Đại học Luật TP.HCM
Quốc gia: Việt Nam
Năm 1982, ngay sau khi tái thành lập, Bộ Tư pháp đã thành lập Trường Trung học Pháp lý TP.HCM trên cơ sở Trường Cán bộ Tư pháp với nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp pháp lý. Từ năm 1983 đến 1988, Trường Cán bộ Tư pháp phối hợp với Trường Đại học Pháp lý Hà Nội mở lớp Đại học Pháp lý tại TP.HCM. Ngày 25/12/1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ra Quyết định thành lập Phân hiệu Đại học Pháp lý TP.HCM có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ Đại học pháp lý cho các tỉnh phía Nam và đến 1993 được đổi tên thành Phân hiệu Đại học Luật TP.HCM.
Ngày 30 tháng 3 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 1234/GD-ĐT thành lập Trường Đại học Luật TP.HCM trực thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM, trên cơ sở sáp nhập Phân hiệu Đại học Luật TP.HCM và Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. Đến ngày 10 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg về việc thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP.HCM, theo đó trường Đại học Luật tách ra khỏi Đại học Quốc gia, trở thành Trường Đại học Luật TP.HCM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như hiện nay.
Trong lịch sử hình thành và phát triển gắn với những đổi thay của đất nước, Trường Đại học Luật TP.HCM đã vươn lên khẳng định vị thế là cơ sở đào tạo luật hàng đầu khu vực phía Nam, là một trong hai cơ sở đào tạo pháp lý trọng điểm của đất nước với chất lượng cao trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.
Sứ mạng, mục tiêu của Trường
Sứ mạng: Là trường đại học công lập hàng đầu về đào tạo cán bộ pháp luật trong cả nước, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ đại học, sau đại học; là trung tâm nghiên cứu khoa học, trọng tâm là khoa học pháp lý, góp phần xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu: Là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, hiện đại; góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng trong khoa học, nhất là khoa học pháp lý; có quan hệ quốc tế rộng rãi; giữ vai trò nòng cốt, là chỗ dựa đáng tin cậy trong quan hệ với các cơ sở đào tạo khác, đặc biệt là các cơ sở đào tạo Luật ở các tỉnh phía Nam.
- CÔNG NHẬN
Đại học Ngân hàng TP.HCM được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cấp phép hoạt động. Hoàn thành các khóa đào tạo trong chương trình của Đại học Ngân hàng TP.HCM sẽ được cấp bằng theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
- KIỂM ĐỊNH
Ngày 3/5/2017, Giám đốc Trung tâm Kiểm định Chất lượng giáo dục Đại học Quốc gia TP.HCM đã ký Quyết định số 10/QĐ-TTKĐ cấp Giấy chứng nhận Kiểm định Chất lượng giáo dục cho Trường Đại học Luật TP.HCM.
Trường Đại học Luật TP. HCM đang sử dụng giảng dạy và làm việc tại 2 cơ sở ở HCM với tổng cộng 74 phòng học/ giảng đường với sức chứa khoảng 8000 sinh viên/ 1 ca học với tổng diện tích là 8461m2. Tất cả các phòng học/ giảng đường đều được trang bị hiện đại.
Trường đang triển khai thực hiện Dự án xây dựng Trường Đại học Luật Tp. HCM tại Q9, Tp. HCM với diện tích khoảng 42,043m2, dự kiến sau khi hoàn thành sẽ có thêm 78 phòng học với tổng diện tích là 11396m2.
Trường đại học Luật Tp HCM đã xây dựng một hệ thống thư viện, phòng học hiện đại với đa dạng và phong phú về số đầu sách để phục vụ cho đọc giả, phục vụ cho nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. bên cạnh việc tổ chức khai thác quỹ sách đã có từ trước, thư viện trường đã mua bổ sung nhiều đầu sách các loại và xây dựng thư viện điện tử để tiện cho việc tra cứu của sinh viên.
Trường cũng đưa vào vận hành hệ thống internet hiện đại: trang bị hệ thống máy chủ, thiết bị kết nối, đường truyền đến từng trạm. Đồng thời với đó, Trường triển khai hệ thống mạng không dây (wifi) cho cả 2 cơ sở đảm bảo cho việc cán bộ, giảng viên và sinh viên tra cứu thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài ra trường còn triển khai hệ thống email nội bộ đến từng giảng viên và sinh viên, Xây dựng diễn đàn (forum) trên internet tạo điều kiện cho sinh viên có thêm kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực Luật học.
Sinh viên Đại học Luật TP.HCM mang “Phong cách sinh viên Luật”, đây là điểm đặc trưng và cũng là niềm tự hào của sinh viên Luật. Phong cách sinh viên Luật (PCSVL) gồm có 4 tiêu chí:
- Sinh viên Luật học tập nghiêm túc, chất lượng.
- Sinh viên Luật ứng xử văn hóa văn minh.
- Sinh viên Luật chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng.
- Sinh viên Luật đi đầu trong chấp hành và tôn trọng pháp luật.
Với mỗi tiêu chí, sinh viên Luật lại có những chương trình riêng để thực hiện. Ví dụ như: Cuộc vận động “Học thực chất – Thi thực chất”, “Ngày Chủ nhật xanh”, “Ngày đi học không xe máy” và các chương trình tình nguyện lớn nhỏ khác nữa.
Hoạt động phong trào cũng chính là điểm mạnh của sinh viên Luật với những thành tích đáng nể. Một trong số đó chính là danh hiệu “Đơn vị dẫn đầu cụm thi đua” đã thuộc về Hội Sinh viên trường Đại học Luật trong suốt 4 năm liên tục.
Đại học Luật TP.HCM còn có rất nhiều Câu lạc bộ từ năng khiếu đến học thuật với nhiều hoạt động rôm rả cả năm. Đây là nơi không chỉ cung cấp kiến thức chuyên ngành mà còn cả các kỹ năng mềm và mở rộng các mối quan hệ trong và ngoài trường.