Mục tiêu của khóa học nhằm đào tạo Kỹ sư thực hành Công nghệ kỹ thuật điện - Điện tử:
- Có kiến thức cơ bản về vật liệu linh kiện điện tử, vật liệu điện, điện kỹ thuật, kỹ thuật mạch điện tử, kỹ thuật xung số….
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo lường điện, điện tử.
Đối với chuyên ngành Công nghệ Phát thanh truyền hình: Hiểu và trình bày được nguyên lý cấu tạo, phân tích hư hỏng các thiết bị điện tử Phát thanh Truyền hình như: Máy ghi âm, ghi hình; máy tăng âm, bàn trộn; máy thu thanh; máy thu hình; máy phát thanh; máy phát hình, máy vi tính, máy quay phim.Hiểu và trình bày được quy trình sản xuất chương trình phát thanh truyền hình, sử dụng thành thạo các phần mềm sản xuất chương trình phát thanh truyền hình. Sử dụng thành thạo máy quay phim và các công tác kỹ thuật trong phòng sản suất chương trình, truyền dẫn phát sóng.Có khả năng đọc hiểu và phân tích các tài liệu về thiết bị điện tử phát thanh truyền hình, các phần mềm sản xuất chương trình, có khả năng tự nâng cao trình độ chuyên môn.
Đối với chuyên ngành Công nghệ Điện tự động hóa: Sinh viên hiểu và trình bày được nguyên lý hoạt động của các mạch điện, điện tử cơ bản;chức năng và ứng dụng của các cảm biến, thiết bị đo lường và điều khiển; Trình bày được nguyên lý hoạt động, chức năng và ứng dụng của các cơ cấu chấp hành và các thiết bị tự động chuyên dùng, các phương pháp lập trình ứng dụng PLC, vi điều khiển;Trình bày được quytrình kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chỉnh được các hệ thống điều khiển tự động, các qui tắc về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Chính quy
- Thời gian đào tạo: 2 năm
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Đối tượng dự tuyển
- Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
- Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu các môn văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng có nguyện vọng học liên thông lên trình độ cao đẳng phải học và thi đạt yêu cầu các môn văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp;
Hình thức dự tuyển
- Xét tuyển hồ sơ
Hồ sơ dự tuyển
- Bản sao học bạ THPT
- Bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp
- Giấy khai sinh bản sao
- Sơ yếu lý lịch
- Phiếu xét tuyển theo mẫu
- Bản sao chứng minh thư nhân dân
- 4 ảnh 3x4
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
- Số lượng môn học, mô đun: 28
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 80 tín chỉ.
- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 465 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.485 giờ;
- Học lý thuyết: 522giờ; Thực hành, thực tập: 1.295 giờ; Kiểm tra: 133 giờ
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khung chương trình đào tạo của khóa Kỹ sư thực hành Công nghệ kỹ thuật điện - Điện tử được thể hiện cụ thể như sau:
I |
Các môn học chung |
|
1.1 |
Chính trị |
|
1.2 |
Pháp luật |
|
1.3 |
Giáo dục thể chất |
|
1.4 |
Giáo dục quốc phòng – An ninh |
|
1.5 |
Tin học văn phòng |
|
1.6 |
Tiếng Anh cơ bản |
|
1.7 |
Tiếng Anh chuyên ngành |
|
II |
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chuyên ngành Công nghệ Phát thanh Truyền hình |
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chuyên ngành Công nghệ Điện Tự động hóa công nghiệp |
a |
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
2.1 |
Điện kỹ thuật |
Điện kỹ thuật |
2.2 |
Linh kiện điện tử |
Vật liệu và an toàn điện |
2.3 |
Đo lường điện, điện tử |
Đo lường điện, điện tử |
2.4 |
Điện cơ bản |
Điện cơ bản |
2.5 |
Kỹ thuật mạch điện tử |
Kỹ thuật mạch điện tử |
2.6 |
Kỹ thuật mạch xung số |
Kỹ thuật mạch xung số |
2.7 |
Kỹ thuật vi điều khiển |
Kỹ thuật vi điều khiển |
2.8 |
Kỹ thuật thông tin vô tuyến |
Cơ sở điều khiển tự động |
2.9 |
Kiến trúc máy tính |
Điện tử công suất |
b |
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề |
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề |
2.1 |
Kỹ thuật tăng âm |
Khí cụ điện |
2.11 |
Kỹ thuật thu hình |
Máy điện |
2.12 |
Kỹ thuật phát thanh, phát hình |
Cung cấp điện |
2.13 |
Trang bị điện |
|
2.14 |
Kỹ thuật cảm biến – đo lường |
|
2.15 |
Công nghệ sản xuất chương trình phát thanh |
Kỹ thuật điều khiển lập trình |
2.16 |
Công nghệ sản xuất chương trình truyền hình |
Điều chỉnh tự động truyền động điện |
2.17 |
Truyền hình cáp |
Mạng truyền thông công nghiệp |
c |
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề tự chọn (chọn 2 trong 4 môn) |
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề tự chọn (chọn 2 trong 4 môn) |
2.18 |
Trạm phát thanh truyền hình |
Thiết bị và hệ thống tự động |
2.19 |
Hệ thống viễn thông |
Điều khiển khí nén – thủy lực |
2.2 |
Kỹ xảo truyền hình |
Tự động hóa quá trình công nghệ |
2.21 |
Cấu trúc mạng máy tính |
Kỹ thuật điều khiển lập trình nâng cao |
III |
Thực tập tại cơ sở |
HỌC PHÍ
- Học phí : Liên hệ
ƯU ĐÃI
- Miễn giảm học phí cho sinh viên người dân tộc thiểu số vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn; các đối tượng khác theo quy định của nhà nước
- Ưu đãi thêm 200.000 VNĐ cho học viên đăng kí qua Edunet.
Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I
Địa chỉ: 136 Đường Quy Lưu, Lương Khánh Thiện, Phủ Lý, Hà Nam