Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành
2 cơ sở tại Hà Nội
Trường Đại học lớn trong khu vực và trên thế giới
Tiền thân: 1862
Hàng trăm nhà khoa học trong nước
Tiên tiến
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu chung
- Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành kỹ thuật điện với mục tiêu là đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, làm chủ các công nghệ tiên tiến, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết vấn được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên và thạc sĩ làm đồ án tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và thực hiện công tác giảng dạy
- Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
- Có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện;
- Có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo;
- Làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật; phát triển các nguyên lý, học thuyết của ngành kỹ thuật điện;
- Có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh;
Kỹ năng
- Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề;
- Sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực chuyên môn;
- Có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn;
- Có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề quy mô khu vực và quốc tế;
- Có kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu được các báo cáo phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, bao gồm cả việc trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện. Có thể giao tiếp, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ ở mức độ trôi chảy, thành thạo với người bản ngữ. Có thể viết được các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành;
- Có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, phân tích quan điểm về sự lựa chọn các phương án khác nhau;
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề;
- Rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc;
- Đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến;
- Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế;
- Có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn; có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Hình thức đào tạo: Tập trung
Thời gian đào tạo: tổi thiểu 3 năm đối với người tốt nghiệp Thạc sĩ và 4 năm đối với người tốt nghiệp Đại học
- Hệ tập trung liên tục: 3 năm liên tục đối với NCS có bằng Ths, 4 năm đối với NCS có bằng ĐH.
- Hệ không tập trung liên tục: 4 năm đối với NCS có bằng Ths, trong đó tổng thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường là 3 năm và 12 tháng đầu tiên tập trung liên tục tại Trường.’
- Thời gian đào tạo tối đa là 7 năm
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN
- Danh mục các ngành, chuyên ngành trình độ thạc sĩ gần với ngành kỹ thuật điện
TT |
Mã số |
Ngành, chuyên ngành |
Ghi chú |
1 |
60520203 |
|
|
2 |
60520216 |
|
|
- Danh mục các ngành trình độ đại học gần với ngành kỹ thuật điện
TT |
Mã số |
Ngành, chuyên ngành |
Ghi chú |
1 |
52510301 |
|
|
2 |
52510302 |
|
|
3 |
52510303 |
|
|
4 |
52520201 |
|
|
5 |
52520216 |
|
|
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Thí sinh dự tuyển đào tạo trình độ Tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã tốt nghiệp Thạc sĩ hoặc tốt nghiệp Đại học loại giỏi về lĩnh vực phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển.
- Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
- Thí sinh là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:
- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;
- Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các ciw sở đào tạo của Việt Nam cấp;
- Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
- Ngoài đáp ứng các điều kiện trên các ứng viên phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn.
- Thí sinh là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
- Xét tuyển
HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
- Đơn xin dự tuyển
- Lý lịch khoa học
- Sơ yếu lí lịch
- Giấy khám sức khỏe
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có chứng thực các văn bằng
+ Bằng và bảng điểm tốt nghiệp Đại học
+ Bằng và bảng điểm tốt nghiệp Thạc sĩ
+ Bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn
( Các văn bằng và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt)
- Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học: Photo các công trình nghiên cứu khoa học
- Đề cương nghiên cứu: Nộp 05 bản đề cương
- Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư hoặc có học vị Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu
- Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức ( nếu người dự tuyển là công chức, viên chức)
- 4 ảnh 3x4
- Các giấy tờ ưu tiên ( nếu có)
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ gồm có 3 phần như sau:
TT |
Học phần |
Số lượng tối thiểu |
Tổng số tín chỉ tối thiểu |
1 |
Các học phần bổ sung |
Theo quy định trong mục 4.1.1 |
|
2 |
Các học phần ở trình độ tiến sĩ, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan |
||
2.1 |
Học phần ở trình độ tiến sĩ |
4 |
8 |
2.1.1 |
Học phần bắt buộc |
|
4 |
|
|
|
2 |
|
|
|
2 |
2.1.2 |
Học phần tự chọn |
|
4 |
2.2 |
Chuyên đề tiến sĩ |
2 |
4 |
2.3 |
Tiểu luận tổng quan |
1 |
2 |
3 |
Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ |
||
3.1 |
Nghiên cứu khoa học |
|
|
3.2 |
Luận án |
1 |
80 |
|
Tổng |
|
94 (Chưa tính học phần bổ sung) |
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
Các học phần bổ sung
- Các học phần bổ sung là các học phần giúp nghiên cứu sinh có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ của nghiên cứu sinh.
