




Thông tin khóa học

Chương trình
Tiến sĩ Báo chí học
Thành lập năm 1945
Đại học hàng đầu về Khoa học xã hội và nhân văn
Nhà giáo nhận Giải thưởng, danh hiệu cao quý
Huân chương lao động hạng Nhất (1981)
Tiên tiến
Tự kiểm định
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu chung
- Chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Báo chí học là chương trình đào tạo có định hướng nghiên cứu về ngành báo chí truyền thông và cung cấp hướng tiếp cận liên ngành cho việc nghiên cứu báo chí truyền thông trong mối quan hệ tác động hai chiều với văn hóa, xã hội, chính trị, lịch sử, kinh tế và công nghệ....
- Với sự hướng dẫn của các giảng viên và Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa, NCS sẽ lựa chọn và thiết kế cho mình một chương trình học có nền tảng từ thế mạnh nghiên cứu và đào tạo của khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, và hướng nghiên cứu của cá nhân mình.
- Mục tiêu cụ thể
- Đào tạo những chuyên gia có trình độ tiến sĩ ngành Báo chí có phẩm chất chính trị vững vàng; có kiến thức đạt trình độ lí luận chuyên môn cao; kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học, có khả năng độc lập và sáng tạo trong nghiên cứu, giảng dạy báo chí ở các cơ sở đào tạo đại học, các viện nghiên cứu; có năng lực lãnh đạo, tổ chức - quản lí hoạt động báo chí và truyền thông hoặc sáng tạo các tác phẩm báo chí chất lượng cao; có năng lực tham gia tư vấn cho quá trình lãnh đạo và chỉ đạo báo chí của Đảng và Nhà nước, phục vụ đắc lực công cuộc CNH, HĐH đất nước.
- Chương trình sẽ trang bị cho người học các tri thức về lí luận khoa học của Chủ nghĩa Mác Lênin, và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm cơ bản của Đảng, các chiến lược và chính sách phát triển của Nhà nước, tri thức về văn hóa, tri thức lí luận ngành và chuyên ngành, hệ thống phương pháp luận cùng các kỹ năng nghề nghiệp, tạo lập khả năng sáng tạo độc lập với hiệu quả cao trong hoạt động nghiên cứu lí luận và hoạt động thực tiễn nghề nghiệp nói riêng và thực tiễn hoạt động chính trị - xã hội nói chung.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Hình thức đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo:
- Đối với người có trình độ thạc sĩ: 3 năm
- Đối với người có trình độ cử nhân: 4 năm
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo tiến sĩ Lịch sử sử học và sử liệu học phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Có lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên;
- Có đủ sức khỏe để học tập;
- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng từ loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sỹ chuyên ngành đúng, chuyên ngành phù hợp hoặc chuyên ngành gần với chuyên ngành Tâm lý học.
- Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
- Trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng kí dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận. Đối với những người đã có bằng thạc sĩ nhưng hoàn thành luận văn thạc sĩ với khối lượng học học tập dưới 10 tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ thì phải có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo khoa học.
- Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu, lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu, giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước, mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lý do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sỹ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
- Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự đinh nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:
+ Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;
+ Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tinh cấp thiết, khả thi của để tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh;
+ Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
- Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt:
+ Có chứng chỉ ngoại ngữ theo Bảng tham chiếu ở Phụ lục 6 do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thilấy chứng chỉ tính đến ngày đăng kí dự tuyển;
Bảng tham chiếu chứng chỉ Ngoại ngữ sử dụng trong tuyển sinh trình độ tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
STT |
Chứng chỉ |
Trình độ |
1 |
TOEFL iBT |
72 – 94 |
2 |
IELTS |
5.5 - 6.5 |
3 |
Cambridge examination |
PET (160-170) FCE (160-179) CAE (160-179) |
4 |
Vietnamese Standardized Test of EnglishProficiency |
VSTEP.3-5 (6.0 – 8.0) |
5 |
DELF TCF |
DELF B2 TCF niveau 4 |
6 |
Goethe -Institut |
Goethe- Zertifikat B2 Zertifikat Deutsch für den Beruf (ZDfB) |
7 |
TestDaF |
TDN4 |
8 |
DSD |
DSD B2 |
9 |
Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK) |
HSK level 4 |
10 |
Japanese Language Proficiency Test (JLPT) |
N3 |
11 |
ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному (TORFL - Test of Russian as a Foreign Language) |
ТРКИ-2 |
12 |
TOPIK II |
Cấp độ 4 |
- Có bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho chương trình đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức.
