Lịch sử 58 năm
Công lập
Cup Vàng "Thương hiệu Việt" 2006
Diện tích: 82050m2
98% - 100% sinh viên có việc làm ngay
11 ngành học, 22 chương trình đào tạo
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu đào tạo của chương trình Tiến sĩ Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế thế giới của trường Đại học Ngoại thương là đào tạo tiến sĩ:
- Có kiến thức và trình độ chuyên môn cao về Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế,
- Có phương pháp luận nghiên cứu khoa học vững chắc, đủ năng lực thực hiện các nghiên cứu khoa học độc lập có giá trị học thuật cao,
- Có tính mới và sáng tạo, có thể tiếp tục bồi dưỡng để giảng dạy ở bậc đại học và trên đại học trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, hoặc làm cán bộ tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức về kinh tế thế giới và thương mại quốc tế.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Tập trung, không tập trung
- Thời gian đào tạo trình độ Tiến sĩ Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế thế giới
+ Đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục.
+ Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm tập trung liên tục.
Trong trường hợp được gia hạn, thời gian đào tạo không vượt quá 7 năm (84 tháng). Trường hợp Nghiên cứu sinh không theo học tập trung liên tục được thì Nghiên cứu sinh phải có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo để thực hiện đề tài nghiên cứu trong tổng thời gian đào tạo nêu trên.
ĐIỀU KIỆN VĂN BẰNG
Người dự tuyển cần có một trong các điều kiện về văn bằng như sau:
- Người có bằng tốt nghiệp đại học thuộc Ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế của các trường đại học, người có bằng tốt nghiệp đại học thuộc chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo bậc đại học về kinh tế của Trường Đại học Ngoại thương.
- Người có bằng tốt nghiệp trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tiến sĩ Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế thế giới của các trường đại học, chuyên ngành Thương mại của Trường Đại học Ngoại thương.
- Người có bằng tốt nghiệp trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế của các trường đại học (được coi là chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ Tiến sĩ Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế thế giới của Trường Đại học Ngoại thương).
ĐIỀU KIỆN NGOẠI NGỮ
Người dự tuyển phải có trình độ TOEFL ITP 450 điểm, iBT 45 điểm, IELTS 5.0 hoặc tương đương.
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC
Khối lượng kiến thức toàn khóa tính bằng tín chỉ: 45 tín chỉ
Kiến thức chung |
6 tín chỉ |
Kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
29 tín chỉ |
Luận văn thạc sĩ |
|
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 34 tín chỉ, trong đó
- Phần kiến thức chung: 8 tín chỉ, chiếm 24%
- Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 26 tín chỉ, chiếm 76%
STT |
Môn học |
Mã số |
Số tín chỉ |
Ghi chú |
Phần 1: |
Kiến thức chung (General Knowledge) |
|
8 |
|
1 |
Triết học (Philosophy) |
TRI602 |
4 |
|
2 |
Tiếng Anh giao tiếp kinh doanh (Business Communication English) |
TAN602 |
4 |
|
Phần 2: |
Kiến thức cơ sở và chuyên ngành (Core and Professional Knowledge) |
|
26 |
|
I |
Nhóm các môn cơ sở ngành (Basic courses) |
|
8 |
|
I.1 |
Nhóm các môn bắt buộc (Core courses) |
|
4 |
|
1 |
Kinh tế học quản lý (Managerial economics) |
KTE604 |
2 |
|
2 |
Kinh tế lượng (Econometrics) |
KTE609 |
2 |
|
I.2 |
Nhóm các môn tự chọn - chọn 2 trong số 7 môn học sau (Electives) |
|
4 |
|
1 |
