Tiền thân: 1862
Tiên tiến
Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành
Trường Đại học lớn trong khu vực và trên thế giới
2 cơ sở tại Hà Nội
Hàng trăm nhà khoa học trong nước
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu chung
- Mục tiêu đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa có trình độ chuyên môn cao; có khả năng nghiên cứu độc lập; khả năng xây dựng và dẫn dắt nhóm nghiên cứu, phát triển ứng dụng các lĩnh vực của chuyên ngành; có tư duy khoa học và sáng tạo; có khả năng phát hiện và trực tiếp giải quyết các vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hóa; có khả năng trình bày và giới thiệu các công trình khoa học; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học; có khả năng đào tạo các bậc đại học, cao học và đào tạo trình độ cao hơn.
- Mục tiêu cụ thể
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, các NCS đạt Bậc 8 của Khung trình độ quốc gia Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
Kiến thức
- Có trình độ lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa, có khả năng độc lập nghiên cứu, phát triển lý thuyết, độc lập tổ chức xây dựng, thực hiện những chương trình, dự án và đề tài KHCN phục vụ Công nghiệp.
- Tiếp cận và nghiên cứu những vấn đề khoa học có tính thời sự đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm.
- Tiếp thu vấn đề khoa học một cách hệ thống nhằm giải quyết tổng thể các vấn đề lý thuyết và thực tế;
- Có trình độ chuyên môn cao và chuyên sâu, có khả năng nghiên cứu các lĩnh vực của chuyên ngành, có phương pháp tư duy khoa học.
Kỹ năng
- Có kỹ năng về tư duy logic, khả năng sáng tạo.
- Có kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc các tài liệu khoa học có giá trị phục vụ mục đích nghiên cứu.
- Có kỹ năng phân tích bài toán và đề xuất các phương pháp mới giải quyết bài toán.
- Có kỹ năng trình bày các vấn đề, công trình nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa dưới dạng bài báo khoa học, giáo trình giảng dạy, báo cáo kỹ thuật,...
- Có kỹ năng tốt về tiếng Anh, có thể giao tiếp, thảo luận với các nhà khoa học, các chuyên gia bằng tiếng Anh trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.
- Có kỹ năng viết các bài báo khoa học, báo cáo kỹ thuật, giáo trình bằng tiếng Anh.
- Có kỹ năng xây dựng nhóm nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực điều khiển và tự động hóa, tổng hợp trí tuệ tập thể để dẫn dắt nhóm một cách hiệu quả.
- Có khả năng thực hiện hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và đào tạo.
- Có khả năng đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu, tham gia và tiến hành các nghiên cứu có giá trị khoa học và thời sự trong lĩnh vực tự động hóa hiện đại tầm quốc gia và quốc tế.
Năng lực
- Có năng lực độc lập tổ chức nghiên cứu và ứng dụng theo hướng chuyên ngành đào tạo.
- Có năng lực, nắm bắt các công nghệ mới về điều khiển và tự động hóa.
- Có năng lực sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; có năng lực tự định hướng, thích nghi với môi trường công nghiệp phát triển hiện đại.
- Có năng lực tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ.
- Có khả năng phân tích, đánh giá đưa ra các kết luận về hệ thống điều khiển, tự động hóa trong công nghiệp.
- Có năng lực lập kế hoạch về hệ thống tự động hóa, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.
- Có năng lực cải tiến, đánh giá các hoạt động về điều khiển và tự động hóa.
- Có năng lực lãnh đạo nhóm nghiên cứu và vận dụng được các kiến thức công nghệ mới, đa lĩnh vực vào phát triển các sản phẩm và ứng dụng tự động hóa trong công nghiệp và dân dụng.
- Có năng lực phân tích thực tế để đưa ra các thiết kế phù hợp cho một hệ thống tự động hóa tích hợp.
- Có thể giảng dạy hệ đại học, sau đại học ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại các trường Đại học
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Hình thức đào tạo: Tập trung
Thời gian đào tạo: tổi thiểu 3 năm đối với người tốt nghiệp Thạc sĩ và 4 năm đối với người tốt nghiệp Đại học
- Hệ tập trung liên tục: 3 năm liên tục đối với NCS có bằng Ths, 4 năm đối với NCS có bằng ĐH.
- Hệ không tập trung liên tục: 4 năm đối với NCS có bằng Ths, trong đó tổng thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường là 3 năm và 12 tháng đầu tiên tập trung liên tục tại Trường.’
- Thời gian đào tạo tối đa là 7 năm.