- Có bằng đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài phù hợp với ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật) do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.
- Trong các trường hợp không phải là ngoại ngữ bằng tiếng Anh thì người dự tuyển phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh. Hội đồng tuyển sinh thành lập tiểu ban để đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp trong chuyên môn của các thí sinh thuộc đối tượng này.
- Điều kiện về kinh nghiệm công tác:
- Đã có ít nhất 2 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực liên quan (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học)
- Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của đơn vị đào tạo.
- Hồ sơ tuyển sinh: Đáp ứng đầy đủ hồ sơ tuyển sinh theo yêu cầu của Nhà trường.
Danh mục chuyên ngành gần, chuyên ngành phù hợp
- Chuyên ngành phù hợp: Truyền thông đại chúng, Quan hệ công chúng.
- Chuyên ngành gần: Ngôn ngữ, Văn học, Chính trị học.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
- Đối tượng từ thạc sĩ: Xét hồ sơ chuyên môn theo quy dịnh của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đối tượng từ cử nhân: Kết hợp thi tuyển và xét hồ sơ chuyên môn.
- Môn thi cơ bản: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông
- Môn thi cơ sở: Lý luận báo chí truyền thông
- Môn thi ngoại ngữ: Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc
- Xét hồ sơ chuyên môn theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
- Phiếu đăng ký dự thi.
- Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
- Lí lịch khoa học có xác nhận của cơ quan công tác
- Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ học tập của một bệnh viện đa khoa (thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
- Bản sao có xác nhận của công chứng Nhà nước các văn bằng chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm đại học toàn khoá có xác nhận xếp loại của cấp có thẩm quyền cấp bằng (đối với người dự tuyển đào tạo tiến sĩ nhưng chưa có bằng thạc sĩ); bằng thạc sĩ và bảng điểm thạc sĩ (đối với người dự tuyển đào tạo tiến sĩ đã có bằng thạc sĩ)
- Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm (nếu là cán bộ nhà nước) hoặc hợp đồng lao động dài hạn và giấy xác nhận chứng nhận thâm niên công tác.
- Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có)
- Minh chứng về trình độ ngoại ngữ. (Nếu thí sinh có văn bằng được đào tạo ở nước ngoài thì phải có văn bản xác nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Công văn giới thiệu đi dự thi (nếu có) của thủ trưởng cơ quan quản lý đối với người đang làm việc ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước hoặc ngoài nhà nước.
- 02 phong bì Nhà trường phát hành (khi nộp hồ sơ) đã ghi sẵn địa chỉ của thí sinh và 04 ảnh chân dung cỡ 3x4cm.
- Đề cương nghiên cứu, lý lịch khoa học cùng bản photo các công trình nghiên cứu đã công bố.
- Thư giới thiệu của tối thiểu một nhà khoa học có chức danh khoa học Giáo sư, Phó giáo sư, hoặc học vị Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ cùng chuyên ngành.
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO:
- Đối với Nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ
Người học phải hoàn thành các học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ và các nội dung của chương trình đào tạo tiến sĩ.