Phương pháp NCKH & GDĐH (Research and Teaching methodologies for higher education) |
PPH601 |
2 |
|
2 |
Kinh tế chính trị (Political Economics) |
KTE605 |
2 |
|
3 |
Kinh tế môi trường (Environment Economics) |
KTE607 |
2 |
|
4 |
Kinh tế phát triển (Development Economics) |
KTE608 |
2 |
|
5 |
Toàn cầu hoá và liên kết kinh tế quốc tế(Globalization and economic integration) |
KTE614 |
2 |
|
6 |
Các định chế kinh tế - thương mại quốc tế(International Trade and Economic Institutions) |
KTE615 |
2 |
|
7 |
Kinh tế học tài chính (Financial Economics) |
TCH601 |
2 |
|
II |
Nhóm các môn chuyên ngành (Professional courses) |
|
18 |
|
II.1 |
Nhóm các môn bắt buộc (Core courses) |
|
10 |
|
1 |
Kinh tế quốc tế (International Economics) |
KTE610 |
2 |
|
2 |
Chính sách thương mại quốc tế và Việt Nam (International and Vietnam Trade Policies) |
TMA601 |
2 |
|
3 |
Kinh doanh quốc tế (International Business) |
KDO605 |
2 |
|
4 |
Tài chính quốc tế (International Finance) |
TCH613 |
2 |
|
5 |
Pháp luật thương mại quốc tế (International Trade Law) |
PLU603 |
2 |
|
II.2 |
Nhóm các môn tự chọn - chọn 4 trong số 10 môn học sau (Electives) |
|
8 |
|
1 |
Marketing quốc tế (International Marketing) |
MKT601 |
2 |
|
2 |
Đầu tư quốc tế (International Investment) |
DTU601 |
2 |
|
3 |
Sở hữu trí tuệ (Intellectual Property rights in International Trade) |
TMA614 |
2 |
|
4 |
Tài trợ thương mại quốc tế (International Trade Assistance) |
TCH615 |
2 |
|
5 |
Thuế trong kinh doanh quốc tế (Tax in international trade) |
TMA606 |
2 |
|
6 |
Kế toán quốc tế (International Accounting) |
KET603 |
2 |
|
7 |
Thị trường chứng khoán (Stocks Markets) |
DTU603 |
2 |
|
8 |
Đàm phán quốc tế (International Negotiations) |
TMA602 |
2 |
|
9 |
Quản trị dự án (Project management) |
QTR603 |
2 |
|
10 |
Quản trị nguồn nhân lực (Human Resourse Management) |
QTR617 |
2 |
|
|
Tổng cộng |
|
34 |
|
Trong trường hợp cần thiết, nếu chương trình đào tạo trình độ đại học của Nghiên cứu sinh còn thiếu những học phần có vai trò quan trọng cho việc đào tạo tiến sĩ Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế thế giới, theo đề nghị của người hướng dẫn khoa học và Khoa Sau đại học, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương ra quyết định Nghiên cứu sinh học bổ sung một số học phần ở trình đại học.
Chương trình đào tạo gồm 3 phần:
Phần 1: Học bổ sung kiến thức
Đối với người dự tuyển đã có bằng thạc sĩ tốt nghiệp chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế thế giới và người dự tuyển có bằng Thạc sĩ tốt nghiệp chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp quá lâu, trên cơ sở đề xuất của người hướng dẫn khoa học và Khoa Sau đại học sẽ phải học bổ sung thêm một hoặc một số các học phần sau đây để có kiến thức tương đương với người có bằng Thạc sĩ đúng chuyên ngành.
- Kinh tế quốc tế (2 tín chỉ)
- Chính sách thương mại quốc tế (2 tín chỉ)
- Kinh doanh quốc tế (2 tín chỉ)
Phần 2: Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan
Các học phần ở trình độ Tiến sĩ sẽ bao gồm:
- Học phần bắt buộc:
+ Kinh tế và kinh doanh quốc tế (2 tín chỉ)
+ Toàn cầu hóa và phát triển (2 tín chỉ)
- Học phần lựa chọn:
Nghiên cứu sinh có thể lựa chọn 2 trong số các học phần sau đây:
- Lý thuyết kinh tế vĩ mô nâng cao (2 tín chỉ)
- Kinh tế lượng nâng cao (2 tín chỉ)
- Quan hệ kinh tế quốc tế (2 tín chỉ)
- Thương mại quốc tế và phát triển (2 tín chỉ)
Chuyên đề tiến sĩ: mỗi Nghiên cứu sinh phải hoàn thành tối thiểu 2 chuyên đề tiến sĩ với khối lượng tương đương với 6 tín chỉ.
Tiểu luận tổng quan: mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án.
