THÔNG TIN CHUNG
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo những thạc sĩ Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khoẻ, có tinh thần phục vụ công nhân, viên chức, lao động và nhân dân, có tinh thần say mê, yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Không tập trung
- Thời gian đào tạo: 2 năm (24 tháng)
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN
- Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế
- Đáp ứng được những yêu cầu sau:
+ Có lý lịch bản thân rõ ràng
+ Có đủ sức khoẻ để học tập
+ Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo qui định của Trường đại học Công đoàn.
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Điều kiện văn bằng
- Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi không phải học bổ sung kiến thức trước khi thi
- Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi phải học bổ sung kiến thức trước khi thi
- Ngành gần với chuyên ngành đăng ký: Kỹ sư ngành Bảo hộ lao động và khối ngành Kỹ thuật.
- Trường hợp thí sinh có bằng tốt nghiệp ngành khác với chuyên ngành đăng ký dự thi phải có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi và có xác nhận của cơ quan cử đi học
- Văn bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng bằng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
- Chương trình học bổ sung kiến thức
Các học phần bổ sung kiến thức |
Số tín chỉ |
|
|
1. Khoa học quản lý |
4 |
2. Tổng quan về BHLĐ và nguyên lý kỹ thuật an toàn |
2 |
3. Y học lao động |
2 |
4. Môi trường và phát triển |
2 |
5. Xã hội học công nghiệp |
2 |
|
|
Điều kiện thâm niên công tác
- Thí sinh đăng ký dự thi có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên có chuyên ngành tốt nghiệp đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành được đăng ký dự thi ngay sau khi tốt nghiệp
- Những trường hợp còn lại thí sinh phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành dự thi.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN
- Nhà trường tổ chức thi tuyển
- Các môn thi tuyển:
+ Môn cơ bản: Toán giải tích
+ Môn cơ sở ngành: Cơ lý thuyết
+ Môn điều kiện: Tiếng Anh (trình độ B)
- Các trường hợp sau được miễn thi môn tiếng Anh:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài mà ngôn ngữ học tập là tiếng Anh
+ Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh
+ Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh bậc 3/6 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi
CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
Đối tượng
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Con liệt sĩ
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học
Mức ưu tiên
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100), nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo quy định của Quy chế và cộng một điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản.
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA
60 tín chỉ. Trong đó:
- Kiến thức chung: 08 tín chỉ (13.3%);
- Kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 40 tín chỉ (66.7%);
- Nghiên cứu đề tài và viết luận văn tốt nghiệp: 12 tín chỉ (20%).
QUY TRÌNH ĐÀO TẠO
- Đào tạo theo học chế tín chỉ
- Tổ chức đào tạo theo Qui chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ”, và Quyết định số 531/2014/QĐ-ĐHCĐ ngày 28/02/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn.
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
TT |
TÊN HỌC PHẦN |
SỐ TÍN CHỈ |
HỌC KỲ THỨ |
|||
I |
II |
III |
IV |
|||
1 |
Triết học |
4 |
4 |
|
|
|
2 |
Tiếng Anh chuyên ngành |
2 |
|
|
2 |
|
3 |
Phương pháp NCKH và PP sư phạm |
2 |
2 |
|
|
|
4 |
Quản trị học |
2 |
2 |
|
|
|
5 |
Quản lí an toàn |
2 |
2 |
|
|
|
6 |
Quản lý vệ sinh lao động |
2 |
|
|
2 |
|
7 |
Quản lí sức khỏe |
2 |
|
|
2 |
|
8 |
Quản lí hóa chất |
2 |
|
|
2 |
|
9 |
Hệ thống thông tin về quản li an toàn và KNN |
2 |
|
|
2 |
|
10 |
Hệ thống quản lí an toàn vệ sinh lao động |
2 |
|
|
2 |
|
11 |
Quản lí Economics |
2 |
|
|
2 |
|
12 |
Quản lí an toàn cháy nổ |
2 |
|
|
2 |
|
13 |
Thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp |
2 |
|
|
2 |
|
14 |
Kỹ thuật quản lý rủi ro |
2 |
|
|
|
2 |
15 |
Kỹ thuật AT trong xây dựng |
2 |
|
|
|
2 |
16 |
Đánh giá tác động của môi trường lao động |
2 |
|
|
|
2 |
17 |
Kinh tế an toàn vệ sinh lao động |
2 |
|
|
|
2 |
18 |
AT trong môi trường đặt biệt |
2 |
|
|