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 130 tín chỉ, trong đó:
- Phần 1: Các học phần bổ sung : 40 tín chỉ
+ Khối kiến thức chung: 4 tín chỉ
+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ
- Phần 2: Các học phần, chuyên đề Nghiên cứu sinh và tiểu luận tổng quan: 20 tín chỉ
+ Các học phần Nghiên cứu sinh: 12 tín chỉ
Bắt buộc: 6 tín chỉ
Tự chọn: 06/24 tín chỉ
+ Chuyên đề Nghiên cứu sinh: 06 tín chỉ
+ Tiểu luận tổng quan: 02 tín chỉ
- Phần 3: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
- Phần 4. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
- Phần 5: Luận án tiến sĩ: 70 tín chỉ
- Đối với NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần:
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 106 tín chỉ, trong đó:
- Phần 1: Các học phần bổ sung: 16 tín chỉ
Bắt buộc: 12 tín chỉ
Tự chọn: 4/20 tín chỉ
- Phần 2: Các học phần, chuyên đề Nghiên cứu sinh và tiểu luận tổng quan: 20 tín chỉ
+ Các học phần Nghiên cứu sinh: 12 tín chỉ
Bắt buộc: 6 tín chỉ
Tự chọn: 6/24 tín chỉ
+ Chuyên đề Nghiên cứu sinh: 06 tín chỉ
+ Tiểu luận tổng quan: 02 tín chỉ
- Phần 3: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
- Phần 4. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
- Phần 5: Luận án tiến sĩ: 70 tín chỉ
- Đối với NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp:
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 90 tín chỉ, trong đó:
- Phần 1: Các học phần, chuyên đề Nghiên cứu sinh và tiểu luận tổng quan: 20 tín chỉ
+ Các học phần Nghiên cứu sinh: 12 tín chỉ
Bắt buộc: 6 tín chỉ
Tự chọn: 6/24 tín chỉ
+ Chuyên đề Nghiên cứu sinh: 06 tín chỉ
+ Tiểu luận tổng quan: 02 tín chỉ
- Phần 2: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
- Phần 3. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
- Phần 4: Luận án tiến sĩ: 70 tín chỉ
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
- Khung chương trình dành cho Nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã học phần tiên quyết |
||||||
Lí thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||||||
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG |
|||||||||||
I. Khối kiến thức chung |
4 |
|
|
||||||||
1. |
PHI5001 |
|
4 |
60 |
0 |
0 |
|
||||
II. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
36 |
|
|
||||||||
II.1. Bắt buộc (Compulsory Subjects) |
15 |
|
|
||||||||
2. |
JOU 6025 |
|
4 |
48 |
12 |
0 |
|
||||
3. |
JOU 6029 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
|
||||
4. |
JOU 6027 |
|
4 |
48 |
12 |
0 |
JOU 6025 |
||||
5. |
JOU 6028 |
|
4 |
48 |
12 |
0 |
JOU 6025 |
||||
II.2. Tự chọn (Optional Subjects) |
21/ 48 |
|
|
||||||||
6. |
JOU 6032 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
|
||||
7. |
JOU 6072 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
JOU 6025 |
||||
8. |
JOU 6017 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
|
||||
9. |
JOU 6071 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
|
||||
10. |
JOU 6073 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
JOU 6025 |
||||
11. |
JOU 6026 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
|
||||
12. |
JOU 6005 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
|
||||
13. |
JOU 6009 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
|
||||
14. |
JOU 6006 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
|
||||
15. |
JOU 6007 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
|
||||
16. |
JOU 6019 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
|
||||
17. |
JOU 6037 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
JOU 6025 |
||||
18. |
JOU 6011 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
JOU 6025 |
||||
19. |
JOU 6039 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
JOU 6025 |
||||
20. |
JOU 6074 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
JOU 6025 |
||||
21. |
JOU 6075 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
JOU 6025 |
||||
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ NCS VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN |
|||||||||||
1. Các học phần |
12 |
|
|
||||||||
I.1. Bắt buộc (Compulsory Subjects) |
9 |
|
|
||||||||
22. |
JOU 8010 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
||||
23. |
JOU 8011 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
||||
24. |
JOU8021 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