- Các học phần bổ sung là các học phần giúp nghiên cứu sinh có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ của nghiên cứu sinh.
- Đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ thì thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định các học phần nghiên cứu sinh cần bổ sung trên cơ sở đối chiếu với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Kỹ thuật điện hiện tại của trường.
- Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ thì phải hoàn thành toàn bộ các học phần của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điện hiện tại của Trường Đại học Điện lực và phải đảm bảo tất cả các học phần có mức điểm từ 5,5 theo thang điểm 10 (tương ứng với điểm C) trở lên. Các học phần này được học trong hai năm đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.
Các học phần ở trình độ tiến sĩ
Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành ít nhất 8 tín chỉ các học phần. Trong đó:
- Phải hoàn thành 4 tín chỉ các học phần bắt buộc gồm các môn: Phương pháp tính toán vận hành tối ưu HTĐ (2 tín chỉ), Giao tiếp khoa học (2 tín chỉ);
- Phải hoàn thành ít nhất 4 tín chỉ các học phần tự chọn. Nghiên cứu sinh có thể chọn các học trong Bảng hoặc tự chọn bởi NCS hoặc do người hướng dẫn đề xuất. Trước khi theo học học phần không thuộc Bảng , NCS phải làm đơn đề nghị theo mẫu có xác nhận của người hướng dẫn gửi cùng với nội dung học phần cho khoa chuyên môn quản lý NCS và học phần chỉ được tính giờ nếu được sự đồng ý của thủ trưởng cơ sở đào tạo
Danh mục các học phần bắt buộc ở trình độ tiến sĩ
TT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số TC |
Giảng viên |
|
1 |
KĐVT |
601 |
Phương pháp tính toán vận hành tối ưu HTĐ |
2 |
TS Trần Thanh Sơn TS Trần Anh Tùng |
2 |
KĐGK |
602 |
Giao tiếp khoa học |
2 |
Trần Thanh Sơn Đặng Thu Huyền Vũ Thị Thu Nga Phạm Mạnh Hải Nguyễn Duy Minh |
Danh mục các học phần tự chọn ở trình độ tiến sĩ
TT | Mã học phần | Tên học phần | Số TC | Giảng viên | |
1 | KĐĐC | 603 | Các bộ biến đổi điện tử công suất | 2 |
TS Hoàng Ngọc Nhân TS Đặng Việt Hùng TS Nguyễn Duy Minh |
2 | KĐCA | 604 | Các công nghệ kỹ thuật điện cao áp tiên tiến | 2 |
TS Đặng Thu Huyền TS Vũ Thị Thu Nga TS Trần Anh Tùng |
3 | KĐVL | 605 | Các công nghệ vật liệu điện tiên tiến | 2 |
TS Trần Anh Tùng TS Đặng Thu Huyền TS Đặng Việt Hùng TS Vũ Thị Thu Nga |
4 | KĐDB | 606 | Các mô hình vàphương pháp dự báo phụ tải điện hiện đại | 2 | TS Phạm Mạnh Hải TS Nguyễn Ngọc Trung PGS TS Phạm Văn Hoà |
5 | KĐĐM | 607 | Điều khiển véc tơ máy điện 3 pha | 2 | TS Nguyễn Nhất Tùng TS Nguyễn Đức Quang |
6 | KĐTM | 608 | Hệ thống điện thông minh | 2 | PGS TS Phạm Văn Hoà TS Nguyễn Nhất Tùng TS Bùi Anh Tuấn TS Lê Xuân Sanh |
7 | KĐGB | 609 | Hệ thống giám sát, điều khiển và bảo vệ trên diện rộng | 2 | TS Nguyễn Ngọc Trung TS Vũ Thị Thu Nga TS Nguyễn Đăng Toản TS Trần Thanh Sơn |
8 | KĐMC | 610 | Hệ thống truyền tải điện một chiều | 2 | TS Hoàng Ngọc Nhân TS Nguyễn Đăng Toản TS Nguyễn Ngọc Trung TS Vũ Thị Thu Nga TS Nguyễn Phúc Huy |
9 | KĐLS | 611 | Lưới điện siêu nhỏ (Microgrids) | 2 | Nguyễn Duy Minh Trần Thanh Sơn Nguyễn Ngọc Trung |
10 | KĐMT | 612 | Mô phỏng trường điện từ | 2 | TS Trần Thanh Sơn TS Lê Thành Doanh TS Đặng Việt Hùng TS Nguyễn Đức Quang |
11 | KĐST | 613 | Các công cụ và tiện ích soạn thảo văn bản khoa học | 2 | TS Phạm Mạnh Hải TS Vũ Thị Anh Thơ |
12 | KĐHT | 614 | Kỹ năng tham gia hội thảo khoa học | 2 | TS Đặng Thu Huyền TS Vũ Thị Thu Nga |
13 | KĐTT | 615 | Kỹ năng tìm kiếm và tổng hợp tài liệu | 2 | TS Phạm Mạnh Hải TS Bùi Anh Tuấn |
Các chuyên đề tiến sĩ