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN:
Đối tượng tuyển sinh: Các thí sinh tốt nghiệp cao học với ngành tốt nghiệp đúng với chuyên ngành Điều khiển và tự động hóa, phù hợp hoặc gần với chuyên ngành Điều khiển và tự động hóa. Các thí sinh tốt nghiệp đại học chuyên ngành Điều khiển và tự động hóa. Trong đó:
- Ngành đúng với chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa: Ngành đào tạo về Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa (mã 9520216).
- Ngành phù hợp với chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa: Là chuyên ngành tốt nghiệp cao học được xác định là đúng, phù hợp với chuyên ngành xét tuyển NCS khi có cùng tên trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo của hai chuyên ngành này ở trình độ cao học khác nhau dưới 20% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (do Hội đồng khoa học khoa xem xét quyết định);
- Ngành gần với chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: các ngành tốt nghiệp cao học được xác định là ngành gần với ngành dự tuyển NCS khi cùng nhóm ngành trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ cao học khác nhau từ 20% đến 40% (do Hội đồng khoa học của khoa xem xét và quyết định).
Ngành gần phù hợp: là những hướng đào tạo thuộc các ngành sau:
- Ngành Kỹ thuật điện
- Ngành Cơ khí – Hướng chuyên sâu “Cơ học ứng dụng”
- Ngành Kỹ thuật cơ điện tử - Hướng chuyên sâu “Động lực và điều khiển hệ cơ điện tử”
- Ngành Điện tử viễn thông
- Ngành Toán ứng dụng – Hướng chuyên sâu “Điều khiển các hệ động lực”, “Lý thuyết tối ưu”
- Ngành Sư phạm kỹ thuật: Hướng chuyên sâu “Tự động hóa”
Lưu ý: đối tượng tuyển sinh bao gồm cả các đối tượng được đào tạo ở nước ngoài với ngành phù hợp và liên quan tới nhóm ngành Điều khiển học (cybernetics); tự động hóa (automation), kỹ thuật điện (electrical engineering) và điện tử (Electronic technology).
Cụ thể như sau:
- Các thí sinh có bằng tốt nghiệp Thạc sĩ đúng với chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ (Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa) và có thời gian tốt nghiệp thạc sĩ tính đến thời điểm dự thi dưới 5 năm. Đây là đối tượng không phải tham gia học bổ sung, gọi là đối tượng A1.
- Các thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên với ngành tốt nghiệp đúng với chuyên ngành Tiến sĩ, đây là đối tượng phải tham gia học bổ sung, gọi là đối tượng A2.
- Các thí sinh tốt nghiệp Thạc sĩ với chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ hoặc thí sinh có bằng tốt nghiệp Thạc sĩ đúng với chuyên ngành đào đào tạo Tiến sĩ nhưng có thời gian tốt nghiệp thạc sĩ tính đến thời điểm dự thi trên 5 năm. Đây là đối tượng phải tham gia học bổ sung, gọi là đối tượng A3
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Người dự tuyển đào tạo trình độ Tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã tốt nghiệp Thạc sĩ hoặc tốt nghiệp Đại học loại giỏi về lĩnh vực phù hợp với ngành đăng kí dự tuyển.
- Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
- Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:
a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;
b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
d) Ngoài đáp ứng các điều kiện trên các ứng viên phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn.
- Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
- Xét tuyển hồ sơ
HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
- Đơn xin dự tuyển
- Lý lịch khoa học
- Sơ yếu lí lịch
- Giấy khám sức khỏe
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có chứng thực các văn bằng
+ Bằng và bảng điểm tốt nghiệp Đại học
+ Bằng và bảng điểm tốt nghiệp Thạc sĩ
+ Bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn
( Các văn bằng và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt)
- Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học: Photo các công trình nghiên cứu khoa học
- Đề cương nghiên cứu: Nộp 05 bản đề cương
- Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư hoặc có học vị Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu
- Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức ( nếu người dự tuyển là công chức, viên chức)
- 4 ảnh 3x4
- Các giấy tờ ưu tiên ( nếu có)
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO:
Khối lượng kiến thức bao gồm khối lượng các học phần Tiến sĩ và khối lượng của các học phần bổ sung được xác định cụ thể trong mục 4.
- NCS đã có bằng thạc sĩ: tối thiểu 12 tín chỉ + khối lượng bổ sung (nếu có).
- NCS mới có bằng đại học: tối thiểu 12 tín chỉ + các tín chỉ thuộc Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (không yêu cầu học môn ngoại ngữ và không phải làm luận văn).
Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ gồm có 3 phần như sau:
Phần | Nội dung đào tạo | A1 | A2 | A3 | |||
1 | Học phần bổ sung | 0 | 36 TC (Chương trình thạc sĩ ) |
4 TC (Nhóm 1 và nhóm 3) 8 TC (Nhóm 2) |
|||
2 |
Học phần Tiến sĩ | 12 TC | |||||
Tiểu luận tổng quan (TLTQ) | 2 TC (Thực hiện và báo cáo trong năm học đầu tiên) | ||||||
Chuyên (CĐTS) đề Tiến sĩ | 4 TC (2 CĐTS) | ||||||
3 | Luận án Tiến sĩ | 75 TC | |||||
Tổng số tín chỉ toàn khóa | 93 TC (đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ) | ||||||
129 TC (đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ) |
Lưu ý:
- Số tín chỉ qui định cho các đối tượng là số TC tối thiểu NCS phải hoàn thành.
- Đối tượng A2:
Phải thực hiện toàn bộ các học phần qui định trong chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, nhưng không cần thực hiện Luận văn ThS.
- Đối tượng A3 thực hiện các học phần bổ sung quy định cụ thể như sau:
Nhóm 1: Các ngành đào tạo phù hợp với chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa phải học bổ sung các học phần: Điện tử công suất nâng cao (2 TC), Cảm biến và xử lý tín hiệu đo (2TC).
Nhóm 2: Các ngành đào tạo gần với chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa: Điện tử công suất nâng cao (2 TC), Cảm biến và xử lý tín hiệu đo (2TC), Tự động truyền động điện nâng cao (2TC), Phân tích hệ phi tuyến (2TC).
Nhóm 3: Nhóm các thí sinh có bằng Thạc sĩ Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa nhưng có thời gian tốt nghiệp thạc sĩ tính đến thời điểm dự thi trên 5 năm thì phải học bổ sung các học phần: Phân tích hệ phi tuyến (2TC), Tự động truyền động điện nâng cao (2TC).
Các học phần Tiến sĩ được người hướng dẫn đề xuất từ chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ của trường nhằm trang bị kiến thức cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu cụ thể của Luận án Tiến sĩ.
Các chuyên đề tiến sĩ yêu cầu nghiên cứu sinh nâng cao năng lực nghiên cứu và tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
- Các học phần bổ sung
- Danh mục các học phần bổ sung thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được mô tả trong quyển “Chương trình đào tạo Thạc sĩ Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa” hiện hành của Trường Đại học Điện lực.
- NCS phải hoàn thành các học phần bổ sung trong thời hạn 1 năm kể từ ngày có quyết định là NCS.
- Các học phần ở trình độ tiến sĩ
- Các học phần tiến sĩ nhằm giúp NCS cập nhật các kiến thức mới nhất của lĩnh vực chuyên môn, nâng cao trình độ lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứu và khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, thiết yếu của lĩnh vực nghiên cứu. Mỗi học phần tiến sĩ được thiết kế với khối lượng 2 TC. Mỗi NCS phải hoàn thành tối thiểu 12 TC tương ứng với 6 học phần trở lên.
- Danh mục các học phần trình độ tiến sĩ
- Các học phần Tiến sĩ được chia làm hai phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn. NCS phải hoàn thành 3 học phần bắt buộc và tối thiểu 3 học phần tự chọn dưới đây.
Học phần tiến sĩ bắt buộc:
TT |
Mã số |
Tên học phần |
Giảng viên |
Tín chỉ |
Ghi chú |
1 |
CA 901 |
Tổng hợp hệ phi tuyến hiện đại |
|
2 |
|
2 |
CA 902 |
Cảm biến thông minh và mạng cảm biến |
|
2 |
|
3 |
CA 903 |
Điều khiển Điện tử công suất |
|
2 |
|
Học phần tiến sĩ tự chọn
TT | Mã số | Tên học phần | Giảng viên | Tín chỉ | Ghi chú |
1 |
CA 911 | Điều khiển tối ưu bền vững |
1. GS. TS. Phan Xuân Minh | 2 |
|
2. TS. Vũ Duy Thuận | |||||
3. TS. Nguyễn Ngọc Khoát | |||||
4. TS. Trịnh Thị Khánh Ly | |||||
2 | CA 912 | Điều khiển truyền động điện nâng cao | 1. PGS. TS. Nguyễn Văn Liễn | 2 | |
2. TS. Võ Quang Vinh | |||||
3. TS. Nguyễn Ngọc Khoát | |||||
3 | CA 913 | Điều khiển các quá trình công nghệ và điều khiển dự báo | 1. PGS.TS. Lê Bá Dũng | 2 | |
2. TS. Mai Hoàng Công Minh | |||||
3. TS. Trịnh Thị Khánh Ly | |||||
4 | CA 914 | Điều khiển robot và ứng dụng | 1. PGS.TS. Nguyễn Quang Hoan | 2 | |
2. TS. Vũ Duy Thuận | |||||
3. TS. Trịnh Thị Khánh Ly | |||||
5 | CA 915 | Điều khiển thông minh | 1. PGS.TS. Nguyễn Quang Hoan | 2 | |
2. TS. Võ Quang Vinh | |||||
3. TS. Nguyễn Ngọc Khoát | |||||
6 | CA 916 |
Điều khiển đa mô hình | 1. PGS. TS. Lê Bá Dũng | 2 |
|
2. GS. TS. Phan Xuân Minh | |||||
3. TS. Vũ Duy Thuận | |||||
7 | CA 917 | Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính | 1. PGS. TS. Nguyễn Quang Hoan | 2 |
|
2. TS. Chu Đức Toàn | |||||
3. TS. Phạm Thị Thùy Linh | |||||
8 | CA 918 | Nhiễu và trễ trong truyền thông công nghiệp | 1. PGS. TS. Lê Bá Dũng | 2 |
|
2. TS. Vũ Duy Thuận | |||||
3. TS. Võ Quang Vinh | |||||
9 | CA 919 | Tính toán khoa học và mô phỏng | 1. PGS. TS. Lê Bá Dũng | 2 | |
2. TS. Chu Đức Toàn | |||||
3. TS. Võ Quang Vinh |
Tiểu luận tổng quan và các chuyên đề tiến sĩ
- Tiểu luận Tổng quan trình bày tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan tới nghiên cứu. Tiểu luận tổng quan phải thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, từ đó rút ra mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tiến sĩ.