||||
I.2. Tự chọn (Optional Subjects) |
3/27 |
|
|
||||||||
25. |
JOU8022 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
||||
26. |
JOU8023 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
||||
27. |
JOU8024 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
||||
28. |
JOU8025 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
||||
29. |
JOU8026 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
||||
30. |
JOU 8016 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
||||
31. |
JOU 8031 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
||||
32. |
JOU 8017 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
||||
33. |
JOU8027 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
||||
II. Chuyên đề NCS (Special Topics Courses) |
6 |
|
|
||||||||
34. |
JOU8028 |
|
2 |
0 |
0 |
30 |
|
||||
35. |
JOU8029 |
|
2 |
0 |
0 |
30 |
|
||||
36. |
JOU8030 |
|
2 |
0 |
0 |
30 |
|
||||
III. Tiểu luận tổng quan (Overview) |
2 |
|
|
||||||||
37. |
JOU 8018 |
|
2 |
0 |
0 |
30 |
|
||||
PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC |
|||||||||||
38. |
|
|
|||||||||
PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO |
|||||||||||
39. |
|
|
|||||||||
PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ |
|||||||||||
40. |
JOU 9001 |
|
70 |
|
|
||||||
Cộng (Total) |
130 |
|
|
- Khung chương trình dành cho Nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã học phần tiên quyết |
|||
Lí thuyết |
Thực hành |
Tự học |
||||||
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG |
||||||||
I.1. Bắt buộc (Compulsory Subjects) |
15 |
|
|
|||||
1. |
JOU 6025 |
|
4 |
48 |
12 |
0 |
|
|
2. |
JOU 6027 |
|
4 |
48 |
12 |
0 |
|
|
3. |
JOU 6028 |
|
4 |
48 |
12 |
0 |
|
|
4. |
JOU 6029 |
|
3 |
39 |
6 |
0 |
|
|
I.2. Tự chọn (Optional Subjects) |
6/48 |
|
|
|||||
5. |
JOU 6032 |
|
3 |
39 |
6 |
|
|
|
6. |
JOU 6072 |
|
3 |
39 |
6 |
|
JOU 6025 |
|
7. |
JOU 6017 |
|
3 |
39 |
6 |
|
|
|
8. |
JOU 6071 |
|
3 |
39 |
6 |
|
|
|
9. |
JOU 6073 |
|
3 |
39 |
6 |
|
JOU 6025 |
|
10. |
JOU 6026 |
|
3 |
39 |
6 |
|
|
|
11. |
JOU 6005 |
|
3 |
39 |
6 |
|
|
|
12. |
JOU 6009 |
|
3 |
39 |
6 |
|
|
|
13. |
JOU 6006 |
|
3 |
39 |
6 |
|
|
|
14. |
JOU 6007 |
|
3 |
39 |
6 |
|
|
|
15. |
JOU 6019 |
|
3 |
39 |
6 |
|
|
|
16. |
JOU 6037 |
|
3 |
39 |
6 |
|
JOU 6025 |
|
17. |
JOU 6011 |
|
3 |
39 |
6 |
|
JOU 6025 |
|
18. |
JOU 6039 |
|
3 |
39 |
6 |
|
JOU 6025 |
|
19. |
JOU 6074 |
|
3 |
39 |
6 |
|
JOU 6025 |
|
20. |
JOU 6075 |
|
3 |
39 |
6 |
|
JOU 6025 |
|
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ NCS VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN |
||||||||
I. Các học phần NCS |
12 |
|
|
|||||
I.1. Bắt buộc (Compulsory Subjects) |
9 |
|
|
|||||
21. |
JOU 8010 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
|
22. |
JOU 8011 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
|
23. |
JOU8021 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
|
I.2. Tự chọn (Optional Subjects) |
3/27 |
|
|
|||||
24. |
JOU8022 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
|
25. |
JOU8023 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
|
26. |
JOU8024 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
|
27. |
JOU8025 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
|
28. |
JOU8026 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
|
29. |
JOU 8016 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
|
30. |
JOU 8031 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
|
31. |
JOU 8017 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
|
32. |
JOU8027 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
|
II. Chuyên đề NCS (Special Topics Courses) |
6 |
|
|
|||||
33. |
JOU8028 |
|
2 |
0 |
0 |
30 |
|
|
34. |
JOU8029 |
|
2 |
0 |
0 |
30 |
|
|
35. |
JOU8030 |
|
2 |
0 |
0 |
30 |
|
|
III. Tiểu luận tổng quan (Overview) |
2 |
|
|
|||||
36. |
JOU 8018 |
|
2 |
0 |
0 |
30 |
|
|
PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC |
||||||||
37. |
|
|
||||||
PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO |
||||||||
38. |
|
|
||||||
PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ |
||||||||
39. |
JOU 9001 |
|
70 |
|
|
|||
Cộng (Total) |
111 |
|
|
- Khung chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã học phần tiên quyết |
||
Lí thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN |
|||||||
|
12 |
