




Thông tin khóa học

Chương trình
Thạc sĩ Quản lý kinh tế - hướng nghiên cứu
44 năm
Công lập
71% giảng viên tốt nghiệp từ các nước tiên tiến
1.520 chương trình
2.500+ sinh viên/ năm
93% sinh viên có việc làm ngay
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế định hướng nghiên cứu có kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh tế và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới về chuyên ngành quản lý kinh tế; có khả năng tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu, xây dựng và hoạch định các chính sách công liên quan đến quản lý kinh tế, trở thành chuyên gia tư vấn/chuyên gia hoạch định chính sách trong lĩnh vực quản lý kinh tế ở các tổ chức quản lý kinh tế nhà nước các cấp.
- Chương trình cũng được thiết kế để đào tạo các giảng viên, nghiên cứu viên có tư duy khoa học, phương pháp nghiên cứu hiện đại để có thể giảng dạy, nghiên cứu các vấn đề về quản lý kinh tế đương đại ở Việt Nam.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Tập trung
- Thời gian đào tạo: 2 năm.
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế.
Đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Có lý lịch bản thân rõ ràng.
- Có đủ sức khoẻ để học tập.
- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
- Điều kiện văn bằng
- Nhóm 1: Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Quản lý kinh tế.
- Nhóm 2: Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Quản lý kinh tế hoặc ngành Kinh tế quốc tế và có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 5 học phần (15 tín chỉ).
- Nhóm 3: Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành: Tài chính – Ngân hàng; Bảo hiểm; Kế toán; Kiểm toán; Quản trị kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bất động sản; Marketing; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại; Khoa học quản lý; Quản trị nhân lực; Hệ thống thông tin quản lý; Quản trị văn phòng và có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 7 học phần (21 tín chỉ).
- Nhóm 4: Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành khác và có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 9 học phần (27 tín chỉ).
- Điều kiện thâm niên công tác
Thí sinh dự thi phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến quản lý kinh tế, kể cả người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ dự thi) tại một trong những vị trí, lĩnh vực công tác sau đây:
- Lãnh đạo, chuyên viên, nghiên cứu viên các đơn vị có chức năng nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chính sách quản lý kinh tế của nhà nước hoặc của các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội.
- Giảng viên giảng dạy các học phần thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
- Lãnh đạo từ cấp phó phòng hoặc tương đương trở lên tại các tập đoàn kinh tế, các tổ chức kinh tế nhà nước và tư nhân.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN
Thi tuyển với các môn thi sau:
- Môn cơ bản: Quản trị học.
- Môn cơ sở: Kinh tế chính trị.
- Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh.
Các trường hợp sau được miễn thi môn tiếng Anh:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài (học bằng tiếng Anh), được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.
- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN.
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh hoặc sư phạm tiếng Anh.
- Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh tương đương các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
- Đối tượng
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
- Con liệt sĩ.
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động.
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
- Mức ưu tiên
- Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn Tiếng Anh (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi Tiếng Anh và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm (thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực.
- Việc xác định đối tượng ưu tiên phải được thực hiện tại thời điểm nhận hồ sơ đăng kí dự thi.
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA |
|
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: |
64 tín chỉ |
Khối kiến thức chung: |
8 tín chỉ |
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: |
41 tín chỉ |
|
21 tín chỉ |
|
20/40 tín chỉ |
Luận văn thạc sĩ: |
15 tín chỉ |
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TT |
Mã số |
Học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số học phần tiên quyết |
||
Lý thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||
I |
Khối kiến thức chung (*) |
8 |
|
|
|
|
|
1 |
PHI 5002 |
Philosophy |
4 |
60 |
0 |
0 |
|
2 |
ENG 5001 |
English for General Purposes |
4 |
40 |
20 |
0 |
|
II |
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
41 |
|
|
|
|
|
II.1 |
Các học phần bắt buộc |
21 |
|
|
|
|
|
3 |
INE 6005 |
Microeconomics Theories |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
4 |
INE 6003 |
Macroeconomics Theories |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
5 |
INE 6001 |
Dissertation Research Design |
3 |
35 |
10 |
0 |
|
6 |
PEC 6017 |
Public Management and Leadership |
3 |
35 |
10 |
0 |
|
7 |
PEC 6039 |
Advanced SocioEconomic Policy Analysis |
3 |
35 |
10 |
0 |
|
8 |
PEC 6019 |