- Bên cạnh tiểu luận tổng quan, mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành tối thiểu 2 chuyên đề tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ tập trung vào các nội dung chính của luận án. Tùy thuộc vào các nội dung chính của luận án có thể phân thành 3 chuyên đề tiến sĩ chuyên sâu hoặc nhiều hơn.
- Yêu cầu và quy định của chuyên đề tổng quan và các chuyên đề tiến sĩ được quy định trong các phần “Quy định nội dung và cách trình bày Tiểu luận tổng quan” và “Quy định nội dung và cách trình bày Báo cáo chuyên đề Tiến sĩ”.
- Khi nghiên cứu sinh tham gia vào quá trình đào tạo, người hướng dẫn khoa học luận án của nghiên cứu sinh và nghiên cứu sinh sẽ thảo luận để đề xuất đề tài cụ thể. Sau khi đã có đề tài cụ thể, NCS thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn khoa học của người hướng dẫn khoa học.
Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ
- Nghiên cứu sinh có thể công bố các kết quả nghiên cứu phục vụ cho luận án tiến sĩ trên các tạp chí khoa học hoặc hội nghị khoa học về Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Các báo cáo của nghiên cứu sinh phải có tên và nội dung gắn với tên đề tài của Luận án tiến sĩ.
- Báo cáo khoa học: Có tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI, Scopus
ĐÁNH GIÁ:
- Thang điểm
- Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo .... của trường ...., học viên bắt buộc phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
Nhóm CĐR - SO |
Mã CĐR – SO |
Chi tiết |
CĐR – Kiến thức |
1 |
|
2 |
|
|
3 |
|
- Về kỹ năng:
Nhóm CĐR - SO |
Mã CĐR - SO |
Chi tiết |
|
4 |
|
CĐR – Kỹ năng |
5 |
|
6 |
|
|
7 |
|
|
8 |
|
|
9 |
|
|
CĐR – Mức tự chủ và tự chịu trách nhiệm |
10 |
|
11 |
|
|
12 |
|
|
13 |
|
|
14 |
|
TỐT NGHIỆP:
- Điều kiện tốt nghiệp
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp chương trình Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có thể đảm nhận các công việc:
- Giảng viên đào tạo đến bậc sau đại học về lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.
- Chuyên gia nghiên cứu hoặc một số các vị trí quản lý trong các cơ sở nghiên cứu, phát triển về lĩnh vực điện tử và các lĩnh vực liên quan.
Tham gia lãnh đạo, định hướng về khoa học, kĩ thuật tại các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu, nhà trường, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực điều khiển, tự động hóa và các lĩnh vực liên quan.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Tiếp tục học nâng cao lên trình độ tiến sĩ
Trường Đại học Điện lực
- Cơ sở 1: 235 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
- Cơ sở 2: Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội.
-
Ra trường công việc có ổn định không nhỉ
-
Bạn ơi bên mình đã liên hệ với bạn rồi đó, không biết mình còn cần gì nữa không nhỉ :D
-
-
Học phí của trường có cao lắm không ạ
-
Bạn ơi bên mình đã liên hệ với bạn rồi đó, không biết mình còn cần gì nữa không nhỉ :D
-
-
Có trình độ chuyên môn cao và chuyên sâu, có khả năng nghiên cứu các lĩnh vực của chuyên ngành, có phương pháp tư duy khoa học.
-
Cảm ơn bạn đã chọn khóa học này :D
-