|
|
||||
I.1. Bắt buộc (Compulsory Subjects) |
9 |
|
|
||||
1. |
JOU 8010 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
2. |
JOU 8011 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
3. |
JOU8021 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
I.2.Tự chọn (Optional Subjects) |
3/27 |
|
|
||||
4. |
JOU8022 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
5. |
JOU8023 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
6. |
JOU8024 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
7. |
JOU8025 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
8. |
JOU8026 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
9. |
JOU 8016 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
10. |
JOU 8031 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
11. |
JOU 8017 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
12. |
JOU8027 |
|
3 |
33 |
12 |
0 |
|
II. Chuyên đề Nghiên cứu sinh (Special Topics Courses) |
6 |
|
|
||||
13. |
JOU8028 |
|
2 |
0 |
0 |
30 |
|
14. |
JOU8029 |
|
2 |
0 |
0 |
30 |
|
15. |
JOU8030 |
|
2 |
0 |
0 |
30 |
|
III. Tiểu luận tổng quan (Overview) |
2 |
|
|
||||
16. |
JOU 8018 |
|
2 |
0 |
0 |
30 |
|
PHẦN 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC |
|||||||
17. |
|
|
|||||
PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO |
|||||||
18. |
|
|
|||||
PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ |
|||||||
19. |
JOU 9001 |
|
70 |
|
|
||
Cộng (Total) |
90 |
|
|
ĐÁNH GIÁ:
- Thang điểm
Điểm đánh giá bộ phận và điểm đánh giá kết thúc học phần được tính theo thang điểm 10, lẻ đến 0,5. Điểm học phần là điểm trung bình của điểm đánh giá bộ phận và điểm đánh giá kết thúc học phần nhân với trọng số tương ứng, làm tròn đến một chữ số thập phân và được chuyển thành điểm chữ/điểm tín chỉ với các mức như sau:
- 9,0-10 tương ứng với A+/4,0
- 8,5-8,9 tương ứng với A/3,7
- 8,0-8,4 tương ứng với B+/3,5
- 7,0-7,9 tương ứng với B/3,0
- 6,5-6,9 tương ứng với C+/2,5
- 5,5-6,4 tương ứng với C/2,0
- 5,0-5,4 tương ứng với D+/1,5
- 4,0-4,9 tương ứng với D/1,0
- Dưới 4,0 tương ứng với F/0
Nghiên cứu sinh không dự kiểm tra, không dự thi kết thúc học phần mà không có lý do chính đáng sẽ nhận điểm 0. Học phần ở trình độ tiến sĩ đạt yêu cầu (học phần tích lũy) phải đạt từ điểm C trở lên. Nếu học phần đạt dưới điểm C thì nghiên cứu sinh phải học lại học phần đó có hoặc có thể đổi sang học phần khác tương đương(nếu là học phần tự chọn). Điểm được công nhận sau khi học lại là điểm học phần cao nhất trong những lần học.
- Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ Báo chí học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn học viên bắt buộc phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:
- Yêu cầu về chất lượng luận án
- Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn Báo chí học, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.
- Kết quả nghiên cứu trong luận án phải là kết quả lao động của chính nghiên cứu sinh thu được chủ yếu trong thời gian đào tạo. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác thì phải được tác giả đồng ý và trích dẫn tường minh. Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó nghiên cứu sinh đóng góp phần chính thì phải xuất trình các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể đó đồng ý cho nghiên cứu sinh sử dụng kết quả chung của tập thể để viết luận án.
- Yêu cầu về công bố khoa học: Công bố tối thiểu (trong thời gian làm nghiên cứu sinh) 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó, tối thiểu có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus hoặc 02 báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có uy tín xuất bản bằng tiếng nước ngoài có phản biện, có mã số ISBN; hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài.
- Luận án được viết bằng tiếng Việt, sử dụng chữ thuộc mã Unicode, loại chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, không quá 300 trang A4, không kể phụ lục, trong đó có cam đoan của nghiên cứu sinh về nội dung luận án, ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh.
- Yêu cầu về kiến thức chuyên môn
Các học phần bổ sung (đối với Nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ)
- Nghiên cứu sinh hiểu và vận dụng được kiến thức và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng, có giác ngộ chính trị và lập trường giai cấp vững vàng.
