




Thông tin khóa học

Chương trình
Thạc sĩ Quản lý báo chí truyền thông
Công lập
Trên 55 năm
109 tiến sĩ, 211 thạc sĩ
Năng động, nhiệt huyết
Chương trình đào tạo tiên tiến
Huân chương Hồ Chí Minh (2007)
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu tổng quát
Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý báo chí - truyền thông cung cấp nguồn nhân lực trình độ thạc sĩ cho công tác chỉ đạo,quản lýbáo chí – truyền thông, có thể đảm nhận các chức trách công việc trong các cơ quan, tổ chứcliên quan đến lĩnh vực chỉ đạo, quản lý báo chí - truyền thông, công tác tư tưởng - văn hóa trong hệ thống chính trị, trong các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp; có khả năng nghiên cứu - giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học - thực tiễn.
Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức: Học viên tốt nghiệp thạc sĩ Báo chí học, chuyên ngành Quản lý báo chí -truyền thông là người nắm vững quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và cơ sở pháp lý trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí -truyền thông; có kiến thức chuyên sâu về truyền thông đại chúng -báo chí học và khoa học quản lý báo chí - truyền thông; nắm vững cơ sở lý luận - thực tiễn của hoạt động quản lý báo chí - truyền thông ở Việt Nam và trên thế giới
- Kỹ năng:
+ Trên cơ sở kiến thức nền tảng, chuyên sâu cũng như nắm vững quan điểm của Đảng và pháp luật Nhà nước về lĩnh vực báo chí - truyền thông, người học được trang bị những kỹ năng cơ bản, chuyên sâu về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý Nhà nước về báo chí - truyền thông; kỹ năng tổ chức, quản lý cơ sở báo chí - truyền thông (như tổ chức, quản lý cơ quan báo chí và các cơ sở truyền thông);
+ Hình thành và được rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, đánh giá và dự đoán, dự báo, ứng dụng trong quản lý báo chí - truyền thông và giảng dạy, nghiên cứu báo chí - truyền thông;
+ Có kỹ năng tham mưu, tư vấn đáp ứng các yêu cầu chỉ đạo, quản lý báo chí - truyền thông cho các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo báo chí - truyền thông, các cơ quan báo chí và các cơ sở truyền thông.
+ Có kỹ năng tổng hợp, phân tích, dự báo và phán đoán cũng như kỹ năng quản lý và xử lý khủng hoảng báo chí - truyền thông;
+ Có kỹ năng thuyết trình và thiết kế văn bản, kỹ năng tổ chức sự kiện và thiết lập, củng cố, phát triển các quan hệ công việc.
- Thái độ: Có thái độ khách quan, khoa học, trung thực, có năng lực và phương pháp đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, tích cực bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Có tinh thần phê phán, đánh giá những vấn đề chính trị, xã hội của thời đại và đất nước.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Tập trung
- Thời gian đào tạo: 2 năm
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN:
Ngành đúng, phù hợp |
Báo chí |
Ngành gần |
Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông quốc tế, Công nghệ truyền thông, Quan hệ công chúng… |
Ngành khác (đối với thí sinh dự thi chuyên ngành Quản lý báo chí truyền thông) |
Tất cả các ngành còn lại |
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Điều kiện về văn bằng:
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Báo chí;
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần: Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông quốc tế, Công nghệ truyền thông, Quan hệ công chúng… và có Chứng nhận hoàn thành các môn học bổ sung kiến thức tương đương trình độ cử nhân Báo chí do Học viện Báo chí và Tuyên truyền cấp với các môn học sau đây:
Tên học phần |
Số tín chỉ |
1. Cơ sở lý luận báo chí |
3 |
2. Lao động nhà báo |
3 |
3. Luật pháp và đạo đức báo chí |
3 |
4. Báo chí – truyền thông đa phương tiện |
3 |
5. Ảnh thời sự báo chí |
2 |
6. Công chúng báo chí |
2 |
Tổng cộng |
16 |
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác và có Chứng nhận hoàn thành các môn học bổ sung kiến thức tương đương trình độ cử nhân Báo chí do Học viện Báo chí và Tuyên truyền cấp với các môn học sau đây:
Tên học phần |
Số tín chỉ |
1. Cơ sở lý luận báo chí |
3 |
2. Lao động nhà báo |
3 |
3. Luật pháp và đạo đức báo chí |
3 |
4. Lý thuyết truyền thông |
3 |
5. Báo chí – truyền thông đa phương tiện |
3 |
6. Ảnh thời sự báo chí |
2 |
7. Công chúng báo chí |
2 |
8. Biên tập báo chí |
2 |
9. Tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí – truyền thông |
4 |
Tổng cộng |
25 |
- Thí sinh là người nước ngoài: xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Điều kiện về thâm niên công tác
- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành Báo chí loại Khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp. Trường hợp bằng tốt nghiệp xếp loại khác phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi, kể từ ngày có quyết định tiếp nhận công tác đến ngày nộp hồ sơ dự thi.
- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Báo chí phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi, kể từ ngày có quyết định tiếp nhận công tác đến ngày nộp hồ sơ dự thi.
- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi, kể từ ngày có quyết định tiếp nhận công tác đến ngày nộp hồ sơ dự thi.
Điều kiện về sức khỏe: Đủ sức khoẻ để học tập và công tác (có chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện đa khoa).
Điều kiện về hồ sơ: Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng mẫu và đúng thời hạn quy định của Học viện.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN: Xét tuyển
ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
Đối tượng ưu tiên:
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Con liệt sĩ;
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định là khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
Chính sách ưu tiên
- Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn Ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo quy định và cộng một điểm (thang điểm 10) cho môn chủ chốt ngành/chuyên ngành;
- Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng ưu tiên.
Lưu ý: Các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên, chứng chỉ Ngoại ngữ để xét miễn thi phải nộp cùng với hồ sơ đăng ký dự thi và trong thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
HỒ SƠ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 60 tín chỉ
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
TT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Phân bổ thời lượng |
Học phần tiên quyết |
|
Lý thuyết |
Thực hành |
|||||
5.1. Khối kiến thức chung |
14 |
|
|
|
||
1 |
CHTM01001 |
Triết học |
4,0 |
3,5 |
0,5 |
|
2 |
CHTG01002 |
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
3 |
CHCT01003 |
Chính trị học nâng cao |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
4 |
CHNN01004 |
Ngoại ngữ |
6,0 |
5,0 |
1,0 |
|
5.2. Khối kiến thức cơ sở ngành |
16 |
|
|
|
||
5.2.1. Cơ sở ngành bắt buộc |
12 |
|
|
|
||
5 |
CHBC02011 |
Lãnh đạo, quản lý báo chí – truyền thông |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
6 |
CHBC02012 |
Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông đương đại |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
7 |
CHBC02013 |
Kinh tế báo chí – truyền thông |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
8 |
CHPT02014 |
Luật pháp và đạo đức trong thực tiễn báo chí – truyền thông |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
9 |
CHPT02015 |
An ninh truyền thông |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
10 |
CHPT02016 |
Ngôn ngữ báo chí – truyền thông |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
5.2.2. Cơ sở ngành tự chọn |
4 |
|
|
|
||
|
Định hướng nghiên cứu |
4/6 |
|
|
|
|
11 |
CHPT02017 |
Truyền thông đại chúng thế giới đương đại |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
12 |
CHBC02018 |
Báo chí – truyền thông và dư luận xã hội |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
13 |
CHBC02019 |
Công chúng báo chí – truyền thông |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
|
Định hướng ứng dụng |
4/6 |
|
|
|
|
14 |
CHBC02020 |
Phân tích lao động báo chí – truyền thông |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
15 |
CHPT02021 |
Phân tích sản phẩm báo chí – truyền thông |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
16 |
CHPT02022 |
Truyền thông đa phương tiện |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
5.3. Khối kiến thức chuyên ngành |
15 |
|
|
|
||
5.3.1. Chuyên ngành bắt buộc |
12 |
|
|
|
||
17 |
CHBC03038 |
Quản lý Nhà nước về báo chí - truyền thông |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
18 |
CHBC03039 |
Quản lý cơ quan báo chí và cơ sở truyền thông |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
19 |
CHBC03026 |
Thiết kế và quản lý dự án truyền thông |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
20 |
CHBC03027 |
Quản trị khủng hoảng báo chí - truyền thông |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
21 |
CHBC03040 |
Quản lý báo chí đối ngoại và truyền thông quốc tế |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
22 |
CHBC03041 |
Quản trị kinh doanh báo chí – truyền thông |
2,0 |
1,5 |
0,5 |
|
5.3.2. Chuyên ngành tự chọn |
3 |
|
|
|
||
|
Định hướng nghiên cứu |
3/6 |
|
|
|
|
23 |
CHBC03029 |
Nghiên cứu truyền thông |
3,0 |
2,0 |
1.0 |
|
24 |
CHBC03031 |
Truyền thông hình ảnhvà quản lý hình ảnh truyền thông |
3,0 |
2,0 |
1,0 |
|
|
Định hướng ứng dụng |
3/9 |
|
|
|
|
25 |
CHBC03032 |
Báo chí - truyền thông cho các nhóm đối tượng chuyên biệt |
3,0 |
2,0 |
1,0 |
|
26 |
CHBC03033 |
Báo chí – truyền thông với văn hóa nghệ thuật |
3,0 |
2,0 |
1,0 |
|
27 |
CHBC03042 |
Tâm lý học trong hoạt động quản lý báo chí – truyền thông |
3,0 |
2,0 |
1,0 |
|
5.4. Luận văn/sản phẩm tốt nghiệp |
15 |
|
|
|
||
Tổng |
60 |
|
|
|
TỐT NGHIỆP
Điều kiện tốt nghiệp
Học viên được xét công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng thạc sĩ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Hoàn thành chương trình đào tạo, có điểm trung bình chung các học phần trong chương trình đào tạo đạt từ 5,5 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc điểm C trở lên (theo thang điểm chữ);
- Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;
- Điểm luận văn đạt từ 5,5 trở lên;
- Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhậncủa người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng;
- Chấp hành tốt nội quy, quy chế đào tạo của Học viện, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật đình chỉ học tập;không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn.
Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người được đào tạo có khả năng đảm nhận các chức trách, vị trí công việc sau đây:
- Làm chuyên viên, cán bộ tham mưu, tư vấn,... trong các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý Nhà nước về báo chí - truyền thông, các cơ quan công tác tư tưởng - văn hóa, các tổ chức trong hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước (như Ban Tuyên giáo Trung ương và các cấp, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ... và cấp sở tương ứng), các tổ chức chính trị - xã hội;
- Các cơ quan báo chí - truyền thông, các tập đoàn báo chí - truyền thông;
- Các trung tâm truyền thông của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp,...;
- Bộ phận truyền thông ở các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội…
- Làm công tác đào tạo và quản lý đào tạo bậc cử nhân ở các cơ sở đào tạo, cán bộ nghiên cứu - giảng dạy báo chí - truyền thông ở các cơ sở đào tạo và nghiên cứu liên quan đến báo chí - truyền thông.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
Học viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực tiếp tục học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp thông qua việc:
a) Tham gia các khóa học bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn trong và ngoài nước thuộc b) Theo học ở các bậc Tiến sỹ tại các trường đại học trong và ngoài nước.
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Địa chỉ: 36 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Đánh giá bởi học viên đã theo học
Đánh giá trung bình
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
Thạc sĩ Báo chí (Định hướng ứng dụng)
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Tự kiểm định
- Hà Nội
- 2 năm
- Linh động
- Liên hệ 5.00
Thạc sĩ Quan hệ quốc tế
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Tự kiểm định
- Hà Nội
- 2 năm
- Linh động
- Liên hệ 5.00
Thạc sĩ Báo chí (Định hướng nghiên cứu)
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Tự kiểm định
- Hà Nội
- 2 năm
- Liên tục
- Liên hệ 5.00
Thạc sĩ Quản lý và Biên tập xuất bản
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Tự kiểm định
- Hà Nội
- 2 năm
- Linh động
- 38.250.000 đ 0.00
Gợi ý dành cho bạn
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Tự kiểm định
- Hải Phòng
- 2 năm
- Linh động
- 43.900.000 ₫ 44.000.000 đ 0.00
Thạc sĩ Hệ thống thông tin
Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Tự kiểm định
- Hải Phòng
- 2 năm
- Linh động
- 43.900.000 ₫ 44.000.000 đ 0.00
Thạc sĩ Kĩ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Tự kiểm định
- Hải Phòng
- 2 năm
- Linh động
- 43.900.000 ₫ 44.000.000 đ 0.00
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Thạc sĩ Quản lý báo chí truyền thông
- Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Thời gian học: 2 năm
- Yêu cầu nhập học: 2
- Địa điểm học tập: Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 1
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 38.250.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 38.250.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 38.250.000 ₫
Khóa học không được phép thanh toán online, vui lòng gửi đăng ký trực tuyến cho chúng tôi
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Thạc sĩ Quản lý báo chí truyền thông
- Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Thời gian học: 2 năm
- Yêu cầu nhập học: 2
- Địa điểm học tập: Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 1
Để nộp học phí trực tuyến, bạn cần có thẻ ATM/Debit/Credit của ngân hàng và vui lòng thực hiên các bước bên dưới.
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 38.250.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 38.250.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 38.250.000 ₫
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
-