Phần 3: Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ
Nghiên cứu khoa học là một nội dung bắt buộc trong quá trình hiện Luận án tiến sĩ. Trước khi bảo vệ Luận án tiến sĩ, Nghiên cứu sinh phải có 2 công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí chuyên ngành (thuộc danh mục mà Hội đồng chức danh giáo sư Ngành Kinh tế hoặc ngành có liên quan công bố cùng thời điểm) hoặc kỷ yếu hội thảo cấp trường trở lên (được xuất bản và lưu chiểu) có nội dung cập nhật liên quan và phù hợp với mục tiêu của đề tài luận án của Nghiên cứu sinh.
Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo trong lĩnh vực nghiên cứu, có đóng góp về mặt lý luận, chứa đựng những tri thức hoặc giải pháp, cách tiếp cận, kết quả mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải quyết sáng tạo các vấn đề đang đặt ra trong phạm vi chuyên ngành đào tạo của Nghiên cứu sinh. Luận án tiến sĩ sẽ được góp ý tại buổi sinh hoạt chuyên môn ở Bộ môn và thông qua tại Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở và Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Trường.
ĐÁNH GIÁ
Thang điểm
Đại học Ngoại thương sử dụng thang điểm 10/10 cho mỗi môn học.
Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo Tiến sĩ Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế thế giới của trường Đại học Ngoại thương, yêu cầu học viên phải đáp ứng được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
Trang bị cho Nghiên cứu sinh các kiến thức chuyên sâu về hướng nghiên cứu Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế thế giới, cách thức vận dụng chúng trong việc hoạch định và thực thi các chính sách về kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa. Nghiên cứu sinh sẽ được làm giàu về phương pháp luận nghiên cứu khoa học vững vàng để có thể độc lập nghiên cứu, kiến tạo tri thức mới. Ngoài ra, Nghiên cứu sinh còn được trang bị các kiến thức về phương pháp hướng dẫn học viên cũng như giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học trong lĩnh vực kinh tế nói chung và Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế thế giới nói riêng.
- Về năng lực
+ Đảm nhận được trọng trách về hoạch định và thực thi các chính sách về kinh tế, kinh tế quốc tế, nghiên cứu xác lập các mối quan hệ thương mại đa phương trong thời đại toàn cầu hóa.
+ Tiếp tục nghiên cứu ở bậc cao về Kinh tế thế giới và các mối quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là thương mại quốc tế dưới các hình thức đề tài nghiên cứu khoa học, các xuất bản phẩm, bài báo khoa học trên các các tạp chí chuyên ngành về Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế thế giới.
+ Tăng cường khả năng giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học chuyên sâu về Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế thế giới ở bậc đại học và sau đại học tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong và ngoài nước.
- Về kỹ năng
+ Hình thành kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, giải quyết vấn đề của nghiên cứu sinh đối với các vấn đề về kinh tế thế giới và các mối quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là những vấn đề về quan hệ thương mại đa phương trong thời đại toàn cầu hóa.
- Phát triển kỹ năng nghiên cứu độc lập ở bậc cao, kỹ năng tự hoàn thiện kiến thức, kỹ năng hướng dẫn khoa học và giảng dạy đại học của Nghiên cứu sinh.
- Thái độ, quan điểm
Nghiên cứu sinh sẽ hình thành những phẩm chất đạo đức tốt, thái độ và trách nhiệm đối với công việc nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu sinh xây dựng được ý thức nghiên cứu độc lập, nghiêm túc, có bản lĩnh khoa học, dám chịu trách nhiệm về quan điểm khoa học của mình và biết quý trọng các giá trị khoa học, giá trị của cộng đồng, xã hội.
Đại học Ngoại Thương
91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
-
Học viên sẽ hình thành những phẩm chất đạo đức tốt, thái độ và trách nhiệm đối với công việc nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Cảm ơn bạn đã chọn khóa học này :D
-
-
Trang bị cho Nghiên cứu sinh các kiến thức chuyên sâu về hướng nghiên cứu Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế thế giới, cách thức vận dụng chúng trong việc hoạch định và thực thi các chính sách về kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa.
-
Cảm ơn bạn đã chọn khóa học này :D
-
-
Đào tạo nên học viên có tính mới và sáng tạo, có thể tiếp tục bồi dưỡng để giảng dạy ở bậc đại học và trên đại học trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, hoặc làm cán bộ tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức về kinh tế thế giới và thương mại quốc tế.
-
Cảm ơn bạn đã chọn khóa học này :D
-