- Nghiên cứu sinh nắm vững, vận dụng các cách tiếp cận lý thuyết và thực tiễn của ngành báo chí truyền thông, để giúp họ, cũng như đơn vị, tổ chức mà họ đang và sẽ làm việc đáp ứng được đòi hỏi ngày một cao của xã hội tri thức thông qua các sản phẩm truyền thông có chất lượng cao cả về nội dung và hình thức thể hiện.
- Nghiên cứu sinh hiểu một cách sâu sắc và phân tích được nền tảng các khái niệm và nhận thức được quá trình, hiệu quả và thể chế của các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Nghiên cứu sinh nhận thức và đánh giá đúng những vấn đề về luật pháp và đạo đức nghề nghiệp trong tác nghiệp báo chí truyền thông. Thể hiện được hiểu biết về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, vai trò phản biện của báo chí trong xã hội.
- Nghiên cứu sinh hiểu, phân tích, đánh giá được cách thực hiện và đánh giá được hoạt động tác nghiệp báo chí, cũng như xây dựng các phương thức chuyển tải thông tin báo chí hiệu quả.
- Nghiên cứu sinh sẽ biết cách thể hiện các vấn đề đa dạng của xã hội thông qua các hình thức chuyển tải thông tin phù hợp. Phân tích và đánh giá các kỹ năng chuyên sâu của người làm truyền thông. Thể hiện được khả năng viết rõ ràng, trung thực, chính xác trên tất cả các loại hình, và thể loại, cho các đối tượng khác nhau: cho công chúng, cho các chuyên gia truyền thông, hay cho các nhà nghiên cứu hàn lâm.
- Nắm vững, phân tích và đánh giá được về vấn đề quản lý và lãnh đạo báo chí truyền thông.
- Nghiên cứu sinh sẽ phát triển khả năng hiểu biết về lịch sử, về sự phát triển của công nghệ truyền thông, quá trình và cách thức mà lịch sử để lại dấu ấn của mình cho xã hội hiện đại.
- Vận dụng sáng tạo các phương pháp nghiên cứu truyền thông đại chúng, có khả năng thấu hiểu và thể hiện nhận thức của mình về báo chí hiện nay cũng như xu thế phát triển của báo chí truyền thông trong tương lai.
Các học phần trong chương trình đào tạo, các chuyên đề nghiên cứu sinh và tiểu luận tổng quan:
- Hiểu, vận dụng và phân tích được các kiến thức mới, cập nhật, hiện đại và mang tính lí luận và phương pháp luận cao về ngành báo chí truyền thông, trên nền tảng nâng cao và hiện đại hóa các kiến thức cơ sở có liên quan, đã được giảng dạy ở bậc cử nhân và thạc sỹ.
- Vận dụng kiến thức được trang bị về trong đánh giá về hiệu quả truyền thông, và những vấn đề nội tại của ngành công nghiệp truyền thông.
- Hiểu, phân tích và đánh giá toàn diện về ngành công nghiệp truyền thông, cũng như mối quan hệ liên ngành giữa ngành công nghiệp truyền thông, với chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Hiểu biết sâu sắc về vai trò của truyền thông đại chúng và báo chí trong xã hội và những khía cạnh đạo đức nghề nghiệp trong tác nghiệp báo chí truyền thông. Nắm vững các kỹ năng chuyên sâu của người làm truyền thông.
- Hiểu biết sâu sắc, có thể phân tích nhận định vững vàng về công tác quản lý và lãnh đạo báo chí truyền thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số, và thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa để sẵn sàng vận dụng trong thực tiễn.
- Có khả năng đọc hiểu có tính phản biện, nghiên cứu độc lập, khả năng xét đoán, tìm tư liệu, xử lý thông tin, khái quát, tổng hợp, phân tích và đánh giá vấn đề.
- Vận dụng sáng tạo phương pháp luận khoa học để thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường trong nước và quốc tế.
- Yêu cầu về năng lực nghiên cứu
- Nắm vững các phương pháp nghiên cứu truyền thông đại chúng. Có khả năng tiến hành nghiên cứu độc lập.