Advanced State Management on Economy |
3 |
35 |
10 |
0 |
|
9 |
PEC 6031 |
Strategic Management in Public Organisations |
2 |
35 |
10 |
0 |
|
10 |
PEC 6025 |
States, Markets and International Governnance |
3 |
35 |
10 |
0 |
|
II.2 |
Các học phần tự chọn |
20/40 |
|
|
|
|
|
11 |
PEC 6020 |
Empirical Analysis for Public Policy |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
12 |
PEC 6023 |
Science and Tecnology Management |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
13 |
PEC 6024 |
Globalisation and Public Policy |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
14 |
FIN 6020 |
Analytical Issues in Money & Banking |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
15 |
PEC 6026 |
Social Policy: Issues and Options |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
16 |
PEC 6040 |
Environmental Policy and Natural Resource Management |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
17 |
PEC 6028 |
Labour Market Policy Issues |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
18 |
PEC 6029 |
Financial Management for Policy Makers |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
19 |
PEC 6030 |
Negotiation and Conflict Management |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
20 |
PEC 6031 |
Public Financial Management |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
21 |
INE 6029 |
Macroeconomic management tools |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
22 |
PEC 6032 |
Women in Public Organisational Management |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
23 |
PEC 6033 |
Economic Security Management |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
24 |
INE 6022 |
International Financial Policy and Issues |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
25 |
INE 6020 |
Applied Public Sector Economics |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
26 |
BSA 6025 |
Public Relation |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
27 |
BSA 6019 |
Decision Making in Management |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
28 |
BSA 6002 |
Managerial Economics |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
29 |
BSA 6026 |
Risk management |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
30 |
PEC 6009 |
Poverty, Inequality and Government in Less Developed Countries |
2 |
20 |
10 |
0 |
|
III |
PEC 7002 |
Luận văn thạc sĩ - Thesis |
15 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
64 |
|
|
|
|
ĐÁNH GIÁ
Thang điểm
- Điểm kiểm tra thường xuyên và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm từ 0 đến 10, lẻ đến 0,5. Điểm học phần được tính theo trọng số và làm tròn đến một chữ số thập phân và được chuyển thành điểm chữ với các mức A, B, C, D, F.
- Điểm học phần là tổng của điểm kiểm tra thường xuyên và điểm thi kết thúc học phần nhân với trọng số tương ứng, làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Học phần đạt yêu cầu (học phần tích lũy) khi có điểm học phần từ 4,0 trở lên.
Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo Thạc sĩ Quản lý kinh tế định hướng nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, yêu cầu học viên phải đáp ứng được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh tế bao hàm các nội dung then chốt về quản lý lĩnh vực công, quản lý chiến lược và chính sách quản lý các nguồn lực như nhân lực, tài chính công, khoa học công nghệ…
- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo.
- Có khả năng nghiên cứu tổng hợp, phân tích, luận giải các chính sách và các hoạt động quản lý kinh tế trên cơ sở những kiến thức nền tảng và nâng cao về kinh tế học, các vấn đề về toàn cầu hóa.
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có khả năng áp dụng các kiến thức về quản lý kinh tế trong triển khai, tổng kết, đánh giá và phản biện các chính sách kinh tế của nhà nước;
- Ứng dụng được các kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh tế trong quản lý, lãnh đạo, xây dựng và thẩm định chiến lược, kế hoạch phát triển các tổ chức kinh tế xã hội, hoạt động triển khai, đánh giá hoạt động quản lý kinh tế các cấp.
- Có kỹ năng xử lý tốt các tình huống đặt ra của quản lý trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu ngày càng phức tạp.
- Về kỹ năng
Kĩ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo.
- Có năng lực lập luận, tư duy theo cách tiếp cận hệ thống, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
- Có khả năng sử dụng thành thạo các mô hình phân tích chính sách, công cụ thống kê, kinh tế lượng trong tìm kiếm, khai thác, phân tích dữ liệu liên quan đến kinh tế làm cơ sở cho việc ra quyết định quản lý.
- Có năng lực hoạch định, xây dựng các các quyết định và chính sách trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
- Có năng lực sáng tạo và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.
Kĩ năng bổ trợ
- Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành: Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ.
- Kĩ năng cá nhân: Có kỹ năng tự nghiên cứu, tư vấn lãnh đạo, ứng phó với sự thay đổi...
- Làm việc theo nhóm: Có kỹ năng phối hợp các thành viên nhóm, lãnh đạo nhóm...
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Xử lý các mối quan hệ với các chủ thể trong và ngoài đơn vị, cấp dưới lẫn cấp trên một cách hiệu quả.