|
2 |
19 |
Hoạt động BHLĐ của tổ chức công đoàn |
2 |
|
|
|
2 |
20 |
Quan hệ đối tác xã hội |
2 |
|
|
|
2 |
21 |
An toàn và phòng chống tai nạn lao động |
2 |
|
|
|
2 |
22 |
Quản lý chấn thương nơi làm việc |
2 |
|
|
|
2 |
23 |
An toàn công nghiệp & đánh giá K |
2 |
|
|
|
2 |
|
Luận văn |
12 |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
60 |
10 |
|
18 |
20 |
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
TT |
TÊN HỌC PHẦN |
SỐ TÍN CHỈ |
|
Phần I. Kiến thức chung |
|
1 |
Triết học |
4 |
2 |
Tiếng Anh chuyên ngành |
2 |
3 |
Phương pháp NCKH và PP sư phạm |
2 |
|
Phần II. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
|
4 |
Quản trị học |
2 |
5 |
Quản lí an toàn |
2 |
6 |
Quản lý vệ sinh lao động |
2 |
7 |
Quản lí sức khỏe |
2 |
8 |
Quản lí hóa chất |
2 |
9 |
Hệ thống thông tin về quản li an toàn và KNN |
2 |
10 |
Hệ thống quản lí an toàn vệ sinh lao động |
2 |
11 |
Quản lí Economics |
2 |
12 |
Quản lí an toàn cháy nổ |
2 |
13 |
Thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp |
2 |
14 |
Kỹ thuật quản lý rủi ro |
2 |
15 |
Kỹ thuật AT trong xây dựng |
2 |
16 |
Đánh giá tác động của môi trường lao động |
2 |
17 |
Kinh tế an toàn vệ sinh lao động |
2 |
18 |
AT trong môi trường đặt biệt |
2 |
19 |
Hoạt động BHLĐ của tổ chức công đoàn |
2 |
20 |
Quan hệ đối tác xã hội |
2 |
21 |
An toàn và phòng chống tai nạn lao động |
2 |
22 |
Quản lý chấn thương nơi làm việc |
2 |
23 |
An toàn công nghiệp & đánh giá K |
2 |
|
Phần III. Luận văn |
12 |
ĐÁNH GIÁ
Thang điểm
Sử dụng thang điểm 10 và/hoặc thang điểm chữ 5 bậc A, B, C, D, F (tương đương với năm loại: giỏi, khá, trung bình, trung bình yếu và kém) khi tính điểm học phần.
Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của trường Đại học Công đoàn, yêu cầu học viên phải đáp ứng được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
+ Thành thạo trong việc khai thác thông tin, cập nhập thông tin và phân tích, tổng luận các vấn đề về an toàn, quản lý sức khỏe
+ Thành thạo trong việc lập kế hoạch kiểm tra đánh giá hiện trạng an toàn tại các đơn vị
+ Sử dụng được các thiết bị, phân tích đánh giá an toàn, đánh giá sức khỏe; phương tiện bảo vệ cá nhân, các sản phẩm - thiết bị bảo vệ môi trường phục vụ công tác Thanh tra An toàn lao động
+ Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quản lý, xử lý môi trường lao động, kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động
+ Tổ chức tập huấn, huấn luyện về Bảo hộ lao động cho các đối tượng khác nhau.
- Về kỹ năng
+ Có năng lực làm việc độc lập và theo nhóm
+ Có khả năng phân công công việc và điều hành, giám sát hoạt động của các bộ phận chức năng
+ Thành thạo kỹ năng tin học ứng dụng và tiếng Anh trong giao tiếp và trong kinh doanh
+ Thuần thục các kỹ năng: Kỹ năng ra quyết định; Tổ chức và điều hành họp; Thuyết trình, thuyết phục, động viên, khích lệ; Khảo sát, phân tích, đánh giá; Thương lượng, giải quyết các xung đột…
- Về phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp
+ Tự tin, linh hoạt, sáng tạo, có bản lĩnh
+ Trách nhiệm, gương mẫu và phong cách làm việc chuyên nghiệp
+ Ý thức nắm bắt sự thay đổi của tổ chức và môi trường xung quanh
+ Có tinh thần chia sẻ, hỗ trợ.
TỐT NGHIỆP
Điều kiện tốt nghiệp
- Có đủ điều kiện bảo vệ luận văn
- Điểm luận văn đạt từ 5,5 trở lên
- Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhận
- của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện cho cơ sở đào tạo để sử dụng làm tài liệu tham khảo tại thư viện và lưu trữ
- Đã công bố công khai toàn văn luận văn trên website của cơ sở đào tạo quy định.
Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
- Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các ngành thuộc lĩnh vực bảo hộ lao động; là cán bộ giảng dạy về bảo hộ lao động trong các trường đại học và cao đẳng
- Có thể đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ tổ chức làm công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp; Kiểm tra Bảo hộ lao động của Công đoàn; Thanh tra nhà nước về An toàn lao động.
Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Người học có thể tiếp tục tự học tập, tự nghiên cứu và đăng ký thi tuyển để học tập lên mức cao hơn ở bậc Tiến sĩ đồng thời có thể tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ.
Đại học Công Đoàn
Địa chỉ : 169 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam