- Trang chủ
- Khóa học dài hạn
- Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thạc sĩ Kinh tế quốc tế - Hướng ứng dụng - Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Thạc sĩ Kinh tế quốc tế - Hướng ứng dụng (MS: 3086)
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội



Thông tin khóa học
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội |
|
Thạc sĩ Kinh tế quốc tế - Hướng ứng dụng |
|
Trong nước | |
Thạc sĩ | |
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam | |
Công lập | |
Thi tuyển | |
Chính quy | |
Trong tuần | |
2 năm | |
Linh động | |
TP. Hà Nội |
44 năm
Công lập
71% giảng viên tốt nghiệp từ các nước tiên tiến
1.520 chương trình
2.500+ sinh viên/ năm
93% sinh viên có việc làm ngay
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế quốc tế theo định hướng ứng dụng trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, nhằm phát triển kỹ năng lãnh đạo quản lý và tư duy, rèn luyện khả năng xử lý các tình huống thực tiễn trong công việc; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo trong các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao hơn.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Tập trung
- Thời gian đào tạo: 2 năm.
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế.
Đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Có lý lịch bản thân rõ ràng.
- Có đủ sức khoẻ để học tập.
- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
- Điều kiện văn bằng
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế quốc tế hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế quốc tế.
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Kinh tế quốc tế, có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 5 học phần (15 tín chỉ).
- Điều kiện thâm niên công tác
- Những người có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên và không thuộc diện phải học bổ sung kiến thức được dự thi ngay.
- Những người có bằng tốt nghiệp đại học dưới loại khá hoặc thuộc diện phải học bổ sung kiến thức thì phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đăng kí dự thi.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN
Thi tuyển với các môn thi sau:
- Môn cơ bản: Đánh giá năng lực.
- Môn cơ sở: Kinh tế quốc tế.
- Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh.
Các trường hợp sau được miễn thi môn tiếng Anh:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài (học bằng tiếng Anh), được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.
- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN.
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh hoặc sư phạm tiếng Anh.
- Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh tương đương các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
- Đối tượng
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
- Con liệt sĩ.
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động.
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
- Mức ưu tiên
- Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn Tiếng Anh (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi Tiếng Anh và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm (thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực.
- Việc xác định đối tượng ưu tiên phải được thực hiện tại thời điểm nhận hồ sơ đăng kí dự thi.
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA |
|
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: |
64 tín chỉ |
Khối kiến thức chung: |
8 tín chỉ |
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: |
47 tín chỉ |
|
26 tín chỉ |
|
21/45 tín chỉ |
Luận văn thạc sĩ: |
9 tín chỉ |
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TT |
Mã số học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số các học phần tiên quyết |
||
Lý thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||
I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (*) |
8 |
|
|
|
|
||
1 |
PHI 5002 |
|
4 |
60 |
0 |
0 |
|
2 |
ENG 5001 |
|
4 |
40 |
20 |
0 |
|
II. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH |
47 |
|
|
|
|
||
II.1 Các học phần bắt buộc |
26 |
|
|
|
|
||
3 |
INE 6101 |
|
2 |
20 |
10 |
0 |
|
4 |
INE 6005 |
|
2 |
20 |
10 |
0 |
|
5 |
INE 6003 |
|
2 |
20 |
10 |
0 |
|
6 |
INE 6006 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
7 |
BSA 6022 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
8 |
INE 6019 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
9 |
INE 6020 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
10 |
INE 6134 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
11 |
INE 6035 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
12 |
INE 6011 |
|
2 |
20 |
10 |
0 |
|
II.2 Các học phần tự chọn |
21/45 |
|
|
|
|
||
13 |
PEC 6103 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
14 |
PEC 6109 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
15 |
INE 6028 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
16 |
INE 6104 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
17 |
BSA 6008 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
18 |
FIB 6025 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
19 |
INE 6110 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
20 |
INE 6014 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
21 |
PEC 6125 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
22 |
INE 6136 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
23 |
INE 6007 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
24 |
INE 6032 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
25 |
INE 6038 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
26 |
INE 6038 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
27 |
FIB 6032 |
|
3 |
30 |
15 |
0 |
|
III. |
INE 7002 |
LUẬN VĂN THẠC SĨ |
9 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
64 |
|
|
|
|
ĐÁNH GIÁ
Thang điểm
- Điểm kiểm tra thường xuyên và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm từ 0 đến 10, lẻ đến 0,5. Điểm học phần được tính theo trọng số và làm tròn đến một chữ số thập phân và được chuyển thành điểm chữ với các mức A, B, C, D, F.
- Điểm học phần là tổng của điểm kiểm tra thường xuyên và điểm thi kết thúc học phần nhân với trọng số tương ứng, làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Học phần đạt yêu cầu (học phần tích lũy) khi có điểm học phần từ 4,0 trở lên.
Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo Thạc sĩ Kinh tế quốc tế định hướng ứng dụng của trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, yêu cầu học viên phải đáp ứng được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
- Làm chủ được những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các hoạt động thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng và logistics, vận dụng kiến thức đã được học trong các điều kiện làm việc thực tế của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
- Có khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động tư vấn, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án về thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, quản trị tài chính quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng và logistics.
- Phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
- Có năng lực thực hiện các công việc cụ thể như phân tích, tư vấn chính sách, tư vấn, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án về thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư quốc tế, chuỗi cung ứng, phù hợp với điều kiện thực tế tại các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Phát hiện và phân tích được các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức, triển khai các hoạt động trong lĩnh vực quốc tế và ứng dụng các kiến thức chuyên môn hiện đại một các có hệ thống để giải quyết các vấn đề phát sinh đó.
- Về kỹ năng
Kĩ năng nghề nghiệp
- Phân tích, đánh giá và dự báo một cách khoa học về những thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô để từ đó có thể đưa ra các đề xuất đúng đắn và phù hợp trong việc thực hiện các dự án trong lĩnh vực kinh tế quốc tế một cách có hiệu quả.
- Vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn, có năng lực sáng tạo, phát triển trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng đào tạo để thích ứng với những yêu cầu đa dạng của thực tiễn công tác.
- Có kỹ năng lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm soát các nguồn lực trong tổ chức để đưa ra quyết định đạt được mục tiêu trong môi trường làm việc luôn thay đổi.
Kĩ năng bổ trợ
- Làm việc độc lập và tự khám phá.
- Quản lý nhóm và lãnh đạo nhóm hiệu quả.
- Lập kế hoạch và thực hiện các dự án quốc tế một cách hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp và thương lượng, đàm phán hiệu quả.
- Giải quyết tốt các mối quan hệ cá nhân trong tổ chức.
- Ủy quyền và thực hiện ủy quyền hiệu quả.
- Có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn với trình độ tối thiểu tương đương bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
- Có thể sử dụng thành thạo các phần mềm tin học phục vụ công tác chuyên môn (Excel, EViews, SPSS…)
- Về phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp
Trách nhiệm công dân
- Có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, có trách nhiệm công dân, có ý thức bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội, làm việc với tinh thần kỷ luật cao và có tinh thần hướng về cộng đồng và vì cộng đồng.
Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ
- Có các phẩm phẩm chất đạo đức cá nhân như bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đương đầu với rủi ro, có tinh thần tự tôn, linh hoạt và sáng tạo.
- Trung thực, thẳng thắn, khách quan trong công việc. Chủ động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe; có trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần cầu tiến, hợp tác, thân thiện với các đồng nghiệp và các cá nhân khác trong công việc.
Thái độ tích cực, yêu nghề
- Có trách nhiệm xã hội cao; chủ động đề xuất giải pháp xử lý các tình huống kinh tế xã hội phát sinh.
TỐT NGHIỆP
- Điều kiện tốt nghiệp
Học viên được xét công nhận tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Điểm luận văn đạt từ C trở lên.
- Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhận của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện cho đơn vị đào tạo để sử dụng làm tài liệu tham khảo tại thư viện.
- Đã công bố toàn văn luận văn trên website của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Những vị trí làm việc của người học sau tốt nghiệp:
- Nhóm 1: Giảng viên, nghiên cứu viên hoặc chuyên viên tại các cơ quan, chính phủ.
Có năng lực giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu. Có năng lực phân tích, tư vấn chính sách tại các Bộ, Ngành, địa phương trong cả nước.
- Nhóm 2: Nhà quản lý hoặc chuyên viên tư vấn và triển khai dự án quốc tế.
Có năng lực tham gia quản lý hoặc tư vấn, tổ chức triển khai các dự án quốc tế tại các tổ chức quốc tế như UN, IMF, WB, ADB…và các tổ chức phi chính phủ.
- Nhóm 3: Nhà quản lý tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Có năng lực để đảm nhận các công việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án kinh doanh cũng như tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng về thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, chuỗi cung ứng logistics, tại các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.
- Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp, học viên có nhu cầu tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, học viên phải có ít nhất 02 bài báo đăng trên các tạo chí khoa học thuộc danh mục Tạp chí khoa học chuyên ngành được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước.
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Gợi ý dành cho bạn