- Căn cứ vào các vấn đề mà luận án tập trung nghiên cứu, NCS và người hướng dẫn sẽ đề xuất 2 hoặc 3 chuyên đề tương ứng với khối lượng 4 đến 6 tín chỉ để nghiên cứu phục vụ cho giải quyết một số nội dung của luận án. Sau khi có sự thống nhất giữa NCS và người hướng dẫn về nội dung các chuyên đề, các chuyên đề này cần được thông qua hội đồng xét duyệt do thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định.
- NCS cần đưa ra kế hoạch, tiến độ chi tiết thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các chuyên đề.
Tiểu luận tổng quan
- NCS phải viết một bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án với khối lượng 2 tín chỉ. Trong bài tiểu luận này, NCS phải tổng hợp, phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề c n tồn tại và những vấn đề mà luận án tập trung nghiên cứu.
- NCS phải trình bày và bảo vệ thành công các nội dung của bài tiểu luận tổng quan trước hội đồng do Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định. Nếu bảo vệ không thành công NCS được phép bảo vệ lần 2 với thời gian cách lần 1 không quá 03 tháng
Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ
- NCS phải thực hiện nghiên cứu khoa học. Nội dung, quy mô nghiên cứu phải phù hợp với mục tiêu của luận án. Kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh phải được thể hiện qua ít nhất 02 bài báo hoặc báo cáo đăng trên tạp chí khoa học được Hội đồng chức danh GS nhà nước tính điểm công trình khoa học trong đó có ít nhất 01 bài đăng trên tạp chí quốc tế hoặc 01 báo cáo đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện.
- Luận án tiến sĩ với khối lượng 80 tín chỉ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp cả về mặt lí luận và thực tiễn trong lĩnh vực kỹ thuật điện hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển tri thức khoa học của ngành kỹ thuật điện. Luận án phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của điều 19 và điều 20 về quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/05/2009 và quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Trường
ĐÁNH GIÁ
- Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo .... của trường ...., học viên bắt buộc phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
- Về kỹ năng:
TỐT NGHIỆP
- Điều kiện tốt nghiệp
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, các tiến sĩ ngành CNTT:
- Có trình độ cao và kiến thức chuyên sâu, nắm bắt các công nghệ mới về CNTT.
- Có năng lực dẫn dắt trong lẫn vực CNTT đã được đào tạo.
- Có năng lực sáng tạo trọng quá trình thực hiện nhiệm vụ; có năng lực tự định hướng, thích nghi với môi trường CNTT.
- Có năng lực tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ.
- Có khả năng phân tích, đánh giá đưa ra các kết luận về chuyên môn và một số vấn đề phức tạp về hệ thống CNTT.
- Có năng lực lập kế hoạch về hệ thống CNTT, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.
- Có năng lực cải tiến, đánh giá các hoạt động CNTT ở qui mô trung bình.
- Có khả năng làm trưởng nhóm nghiên cứu và vận dụng được các kiến thức công nghệ mới, đa lĩnh vực vào phát triển các sản phẩm và ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp, viện nghiên cứu hay cố vấn, chuyên gia cao cấp trong các tổ chức.
- Có khả năng phân tích thực tiễn để xác định các thiết kế phù hợp cho một hệ thống CNTT tích hợp.
- Có thể giảng dạy hệ Đại học, Sau Đại học ngành CNTT tại các trường Đại học.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Tiếp tục học nâng cao lên trình độ tiến sĩ
Đại học Điện lực
Địa chỉ: 235 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.