Chương trình Tiến sĩ Kinh tế quốc tế của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội hướng đến mục tiêu:
- Đào tạo Tiến sĩ theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo, có kiến thức chuyên sâu, có phương pháp tiếp cận mới đối với các vấn đề kinh tế quốc tế hiện đại; Am hiểu các lý thuyết trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới hiện đại, các chính sách về Thương mại quốc tế, Đầu tư quốc tế, Tài chính quốc tế, các thể chế kinh tế quốc tế trong nền kinh tế toàn cầu.
- Nghiên cứu sinh có phương pháp tư duy khoa học, có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá các vấn đề về kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế; đưa ra cách tiếp cận mới, cách lý giải mới.
- Vận dụng kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế hiện đại; các lý thuyết về thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế để giải quyết các vấn đề nghiên cứu; Có khả năng viết và thuyết trình một cách chuyên nghiệp và khoa học các công trình nghiên cứu về kinh tế quốc tế.
- Kết thúc chương trình, nghiên cứu sinh có năng lực chuyên môn sâu và kỹ năng nghiên cứu độc lập; có thể tự triển khai các công trình nghiên cứu chuyên sâu, trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia cao cấp trong việc nghiên cứu, phân tích, tư vấn, phản biện, hoạch định và thực thi chính sách trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, hoặc trở thành giảng viên trình độ cao, giảng dạy chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế quốc tế.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Chính quy
- Thời gian đào tạo: 03 năm đối với người có bằng thạc sĩ; 04 năm đối với người chưa có bằng thạc sĩ.
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
- Yêu cầu về kinh nghiệm nghiên cứu
Trong thời hạn 36 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả của tối thiểu 01 công bố khoa học. Công bố khoa học có thể là bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.
- Yêu cầu về năng lực ngoại ngữ
Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu về ngoại ngữ của chương trình đào tạo, được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài.
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.
- Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ Bậc 4 trở lên (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự tuyển, được Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHQGHN công nhận (quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 của văn bản này). Riêng đối với các ngoại ngữ khác tiếng Anh, đơn vị có thể sử dụng giấy chứng nhận năng lực ngoại ngữ (đủ 4 kỹ năng) được ĐHQGHN công nhận (Phụ lục 3).
- Người dự tuyển ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài phải có năng lực về ngôn ngữ tiếng nước ngoài khác ở trình độ tương đương như quy định tại 3 điểm nêu trên.
- Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo tiến sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương) trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của chương trình đào tạo tiến sĩ (nếu có) trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo.
- Lưu ý:
+ Nhà trường xác minh văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ của thí sinh trúng tuyển, nhập học theo quy định hiện hành của ĐHQGHN.
+ Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
+ Các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ sẽ được Trường Đại học Kinh tế gửi cho các cơ sở cấp chứng chỉ để thẩm định tính xác thực của chứng chỉ. Thí sinh phải chịu trách nhiệm theo các quy định tuyển sinh Sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội về tính xác thực của chứng chỉ đã nộp.
- Yêu cầu về thâm niên công tác
Người dự tuyển vào các chương trình đào tạo tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế cần có ít nhất 02 năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày đăng ký dự thi).
- Yêu cầu về văn bằng
- Có bằng đại học chính quy hạng Giỏi trở lên ngành/chuyên ngành Kinh tế quốc tế.
- Có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành Kinh tế quốc tế hoặc ngành/chuyên ngành phù hợp với ngành Kinh tế quốc tế.
+ Trong trường hợp người dự tuyển có bằng đại học hoặc thạc sĩ do trường đại học nước ngoài cấp phù hợp với ngành dự tuyển về chuyên môn nhưng không được quy định trong Danh mục giáo dục, đào tạo đại học, thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì điều kiện hợp lệ về văn bằng của người dự tuyển sẽ do Hội đồng tuyển sinh quyết định và có báo cáo Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
- Các yêu cầu khác
- Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỉ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
- Có đủ sức khỏe để học tập.
- Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lý do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lý do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
- Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khung chương trình dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ
STT |
Mã số học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
||
|
Lý thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||
Phần 1. Các học phần bổ sung |
|
|
|
|
||
1 |
PHI 5002 |
Triết học |
4 |
60 |
0 |
0 |
II. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
47 |
|
|
|
||
II.1.Các học phần bắt buộc |
26 |
|
|
|
||
2 |
INE 6001 |
Thiết kế nghiên cứu luận văn |
2 |
20 |
10 |
0 |
3 |
INE 6005 |
Lý thuyết kinh tế vi mô |
2 |
20 |
10 |
0 |
4 |
INE 6003 |
Lý thuyết kinh tế vĩ mô |
2 |
20 |
10 |
0 |
5 |
INE 6006 |
Thương mại quốc tế |
3 |
30 |
15 |
0 |
6 |
INE 6022 |
Quản trị tài chính quốc tế |
3 |
30 |
15 |
0 |
7 |
INE 6019 |
Đầu tư quốc tế : Chính sách và thực tiễn |
3 |
30 |
15 |
0 |
8 |
INE 6020 |
Kinh doanh quốc tế: Thách thwucs trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu |
3 |
30 |
15 |
0 |
9 |
INE 6134 |
Chuỗi cung ứng: Lý thuyết và ứng dụng |
3 |
30 |
15 |
0 |
10 |
INE 6135 |
Thương mại điện tử: Lý thuyết và ứng dụng |
3 |
30 |
15 |
0 |
11 |
INE 6011 |
Công ty xuyên quốc tế: Chuyển giao công nghệ và phát triển |
2 |
20 |
10 |
0 |
II.2.Các học phần tự chọn |
21/45 |
|
|
|
||
12 |
PEC 6103 |
Công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển |
3 |
30 |
15 |
0 |
13 |
PEC 6109 |
Nghèo đói, bất bình đẳng và chính phủ ở các nước kém phát triển |
3 |
30 |
15 |
0 |
14 |
INE 6028 |
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam |
3 |
30 |
15 |
0 |
15 |
INE 6104 |
Kinh tế thế giới hiện đại |
|
|
|
|
16 |
BSA 6008 |
Các thị trường và định chế tài chính |
3 |
30 |
15 |
0 |
17 |
INE 6025 |
Tài chính công |
3 |
30 |
15 |
0 |
18 |
INE 6110 |
Quản lý dự án quốc tế |
3 |
30 |
15 |
0 |
19 |
INE 6014 |
Nợ nước ngoài của các nước đang phát triển |
3 |
30 |
15 |
0 |
20 |
PEC 6125 |
Nhà nước thị trường và quản trị quốc tế |
3 |
30 |
15 |
0 |
21 |
INE 6136 |
Kinh tế Đông Á |
3 |
30 |
15 |
0 |
22 |
INE 6007 |
Tài chính và tiền tệ quốc tế |
3 |
30 |
15 |
0 |
23 |
INE 6032 |
Hệ thống thông tin quản lý MIS |
3 |
30 |
15 |
0 |
24 |
INE 6038 |
Đàm phán trong kinh doanh quốc tế: Lý thuyết và thực tiễn |
3 |
30 |
15 |
0 |
25 |
INE 6039 |
Quản trị rủi ro trong kinh doanh quốc tế |
3 |
30 |
15 |
0 |
26 |
FIB 6032 |
Ngân hàng quốc tế nâng cao |
3 |
30 |
15 |
0 |
Phần 2. Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan |
|
|
|
|
||
I.Các học phần |
12 |
|
|
|
||
I.1. Bắt buộc |
6 |
|
|
|
||
27 |
INE 8001 |
Phương pháp nghiên cứu định lượng |
2 |
20 |
10 |
0 |
28 |
INE 8002 |
Lý thuyết thương mại quốc tế |
2 |
20 |
10 |
0 |
29 |
INE 8003 |
Lý thuyết đầu tư quốc tế |
2 |
20 |
10 |
0 |
I.2. Tự chọn |
|
|
|
|
||
30 |
INE 8011 |
Các Hiệp định thương mại tự do |
3 |
30 |
15 |
0 |
31 |
INE 8012 |
Lý thuyết và chính sách tiền tệ quốc tế |
3 |
30 |
15 |
0 |
32 |
INE 8013 |
Kinh doanh quốc tế trong một thế giới đang thay đổi |
3 |
30 |
15 |
0 |
II. Chuyên đề NCS |
|
|
|
|
||
33 |
INE 8013 |
Chuyên đề 1 |
2 |
0 |
0 |
30 |
34 |
INE 8004 |
Chuyên đề 2 |
2 |
0 |
0 |
30 |
35 |
INE 8005 |
Chuyên đề 3 |
2 |
0 |
0 |
30 |
III.Tiểu luận tổng quan |
2 |
|
|
|
||
Phần 3. Nghiên cứu khoa học |
|
|
|
|
||
+ Báo cáo NCKH tại các seminar cấp Bộ môn/Khoa; + Tham gia tối thiểu 02 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; + Công bố sản phẩm NCKH: (i) 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó tối thiểu có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus; hoặc (ii) 02 báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có uy tín xuất bản bằng tiếng nước ngoài có phản biện, có mã số ISBN; hoặc (iii) 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài. |
|
|
|
|
||
Phần 4. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo |
|
|
|
|
||
+ Tham gia đầy đủ các seminar khoa học, hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định; + Trợ giảng bậc đại học/thạc sĩ hoặc hướng dẫn sinh viên, học viên thực hành, thực tập; Hướng dẫn 02 khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc tham gia giảng dạy, trợ giảng các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do đơn vị tổ chức |
|
|
|
|
||
Phần 5. Luận án tiến sĩ |
|
|
|
|
||
36 |
|
Luận án tiến sĩ |
70 |
|
|
|
Tổng cộng |
141 |
|
|
|
Khung chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần
STT |
Mã số học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
||
|
Lý thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||
Phần 1. Các học phần bổ sung |
|
|
|
|
||
I.1. Bắt buộc |
|
|
|
|
||
1 |
INE 6007 |
Tài chính và tiền tệ quốc tế |
3 |
30 |
15 |
0 |
2 |
INE 6020 |
Kinh doanh quốc tế: Thách thức trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu |
3 |
30 |
15 |
0 |
I.2.Tự chọn |
|
|
|
|
||
3 |
INE 6028 |
Toàn cầu hóa và hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam |
3 |
30 |
15 |
0 |
4 |
INE 6014 |
Nợ nước ngoài của các nước đang phát triển |
3 |
30 |
15 |
0 |
5 |
INE 6136 |
Kinh tế Đông Á |
3 |
30 |
15 |
0 |
Phần 2. Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan |
|
|
|
|
||
I.Các học phần NCS |
12 |
|
|
|
||
I.1.Bắt buộc |
6 |
|
|
|
||
6 |
INE 8001 |
Phương pháp nghiên cứu định lượng |
2 |
20 |
10 |
0 |
7 |
INE 8002 |
Lý thuyết thương mại quốc tế |
2 |
20 |
10 |
0 |
8 |
INE 8003 |
Lý thuyết đầu tưu quốc tế |
2 |
20 |
10 |
0 |
I.2. Tự chọn |
|
|
|
|
||
9 |
INE 8011 |
Các hiệp định thương mại tự do |
3 |
30 |
15 |
0 |
10 |
INE 8012 |
Lý thuyết và chính sách tài chính tiền tệ quốc tế |
3 |
30 |
15 |
0 |
11 |
INE 8013 |
Kinh doanh quốc tế trong một thế giới đang thay đổi |
3 |
30 |
15 |
0 |
II.Chuyên đề NCS |
6 |
|
|
|
||
12 |
INE 8013 |
Chuyên đề 1 |
2 |
0 |
0 |
30 |
13 |
INE 8014 |
Chuyên đề 2 |
2 |
0 |
0 |
30 |
14 |
INE 8005 |
Chuyên đề 3 |
2 |
0 |
0 |
30 |
III. Tiểu luận tổng quan |
|
|
|
|
||
Phần 3. Nghiên cứu khoa học |
|
|
|
|
||
+ Báo cáo NCKH tại các seminar cấp Bộ môn/Khoa; + Tham gia tối thiểu 02 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; + Công bố sản phẩm NCKH: (i) 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó tối thiểu có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus; hoặc (ii) 02 báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có uy tín xuất bản bằng tiếng nước ngoài có phản biện, có mã số ISBN; hoặc (iii) 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài. |
|
|
|
|
||
Phần 4. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo |
|
|
|
|
||
+ Tham gia đầy đủ các seminar khoa học, hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định; + Trợ giảng bậc đại học/thạc sĩ hoặc hướng dẫn sinh viên, học viên thực hành, thực tập; Hướng dẫn 02 khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc tham gia giảng dạy, trợ giảng các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do đơn vị tổ chức |
|
|
|
|
||
Phần 5. Luận án tiến sĩ |
|
|
|
|
||
15 |
|
Luận án tiến sĩ |
70 |
|
|
|
Tổng cộng |
99 |
|
|
|
Khung chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ ngành đúng hoặc phù hợp
STT |
Mã số học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
||
|
Lý thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||
Phần 1. Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan |
12 |
|
|
|
||
I.Các học phần NCS |
6 |
|
|
|
||
I.1. Bắt buộc |
|
|
|
|
||
1 |
INE 8001 |
Phương pháp nghiên cứu định lượng |
2 |
20 |
10 |
0 |
2 |
INE 8002 |
Lý thuyết thương mại quốc tế |
2 |
20 |
10 |
0 |
3 |
INE 8003 |
Lý thuyết đầu tư quốc tế |
2 |
20 |
10 |
0 |
I.2.Tự chọn |
|
|
|
|
||
4 |
INE 8011 |
Các Hiệp định thương mại tự do |
3 |
30 |
15 |
0 |
5 |
INE 8012 |
Lý thuyết và chính sách tiền tệ quốc tế |
3 |
30 |
15 |
0 |
6 |
INE 8013 |
Kinh doanh quốc tế trong một thế giới đang thay đổi |
3 |
30 |
15 |
0 |
II.Chuyên đề NCS |
6 |
|
|
|
||
7 |
INE 8103 |
Chuyên đề 1 |
2 |
0 |
0 |
30 |
8 |
INE 8004 |
Chuyên đề 2 |
2 |
0 |
0 |
30 |
9 |
INE 8005 |
Chuyên đề 3 |
2 |
0 |
0 |
30 |
III. Tiểu luận tổng quan |
2 |
|
|
|
||
Phần 2. Nghiên cứu khoa học |
|
|
|
|
||
+ Báo cáo NCKH tại các seminar cấp Bộ môn/Khoa; + Tham gia tối thiểu 02 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; + Công bố sản phẩm NCKH: (i) 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó tối thiểu có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus; hoặc (ii) 02 báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có uy tín xuất bản bằng tiếng nước ngoài có phản biện, có mã số ISBN; hoặc (iii) 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài |
|
|
|
|
||
Phần 3. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo |
|
|
|
|
||
+ Tham gia đầy đủ các seminar khoa học, hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định; + Trợ giảng bậc đại học/thạc sĩ hoặc hướng dẫn sinh viên, học viên thực hành, thực tập; Hướng dẫn 02 khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc tham gia giảng dạy, trợ giảng các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do đơn vị tổ chức |
|
|
|
|
||
Phần 4. Luận án tiến sĩ |
|
|
|
|
||
10 |
|
Luận án tiến sĩ |
70 |
|
|
|
Tổng cộng |
90 |
|
|
|
Lưu ý:
- Trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có thể yêu cầu NCS học bổ sung những học phần cần thiết trong hoặc ngoài đơn vị đào tạo giúp NCS có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn thực hiện luận án. Các học phần bổ sung này do tiểu ban chuyên môn và thấy hướng dẫn đề nghị.
- Cán bộ hướng dẫn có thể đề nghị Hiệu trưởng quyết định thay thế một số học phần trong chương trình đào tạo bằng các học phần khác, hoặc bổ sung thêm một số học phần ngoài CTĐT cần thiết cho luận án của NCS.
HỌC PHÍ
Năm học 2023-2024 |
Năm học 2024-2025 |
Năm học 2025-2026 |
49.000.000đ |
62.500.000đ |
70.500.000đ |
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: 144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội