lí luận và thực tiễn trong lĩnh vực kỹ thuật điện hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển tri thức khoa học của ngành kỹ thuật điện. Luận án phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của điều 19 và điều 20 về quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/05/2009 và quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Trường
ĐÁNH GIÁ
Thang điểm
Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo .... của trường ...., học viên bắt buộc phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
- Về kỹ năng:
TỐT NGHIỆP
- Điều kiện tốt nghiệp
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Tiếp tục học nâng cao lên trình độ tiến sĩ
Đại học Điện lực
Địa chỉ: 235 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.