- Đại học Quốc gia Hà Nội
- 2 năm



- HLC
- 2 năm


- QAA, ABS
- 12 tháng



- NCASS, IACBE, HLCNCA
- 18 tháng
Đánh giá của học viên
0
Đánh giá trung bình
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào

- Tự kiểm định
- 18 tháng

- Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam
- 2 năm

- Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam
- 2 năm
.jpg)
- Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
- 2 năm
Thạc sĩ Kinh tế quốc tế
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
- 24.300.000 đ
-
-
- So sánh chi tiết
- 1 Bình luận
-
Nguyễn Thanh Túkhóa học hay
Các khóa học đã xem
Thêm vào danh sách yêu thích của bạn
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Thạc sĩ Kinh tế quốc tế - Hướng ứng dụng
- Trường: Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thời gian học: 2 năm
- Yêu cầu nhập học: 1
- Địa điểm học tập: TP. Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 1
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 24.300.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
Khóa học không được phép thanh toán online, vui lòng gửi đăng ký trực tuyến cho chúng tôi
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
-
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Thạc sĩ Kinh tế quốc tế - Hướng ứng dụng
- Trường: Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thời gian học: 2 năm
- Yêu cầu nhập học: 1
- Địa điểm học tập: TP. Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 1
Để nộp học phí trực tuyến, bạn cần có thẻ ATM/Debit/Credit của ngân hàng và vui lòng thực hiên các bước bên dưới.
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 24.300.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
-