- Có năng lực sử dụng tốt các phần mềm Microsoft Office (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm thống kê trong phân tích kinh tế như SPSS và Eview.
- Về phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp
- Tuân thủ pháp luật, gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh quy chế làm việc trong tổ chức.
- Có hành vi và lời nói chuẩn mực; có quan điểm kiên định, tự chủ và sáng tạo trong xử lý tình huống; Biết lắng nghe và phản biện.
- Tôn trọng đối tác, giữ chữ tín và cam kết, chuyên nghiệp, chủ động trong công việc; có tư duy lôgic; Có tinh thần trách nhiệm, tự tin giải quyết công việc.
- Có trách nhiệm cao, chủ động đề xuất các giải pháp xử lý các tình huống kinh tế xã hội phát sinh.
TỐT NGHIỆP
- Điều kiện tốt nghiệp
Học viên được xét công nhận tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Điểm luận văn đạt từ C trở lên.
- Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhận của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện cho đơn vị đào tạo để sử dụng làm tài liệu tham khảo tại thư viện.
- Đã công bố toàn văn luận văn trên website của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Những vị trí làm việc của người học sau tốt nghiệp:
- Nhóm 1 Chuyên viên hoạch định chính sách, lãnh đạo tại các cơ quan quản lý kinh tế các cấp, bộ ngành: có khả năng nghiên cứu, hoạch định và xây dựng các chính sách kinh tế ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô theo hướng nâng cao hiệu quả của các chính sách trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế.
- Nhóm 2 Chuyên viên tư vấn, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cho các tổ chức kinh tế xã hội, doanh nghiệp: có kỹ năng tư vấn, thiết kế chiến lược, kế hoạch cho các tổ chức công và tư phát triển.
- Nhóm 3 Nghiên cứu viên và giảng viên: Có kỹ năng tổng hợp lý luận, khả năng nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung và xây dựng chính sách kinh tế nói riêng và có thể đảm nhận công tác giảng dạy các liên quan đến chính sách kinh tế, quản lý và lãnh đạo kinh tế... tại các cơ sở giáo dục và đào tạo các cấp.
- Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp, học viên có đủ kiến thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để tiếp tục học tập, nghiên cứu sâu hơn ở bậc tiến sĩ để trở thành chuyên gia phân tích, các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu và giảng viên cao cấp về Quản lý kinh tế tại các cơ quan/tổ chức trong và ngoài nước có liên quan.
- Học viên có thể tiếp tục học tập ở bậc tiến sĩ tại ĐHQGHN với các điều kiện xét tuyển theo quy định hoặc có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo trong và ngoài nước theo những chuyên ngành phù hợp.
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Đánh giá bởi học viên đã theo học
Đánh giá trung bình
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
Thạc sĩ Quản lý kinh tế
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
- ĐH Quốc gia Hà Nội
- Hà Nội
- 2 năm
- Linh động
- 24.300.000 đ 0.00
Thạc sĩ Kinh tế chính trị
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
- ĐH Quốc gia Hà Nội
- Hà Nội
- 2 năm
- Linh động
- 24.300.000 đ 0.00
Gợi ý dành cho bạn
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Tự kiểm định
- Hải Phòng
- 2 năm
- Linh động
- 43.900.000 ₫ 44.000.000 đ 0.00
Thạc sĩ Hệ thống thông tin
Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Tự kiểm định
- Hải Phòng
- 2 năm
- Linh động
- 43.900.000 ₫ 44.000.000 đ 0.00
Thạc sĩ Kĩ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Tự kiểm định
- Hải Phòng
- 2 năm
- Linh động
- 43.900.000 ₫ 44.000.000 đ 0.00
Thạc sĩ Chính sách công
University of Tsukuba
- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Hà Nội
- 2 năm
- Tháng 10
- 90.000.000 ₫ 92.000.000 đ 5.00
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Thạc sĩ Quản lý kinh tế - hướng nghiên cứu
- Trường: Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thời gian học: 2 năm
- Yêu cầu nhập học: 1
- Địa điểm học tập: TP. Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 1
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 24.300.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
Khóa học không được phép thanh toán online, vui lòng gửi đăng ký trực tuyến cho chúng tôi
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Thạc sĩ Quản lý kinh tế - hướng nghiên cứu
- Trường: Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thời gian học: 2 năm
- Yêu cầu nhập học: 1
- Địa điểm học tập: TP. Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 1
Để nộp học phí trực tuyến, bạn cần có thẻ ATM/Debit/Credit của ngân hàng và vui lòng thực hiên các bước bên dưới.
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 24.300.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
-