- Có khả năng phát hiện những vấn đề nghiên cứu mới xuất phát từ thực tiễn và lí luận trong lĩnh vực báo chí truyền thông, cũng như quản trị hoạt động thông tin, báo chí, truyền thông.
- Có năng lực đề xuất các giải pháp trong lĩnh vực báo chí truyền thông tầm quốc gia, cho đến cấp ngành, và các cơ quan báo chí truyền thông, về nâng cao chất lượng hoạt động cũng như nghiên cứu, giảng dạy về báo chí truyền thông.
- Có khả năng lãnh đạo nhóm nghiên cứu thuộc lĩnh vực báo chí truyền thông.
- Có kiến thức và kỹ năng cao để giảng dạy và biên soạn giáo trình cho bậc đại học và sau đại học trong lĩnh vực báo chí truyền thông.
- Có khả năng sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của cơ quan báo chí truyền thông, hoặc việc giảng dạy, nghiên cứu về báo chí truyền thông để đạt kết quả công việc tốt hơn.
- Có khả năng định hướng thực tiễn hoạt động báo chí truyền thông trên cơ sở các nghiên cứu khoa học.
- Có khả năng giao lưu, trao đổi học thuật với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đào tạo về truyền thông trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
- Có khả năng tham gia bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp truyền thông, cả về hoạt động tác nghiệp thực tiễn, và các hoạt động nghiên cứu, đào tạo.
- Yêu cầu về kỹ năng
Kĩ năng nghề nghiệp
- Nắm vững các kỹ năng tư duy lý luận, phân tích và tổng hợp;
- Vận dụng các kỹ năng phát hiện và xử lý các vấn đề của ngành công nghiệp báo chí truyền thông, các vấn đề nảy sinh về lý thuyết và đặc biệt trong hoạt động thực tiễn hoạt động báo chí truyền thông, để có thể có những đóng góp mới vào việc bổ sung, phát triển lý luận về báo chí truyền thông.
- Nghiên cứu sinh có kỹ năng làm việc độc lập và sáng tạo, có kỹ năng tổ chức và thực hiện các hoạt động khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
- Nghiên cứu sinh vận dụng tốt các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Báo chí, những kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng độc lập, sáng tạo trong thực tiễn hoạt động tác nghiệp truyền thông, trong nghiên cứu và giảng dạy về Báo chí học. Có khả năng tiến hành nghiên cứu độc lập.
- Có kỹ năng lập kế hoạch và triển khai việc xây dựng, duy trì và phát triển quan hệ giữa các thành viên trong nhóm làm việc sản xuất sản phẩm truyền thông.
- Có khả năng so sánh sự khác nhau trong xu hướng làm báo trước kia và hiện nay, từ đó, đề xuất xu hướng phát triển của báo chí trong tương lai.
Kĩ năng bổ trợ
Kỹ năng cá nhân:
- Kỹ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Kỹ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Kỹ năng tư duy theo hệ thống
- Kỹ năng vận dụng kiến thức, bài học kinh nghiệm vào thực tiễn
- Kỹ năng sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
Kỹ năng làm việc nhóm:
- Liên kết được các nhóm, xây dựng, điều hành nhóm làm việc hiệu quả
- Tổ chức, thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, hoặc vận dụng thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn báo chí truyền thông của mình.
- Tổ chức, phân công công việc trong đơn vị, đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể.
- Kỹ năng hợp tác, thuyết phục
Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong chuyên môn: Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ: sử dụng tốt tối thiểu 01 ngoại ngữ trong số các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật (tương đương Chuẩn B2 của Khung tham chiếu châu Âu) để khai thác các tài liệu tiếng nước ngoài, công bố các công trình và trình bày kết quả nghiên cứu.
TỐT NGHIỆP
- Điều kiện tốt nghiệp
Nghiên cứu sinh được xét công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đáp ứng các điều kiện chuẩn đầu ra về chất lượng luận án, nội dung kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực của nghiên cứu sinh và các yêu cầu đặc thù đối với từng chuyên ngành đào tạo
- Luận án của nghiên cứu sinh đã được Hội đồng đánh giá luận án thông qua và tối thiểu sau 3 tháng (90 ngày) kể từ ngày nghiên cứu sinh hoàn thành việc sửa chữa, bổ sung luận án, tóm tắt luận án theo quyết nghị của Hội đồng đánh giá luận án trong thời hạn quy định và được người hướng dẫn, Chủ tich Hội đồng và đơn vị đào tạo xác nhận (nếu có);
- Đã nộp cho Thư viện Quốc gia Việt nam và Trung tâm thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội toàn văn luận án và tóm tắt luận án hoàn chỉnh cùng bản cứng có chữ ký của nghiên cứu sinh, chữ ký của người hướng dẫn và xác nhyaanj của thử trưởng đơn vị đào tạo (gồm cả trang bìa) và file mềm (kể cả luận án được bảo vệ theo chế độ mật), kèm theo phần mềm để đọc các nội dung đó (nếu cần);
- Đã công bố toàn văn luận án và tóm tắt luận án trên website của đơn vị và của Trung tâm Thông tin – Thư viện của Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Với những nghiên cứu sinh có hồ sơ/luận án thuộc diện thẩm định thì phải đạt yêu cầu thẩm định được quy định.
- Có minh chứng đã cập nhật đầy đủ toàn bộ thông tin về nghiên cứu sinh trên phần mềm quản lý đào tạo tiến sĩ tại đơn vị đào tạo.
- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, nghiên cứu sinh không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Nghiên cứu sinh sau khi ra trường có thể trở thành:
- Cán bộ hoạch định chính sách hoặc cán bộ làm việc tại các bộ phận liên quan đến báo chí truyền thông ở các cơ quan bộ, ban, ngành, đoàn thể, từ trung ương đến địa phương, các tổ chức quốc tế,..
- Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, và viện nghiên cứu báo chí.
- Tham gia tổ chức lãnh đạo, quản lí báo chí, tổng biên tập, phó tổng biên tập các cơ quan báo chí, giám đốc, phó giám đốc các đài phát thanh, truyền hình, phụ trách các ban chuyên môn của cơ quan báo chí, các bình luận viên chính, biên tập viên chính, phóng viên chính trên các lĩnh vực hoặc có thể là chuyên gia ở các cơ quan tư tưởng - văn hóa, báo chí của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể.
- Cán bộ quản lí, chuyên viên tại các doanh nghiệp (trong và ngoài nước) có liên quan đến hoạt động báo chí truyền thông.
- Cán bộ nghiên cứu, tư vấn, tại các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu về báo chí truyền thông, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực báo chí truyền thông.
- Làm việc với tư cách là chuyên gia có trình độ cao tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lí, hoạch định, tư vấn chính sách về báo chí truyền thông, các cơ quan doanh nghiệp, tập đoàn, các tổ chức trong và ngoài nước…
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Nghiên cứu sinh sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bậc Tiến sĩ cần có đủ năng lực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp thông qua việc:
- Tham gia các khóa học bồi dưỡng ngắn hạn trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực ngành báo chí truyền thông.
- Tham gia các chương trình hợp tác nghiên cứu sau Tiến sĩ ở nước ngoài
- Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu liên ngành cấp Bộ, cấp Nhà nước, và các đề tài của các Viện, các Quỹ,....
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN
Địa chỉ: số 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.
Đánh giá bởi học viên đã theo học
Đánh giá trung bình
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
Tiến sĩ Công tác xã hội
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Tự kiểm định
- Hà Nội
- 3 năm
- Linh động
- Liên hệ 5.00
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Tiến sĩ Báo chí học
- Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Thời gian học: 4 năm
- Yêu cầu nhập học: 3
- Địa điểm học tập: TP. Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 5
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 97.200.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 97.200.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 97.200.000 ₫
Khóa học không được phép thanh toán online, vui lòng gửi đăng ký trực tuyến cho chúng tôi
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Tiến sĩ Báo chí học
- Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Thời gian học: 4 năm
- Yêu cầu nhập học: 3
- Địa điểm học tập: TP. Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 5
Để nộp học phí trực tuyến, bạn cần có thẻ ATM/Debit/Credit của ngân hàng và vui lòng thực hiên các bước bên dưới.
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 97.200.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 97.200.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 97.200.000 ₫
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
-