NHỮNG KỸ NĂNG VÀ NGHỀ NGHIỆP CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH
Ngành tài chính là gì?
Tài chính là một khối ngành khá rộng, liên quan đến việc quản lý tiền và tài sản, cho vay, đầu tư, bảo hiểm, phát hành chứng khoán và thực hiện các dịch vụ giao dịch. Có thể chia lĩnh vực tài chính làm 3 mảng lớn: tài chính cá nhân (Personal Finance), Tài chính Doanh nghiệp (Corporate Finance) và Tài chính công (Public/ Government Finance).
- Tài chính cá nhân (Personal Finance): là hoạt động đáp ứng các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn cho cá nhân và hộ gia đình, bao gồm đầu tư cho giáo duc, mua nhà, mua bảo hiểm, kế hoạch hưu trí, thuế, quản trị rủi ro tài sản, nợ… Tất cả hoạt động này phụ thuộc vào thu nhập, yêu cầu sinh hoạt, mục tiêu cá nhân.
- Tài chính doanh nghiệp là các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến quản lý vốn (kêu gọi, hoạch định, phân bổ…) và các quyết định đầu tư nhằm tối đa hóa lợi ích của cổ đông thông qua kế hoạch tài chính của dài hạn và ngắn hạn với các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn với các chiến lược khác nhau
- Tài chính công: là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nãy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công, nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.
Những kỹ năng cần thiết cho người học ngành tài chính
- Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic
- Hiểu báo cáo tài chính, chiến lược kinh doanh
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng tính toán
- Quan tâm tới thị trường tài chính và nền kinh tế
- Kỹ năng Excel, PowerPoint và Eccess
Những nghề nghiệp trong ngành Tài chính
1. Chuyên gia phân tích tài chính
Công việc này sẽ giúp bạn trở thành một chuyên gia phân tích tài chính cùng với yêu cầu kiến thức chặt chẽ, sâu rộng về hệ thống tài chính cũng như phân tích định lượng, các quy định pháp luật về tài chính
2. Quản lý tài chính
Quản lý tài chính là việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp có quy mô lớn nhằm đem lại lợi nhuận, kiển soát và giải quyết những nợ xấu nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của tổ chức dựa vào việc quản lý nguồn vốn có hiệu quả.
3. Phân tích đánh giá bất động sản (CPV)
CPV đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm các chi phí giao dịch, tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và hiện này nguồn nhân lực trong lĩnh vực này chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó để có thể làm việc cần phải học thêm các chứng chỉ nghiệp vụ trong khi hành nghề.
4. Đại diện cho nhà tài trợ
Đại diện của mỗi nhà tài trợ đều đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nếu không có sự ký tên của họ trong các dự án thì nhà đầu tư hay cơ quan tài trợ đồng ý thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực. Ngoài ra lương ngành nyaf rất cao nhưng để có được tư cách đại diệm của một nhà tài trợ rất khó khăn, cần trải qua nhiều thử thách.
5. Giảng viên tài chính
Đây cũng là một ngành khá thú vị, nếu bạn có đam mê về tài chính và mong muốn nghiên cứu sâu hơn thì bạn hãy suy nghĩ để trở thành một giảng viên giảng dạy tại các trường Đại học, Cao Đẳng.
6. Kế toán
Đây là ngành khá phổ biến nên tỉ lệ cạnh tranh sẽ cao hơn, tuy nhiên nếu bạn là một người tỉ mỉ, yêu thịch các con số, phân tích các thống kế của kế toán, làm báo cáo tài chính thì đây là lựa chọn phù hợp với bạn.
7. Nhà phân tích chính sách
Là người cung cấp các phân tích, đánh giá giúp công ty biết hướng đi để sử dụng và cải thiện ngân sách cho phù hợp, đồng thời đánh giá tình hình tài chính trong tương lai.