Thành lập
61 năm
20.000+ Giản viên
30.600+ học viên
HCERES, CTI, AUN-QA
Đứng đầu Việt Nam
730.000 đầu sách các loại
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo thạc sĩ Truyền thông và Mạng máy tính nhằm góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bậc cao, có khả năng tổ chức, nghiên cứu và triển khai các vấn đề trong ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu. Ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu được Bộ GD&ĐT cấp bổ sung mã (60.48.01.05) trong Danh mục Giáo dục Đào tạo cấp IV trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ tháng 7 năm 2015 và cho phép Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sử dụng để đào tạo.
Kết thúc khóa đào tạo thạc sĩ theo chương trình Truyền thông và Mạng máy tính, người học có trình độ chuyên môn sâu về ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu, có khả năng làm chủ các lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan đến kỹ thuật truyền thông máy tính, truyền thông đa phương tiện, kỹ thuật mạng máy tính, truyền thông không dây và di động, truyền thông vệ tinh; có phương pháp tư duy hệ thống, có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững chắc để nắm bắt các công nghệ mới, có kiến thức chuyên môn trình độ cao và kỹ năng thực hành tốt; có khả năng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng; có khả năng xây dựng những giải pháp hệ thống, giải quyết những vấn đề thực tiễn cũng như lý thuyết; có khả năng thích ứng cao với môi trường kỹ thuật mới phát triển thực tế và với môi trường kinh tế-xã hội để giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu, đồng thời có khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và hội nhập được trong môi trường quốc tế, có kiến thức để tiếp tục học ở bậc đào tạo tiến sỹ.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Tập trung
- Thời gian đào tạo: 01-02 năm
Khóa đào tạo theo học chế tín chỉ.
+ Thời gian khóa đào tạo được thiết kế cho đối tượng A1 là 1 năm (2 học kỳ chính)
+Thời gian khóa đào tạo được thiết kế cho đối tượng A2, B1 là 1,5 năm (3 học kỳ chính)
+Thời gian khóa đào tạo được thiết kế cho các đối tượng còn lại là 2 năm (4 học kỳ chính)
PHƯƠNG THỨC DỰ TUYỂN
Tuyển sinh được thực hiện bằng hình thức thi tuyển với ba môn thi là toán cao cấp, tiếng Anh và môn chuyên ngành: Cơ sở Công nghệ thông tin.
YÊU CẦU VĂN BẰNG
Người dự thi cần thuộc một trong các đối tượng sau:
Ngành học đại học | Chương trình đại học hệ chính quy * | ||
5 năm | 4,5 năm | 4 năm | |
≥ 155 TC | 141-154 TC | 128 -140 TC | |
Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính,Truyền thông và mạng máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật máy tính, Toán tin ứng dụng của Đại học Bách khoa Hà Nội | A1 | A2 | A3 |
Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính,Truyền thông và mạng máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Công nghệ kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật máy tính của các trường khác.Cử nhân công nghệ Công nghệ thông tin ĐHBKHN; Đại học chính qui Tin học công nghiệp ĐHBKHN, Sư phạm kĩ thuật tin ĐHBKHN; Đại học tại chức ĐHBKHN ngành Công nghệ thông tin; | B1 | B2 | B3 |
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Kỹ thuật điện tử, truyền thông; Sư phạm Tin học; Tin học công nghiệp, Sư phạm kỹ thuật tin; Tin học kinh tế; Hệ thống thông tin quản lý; Đại học tại chức ngành Công nghệ thông tin của các trường đại học khác. | C1 | C2 | C3 |
*Phải thỏa mãn cả 2 yêu cầu về thời gian và số tín chỉ (hoặc số học trình tương đương)
Các đối tượng khác do Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông xét duyệt hồ sơ quyết định.
YÊU CẦU THÂM NIÊN CÔNG TÁC
- Người có bằng tốt nghiệp cử nhân hoặc kỹ sư đại học chính quy loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ thông tin.
- Những trường hợp còn lại phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA
Định hướng ứng dụng: 60 TC
QUY TRÌNH ĐÀO TẠO
Quy trình đào tạo được tổ chức theo học chế tín chỉ, tuân theo Quy định về tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, ban hành theo Quyết định số 3341/QĐ-ĐHBK-SĐH ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Nội dung | Định hướng ứng dụng | |
Phần 1. Kiến thức chung (Triết học, Tiếng Anh) | 9 | |
Phần 2. Kiến thức cơ sở | Kiến thức cơ sở bắt buộc | 16 |
Kiến thức cơ sở tự chọn | 6 | |
Phần 3. Kiến thức chuyên ngành | Kiến thức chuyên ngành bắt buộc | 12 |
Kiến thức chuyên ngành tự chọn | 8 | |
Phần 4. Luận văn | 9 |
DANH MỤC HỌC PHẦN
NỘI DUNG | TÊN HỌC PHẦN | MÃ MÔN | KHỐI LƯỢNG | |
HỌC PHẦN CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG | ||||
Kiến thức chung (9 TC) | Triết học | SS6010 | 3(2,5-0-1-4) | |
Tiếng Anh | FL6010 | 6(3-6-0-12) | ||
Phần kiến Kiến thức cơ thức cơ sở sở bắt buộc chung cho (16TC) cả hai định hướng | Mạng không dây và truyền thông di động | IT5570 | 2(2-1-0-4) | |
Đánh giá hiệu năng mạng | IT5670 | 2(2-1-0-4) | ||
Kỹ thuật truyền thông | IT5560 | 3(3-1-0-6) | ||
Xử lý dữ liệu đa phương tiện | IT5620 | 3(3-1-0-6) | ||
Các hệ thống thông tin vệ tinh | IT5580 | 2(2-1-0-4) | ||
Web thế hệ mới | IT5590 | 2(2-1-0-4) | ||
Tính toán di động | IT5600 | 2(2-1-0-4) | ||
HỌC PHẦN CHO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG | ||||
Kiến thức cơ sở tự chọn(chọn 6TC trong 10TC) | Các giao thức định tuyến | IT5610 | 2(2-1-0-4) | |
Xử lý ảnh | IT5625 | 2(2-1-0-4) | ||
Quản trị dự án Công nghệ thông tin | IT5630 | 2(2-1-0-4) | ||
Nền tảng hệ thống cho ứng dụng phân tán (System Platform of Distributed Application) |
IT5640 | 2(2-1-0-4) | ||
Thiết kế mạng (Network design) | IT5650 | 2(2-1-0-4) | ||
Chuyên ngành bắt buộc (12TC) | Mạng máy tính tiên tiến (Advanced computer network) |
IT6560 | 3(2.5-1-0-6) | |
Truyền dữ liệu đa phương tiện (Multimedia Data Communication) |
IT6565 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Truyền thông số (Digital Communication) |
IT6570 | 3(2.5-1-0-6) | ||
Nguyên lý và mô thức phát triển hệ phân tán (Principles and Paradigms of Distributed Systems) |
IT6575 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Các giải pháp và chính sách an ninh mạng (Network Security Solutions and Policies) |
IT6580 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Chuyên ngành tự chọn (8TC trong 20TC) | Hệ nhúng (Embedded systems) | IT6590 | 2(1.5-1-0-4) | |
Web 3.0 và các dịch vụ thế hệ mới (Web 3.0 and next generation of Internet Services ) |
IT6595 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Nhận dạng (Pattern Recognition) | IT6600 | 3(2.5-1-0-6) | ||
Mạng di động thế hệ mới (Next Generation Mobile Networks) |
IT6605 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Các giải pháp quản trị mạng doanh nghiệp (Enterprise Network Administration) | IT6610 | 2(1.5-1-0-4) | ||
An ninh trong giao dịch điện tử (Secure Electronic Transactions) |
IT6615 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Tính toán khắp nơi và di động (Ubiquitous and Mobile Computing) |
IT6620 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Xử lý ảnh và video (Image and Video Processing ) |
IT6625 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Xử lý tiếng nói và ứng dụng (Speech Signal Processing and Applications) |
IT6640 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Mạng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây (Data Center Networks and Cloud Computing) |
IT6630 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Luận văn | LV6685 | Khóa luận tốt nghiệp | 9 | 9(0-2-16-40) |
HỌC PHẦN CHO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU | ||||
Kiến thức cơ sở tự chọn (chọn 6TC trong 12TC) | Các giao thức định tuyến | IT5610 | 2(2-1-0-4) | |
Xử lý tín hiệu ngẫu nhiên | IT5660 | 2(2-1-0-4) | ||
Xử lý ảnh | IT5625 | 2(2-1-0-4) | ||
Quản trị dự án Công nghệ thông tin | IT5630 | 2(2-1-0-4) | ||
Thiết kế mạng (Network design) | IT5650 | 2(2-1-0-4) | ||
Nền tảng hệ thống cho ứng dụng phân tán (System Platform of Distributed Application) |
IT5640 | 2(2-1-0-4) | ||
Chuyên ngành bắt buộc (8TC) | Mạng máy tính tiên tiến (Advanced computer network) |
IT6560 | 3(2.5-1-0-6) | |
Nguyên lý và mô thức phát triển hệ phân tán (Principles and Paradigms of Distributed Systems) | IT6575 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Nhận dạng (Pattern Recognition) | IT6600 | 3(2.5-1-0-6) | ||
Chuyên ngành tự chọn (Chọn 7TC trong 23TC) |
Lý thuyết thông tin mạng (Network information theory) |
IT6635 | 3(2.5-1-0-6) | |
Tính toán khắp nơi và di động (Ubiquitous and Mobile Computing) |
IT6620 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Truyền dữ liệu đa phương tiện (Multimedia Data Communication) |
IT6565 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Phân tích dữ liệu nội dung số và ứng dụng (Digital Content Data Analysis and Applications) | IT6645 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Các giải pháp và chính sách an ninh mạng (Network Security Solutions and Policies) | IT6580 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Truyền thông số (Digital Communication) |
IT6570 | 3(2.5-1-0-6) | ||
Mạng di động thế hệ mới (Next Generation Mobile Networks) |
IT6605 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Định vị sử dụng vệ tinh và ứng dụng (Satellite Navigation and Applications) | IT6650 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Xử lý ảnh và video (Image and Video Processing ) | IT6625 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Xử lý tiếng nói và ứng dụng (Speech Signal Processing and Applications) |
IT6640 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Ước lượng tín hiệu và hệ thống (Signals and System estimation) |
IT6655 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Mạng thông tin quang (Optical Networks) |
IT6660 | 2(1.5-1-0-4) | ||
Luận văn | LV6680 | Luận văn tốt nghiệp | 15 | 15(0-2-30-50) |
ĐÁNH GIÁ
- Thang điểm
Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.
Thang điểm 10 (điểm thành phần) | Thang điểm 4 | ||
Điểm chữ | Điểm số | ||
Đạt* | Từ 8,5 Đến 10 | A | 4 |
Từ 7,0 đến 8,4 | B | 3 | |
Từ 5,5 đến 6,9 | C | 2 | |
Từ 4,0 đến 5,4 | D | 1 | |
Không đạt | Dưới 4,0 | F | 0 |
*Riêng Luận văn tốt nghiệp: Điểm từ C trở lên mới được coi là đạt.
- Yêu cầu đánh giá
- Theo định hướng ứng dụng
Kết thúc khóa đào tạo theo chương trình đào tạo thạc sĩ Truyền thông và Mạng máy tính, học viên theo định hướng ứng dụng có khả năng:
+ Cập nhật các kiến thực chuyên sâu, nắm bắt các kiến thức công nghệ mới về ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu.
+ Vận dụng được các kiến thức công nghệ mới, đa lĩnh vực vào phát triển các sản phẩm, xây dựng các giải pháp và ứng dụng trong ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
+ Sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng, và công cụ hiện đại của ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu cần thiết cho thực tế công việc.
+ Làm việc trong một môi trường ứng dụng đa ngành, đa lĩnh vực, đáp ứng đòi hỏi của các dự án trong ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
+ Phát hiện, mô hình hóa các vấn đề và vận dụng kiến thức, công cụ kỹ thuật hiện đại, kỹ năng thực hành để giải quyết các bài toán đặt ra, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội,
Thạc sĩ kỹ thuật sau khi tốt nghiệp có khả năng phát huy và sử dụng có hiệu quả các kiến thức, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề được đào tạo chuyên sâu vào công việc tại các cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu.
- Theo định hướng nghiên cứu
Kết thúc khóa đào tạo theo chương trình đào tạo thạc sĩ Truyền thông và Mạng máy tính, học viên theo định hướng nghiên cứu có các khả năng sau:
+ Có kiến thức chuyên sâu và cơ bản về chuyên ngành đào tạo, nắm bắt các kiến thức công nghệ mới về ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu, Có khả năng nghiên cứu phát triển về các vấn đề của ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu: xử lý thông tin; xử lý tín hiệu; xử lý ảnh-video; công nghệ mạng truyền thông; hệ phân tán và tính toán khắp nơi; kỹ thuật truyền thông số; truyền thông đa phương tiện và tương tác; truyền thông không dây và di động; an toàn an ninh hệ thống thông tin và mạng…
+ Có phương pháp nghiên cứu khoa học có thể tự tìm tòi, tiếp cận các hướng nghiên cứu mới về Truyền thông dữ liệu và Mạng máy tính, đồng thời có khả năng xây dựng giải pháp, phát triển các ứng dụng hiệu quả và sáng tạo sử dụng phương pháp, kỹ thuật và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu.
+ Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.
+ Phát hiện, mô hình hóa và giải quyết các vấn đề, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại của ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu cần thiết cho thực tiễn.
+ Có kiến thức vững chắc để học viên tiếp tục học ở bậc tiến sĩ hoặc hoạt động nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế.
Đại học Bách khoa Hà Nội
Địa chỉ : 1 Đại Cồ Việt, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội