




Thông tin khóa học

Chương trình
Thạc sĩ Châu Á học
Thành lập năm 1945
Đại học hàng đầu về Khoa học xã hội và nhân văn
109 Giáo sư, Phó Giáo sư 134 Tiến sĩ 115 Thạc sĩ
Thiết lập quan hệ với hơn 200 trường trên thế giới
Trên 90% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp
Tự kiểm định
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu chung
- Chương trình đào tạo bậc thạc sĩ ngành Đông Phương học, chuyên ngành Châu Á học là chương trình theo định hướng nghiên cứu, đảm bảo tính chất là ngành khoa học cơ bản, có sự mở rộng và nâng cao so với bậc cử nhân, có tính hiện đại phù hợp với thực tiễn chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá và quan hệ quốc tế trong điều kiện mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới; cung cấp cho người học năng lực chuyên môn và ngoại ngữ học thuật để có thể học tập và nghiên cứu, hoạt động nghề nghiệp ở trình độ chuyên sâu hơn, đóng góp thêm nhiều công trình khoa học cho sự nghiệp phát triển đất nước.
- Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức
- Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng nghiên cứu, nhằm giúp người học nắm vững các kiến thức về khu vực học và đất nước học, nhất là nâng cao kiến thức chuyên sâu về các quốc gia trong khu vực châu Á.
Về kỹ năng
- Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ có được năng lực nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện đối với những vấn đề về châu Á với tư cách là một khoa học đa ngành và liên ngành, những vấn đề thuộc phạm vi khoa học xã hội và nhân văn của một quốc gia ở châu Á hoặc một nhóm nước, hay một khu vực có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và quan hệ quốc tế của các nước châu Á đương đại. Người học cũng sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng liên quan đến nghiên cứu như tổng hợp và xử lý thông tin, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn v.v...
Về phẩm chất đạo đức
- Chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu giúp người học rèn luyện và phát huy các phẩm chất đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội, bao gồm: trung thực, nghiêm túc, tôn trọng người khác và tự trọng cá nhân, cầu thị và có ý thức vươn lên, có trách nhiệm trong công việc, chủ động, độc lập và sáng tạo, có trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ pháp luật và biết bảo vệ chân lí, ủng hộ sự đổi mới, tiến bộ; phát huy năng lực trong nghiên cứu, trong hoạt động nghề nghiệp, ứng dụng trong công việc ở các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học, làm việc ở các tổ chức đối ngoại, an ninh, thông tấn báo chí, các tổ chức kinh tế, hoặc tư vấn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước...
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Tập trung
- Thời gian đào tạo: 2 năm
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
- Về văn bằng
- Có bằng đại học ngành đúng (Đông Phương học) ngành phù hợp với chuyên ngành Châu Á học (gồm Đông Nam Á học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Quốc tế học, Khu vực Thái Bình Dương học);
- Có bằng đại học các ngành gần với ngành Đông Phương học gồm: Quan hệ quốc tế, Việt Nam học, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, Ngôn ngữ Ả rập, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật Bản, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Sư phạm tiếng Nhật, Sư phạm tiếng Trung;
- Những trường hợp được miễn thi ngoại ngữ
Những trường hợp được miễn thi môn Ngoại ngữ: Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;
- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (theo khoản 4, Điều 29 Quy chế Đào tạo thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội Ban hành kèm theo Quyết định số 4668/QĐ-ĐHQGHN), hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ được cấp bởi các cơ sở được Đại học Quốc gia Hà Nội công nhận. Ngày cấp chứng chỉ tối đa không quá 45 ngày kể từ ngày thi. Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ thẩm định và chịu trách nhiệm về tính xác thực của chứng chỉ ngoại ngữ do các tổ chức nước ngoài cấp trước khi công nhận tương đương.
- Về kinh nghiệm công tác
- Không yêu cầu kinh nghiệm công tác.
CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN TRONG TUYỂN SINH
Thí sinh được ưu tiên trong tuyển sinh thuộc những đối tượng sau:
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên ( tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 ( theo phân chia khu vực tuyển sinh THPT quốc gia hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ( tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Con liệt sĩ
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học
Các đối tượng ưu tiên: phải có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của Đại học Quốc Gia Hà Nội
Mức ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên ( gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ ( thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng 01 điểm ( thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm ( thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
Hình thức dự tuyển: Xét tuyển hồ sơ và thi tuyển
Thi tuyển với các môn thi sau đây:
- Môn thi Cơ bản: Đại cương văn hóa Việt Nam
- Môn thi Cơ sở: Văn hóa văn minh phương Đông
- Môn Ngoại ngữ: 1 trong 6 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản.
DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC
STT |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
1 |
|
3 |
2 |
|
3 |
3 |
|
2 |
4 |
|
2 |
5 |
|
2 |
6 |
|
3 |
7 |
|
3 |
8 |
|
3 |
9 |
|
3 |
10 |
|
3 |
Tổng số: |
25 |
HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
- Năm 2019, việc đăng ký dự thi tuyển sinh thạc sĩ ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhăn văn được thực hiện trực tuyến. Phần mềm đăng ký dự thi do Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thông tin, DHQGHN xây dựng và được sử dụng thống nhất trong toàn DHQGHN.
Nhiệm vụ của thí sinh:
- Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn. Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.
Thời gian đăng kí dự tuyển online:
- Đợt1: từ 8h00 ngày 20/01/2019 đến 17h00 ngày 11/4/2019.
- Đợt 2: từ 8h00 ngày 27/4/2019 đến 17h00 ngày 05/9/2019.
Địa chỉ cổng đăng ký trực tuyến: http://tssdh.vnu.edu.vn
- Nộp lệ phí tuyển sinh đầy đủ theo quy định.
Lưu ý:
- Thí sinh không đăng ký trực tuyến sẽ không đủ điều kiện để dự thi tuyển sinh.
- Trong thời gian 48 giờ sau khi đăng kí (trừ ngày nghỉ, ngày Lễ), nếu thí sinh không nhận được thông tin phản hồi, đề nghị liên hệ lại với bộ phận tuyển sinh qua số điện thoại 0243.8583957 để kiểm tra kết quả đăng kí dự tuyển.
- Thí sinh dự thi thạc sĩ nộp hồ sơ sau khi có kết quả trúng tuyển và giấy báo nhập học.
- Hội đồng tuyển sinh Sau đại học của Nhà trường sẽ xem xét hủy bỏ kết quả trúng tuyển của thí sinh nếu các thông tin đăng ký dự thi sai lệch với hồ sơ nhập học mà không đáp ứng tiêu chuẩn dự thi.
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO:
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 64 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 08 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ
- Bắt buộc: 16 tín chỉ
- Tự chọn: 20/42 tín chỉ
- Luận văn: 20 tín chỉ
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
STT |
Mã học phần |
Tên học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số các học phần tiên quyết |
||
Lí thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||
I |
|
Khối kiến thức chung (2 học phần) |
8 |
|
|
|
|
1 |
PHI 5002 |
Philosophy |
4 |
60 |
0 |
0 |
|
2 |
|
Ngoại ngữ cơ bản (chọn 1 trong các ngoại ngữ sau) |
|
|
|
|
|
ENG 5001 |
(General English) |
4 |
30 |
30 |
0 |
|
|
RUS 5001 |
(General Russian) |
30 |
30 |
0 |
|
||
FRE 5001 |
(General French) |
30 |
30 |
0 |
|
||
GER 5001 |
(General Germanese) |
30 |
30 |
0 |
|
||
CHI 5001 |
(General Chinese) |
30 |
30 |
0 |
|
||
JAP 5001 |
(General Japanese) |
30 |
30 |
0 |
|
||
KOR 5001 |
(General Korean) |
30 |
30 |
0 |
|
||
THA 5001 |
(General Thai) |
30 |
30 |
0 |
|
||
II |
|
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
36 |
|
|
|
|
II.1 |
|
Các học phần bắt buộc (8 học phần) |
16 |
|
|
|
|
3 |
ORS 6036 |
Area Studies and Oriental Studies |
2 |
24 |
0 |
6 |
|
4 |
ORS 6002 |
Quantitive Methods Research in Social Sciences and Humanities |
2 |
24 |
0 |
6 |
|
5 |
ORS 6113 |
The History of Socio-economic Formations in Vietnam and Orient |
2 |
24 |
0 |
6 |
|
6 |
ORS 6004 |
Agrarian - Rural Identity of Asian Culture |
2 |
20 |
4 |
6 |
|
7 |
ORS 6005 |
Oriental folklore and Autochthonal Religion |
2 |
24 |
0 |
6 |
|
8 |
ORS 6108 |
Confucianism and East Asian Society -Tradition and modernity |
2 |
20 |
4 |
6 |
|
9 |
ORS 6009 |
Movement of National Liberation in Oriental Countries |
2 |
24 |
0 |
6 |
|
10 |
ORS 6012 |
Buddhism |
2 |
20 |
0 |
10 |
|
II.2 |
|
Các học phần tự chọn (10/21 học phần) |
20/42 |
|
|
|
|
11 |
ORS 6015 |
Indian Culture and its Influence to the area |
2 |
24 |
0 |
6 |
|
12 |
ORS 6128 |
Hinduism - Tradition and modernity |
2 |
24 |
0 |
6 |
|
13 |
ORS 6030 |
Theory and Methods of Cross-cultural and Cross-Linguistic Comparison |
2 |
20 |
4 |
6 |
|
14 |
ORS 6032 |
Rice and Asian society |
2 |
24 |
0 |
6 |
|
15 |
ORS 6046 |
Intellectual Property in East Asia |
2 |
21 |
6 |
3 |
|
16 |
ORS 6037 |
Translated literature and the process of modernization of East Asian literature |
2 |
24 |
0 |
6 |
|
17 |
ORS 6044 |
Catholiscism and Protestantism in the context of Asian societies |
2 |
16 |
10 |
4 |
|
18 |
ORS 6018 |
Modernization way of South Korea |
2 |
16 |
10 |
4 |
|
19 |
ORS 6020 |
Peoples, Minorities and Languages in Vietnam and Southeast Asia |
2 |
20 |
4 |
6 |
|
20 |
ORS 6022 |
Vietnamese - Chinese language contact in early modern and modern period |
2 |
20 |
4 |
6 |
|
21 |
ORS 6027 |
Ethnic Chinese in Asia |
2 |
20 |
4 |
6 |
|
22 |
ORS 6031 |
Contemporary Japan |
2 |
21 |
6 |
3 |
|
23 |
ORS 6033 |
Modern Japan |
2 |
24 |
0 |
6 |
|
24 |
ORS 6034 |
Traditional Japan |
2 |
24 |
0 |
6 |
|
25 |
ORS 6035 |
Korean Language and Culture |
2 |
20 |
6 |
4 |
|
26 |
ORS 6047 |
Civil Society in South East Asia |
2 |
24 |
0 |
6 |
|
27 |
ORS 6039 |
English for scientific research |
2 |
16 |
10 |
4 |
|
28 |
ORS 6040 |
Chinese for scientific research |
2 |
16 |
10 |
4 |
|
29 |
ORS 6041 |
Japanese for scientific research |
2 |
16 |
10 |
4 |
|
30 |
ORS 6042 |
Korean for scientific research |
2 |
16 |
10 |
4 |
|
31 |
ORS 6043 |
Thais for scientific research |
2 |
16 |
10 |
4 |
|
III |
ORS7202 |
Luận văn thạc sĩ |
20 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
64 |
|
|
|
|
Ghi chú: (*) Học phần ngoại ngữ cơ bản là học phần điều kiện, có khối lượng 4 tín chỉ, được tổ chức đào tạo chung trong toàn ĐHQGHN cho các học viên có nhu cầu và được đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.
ĐÁNH GIÁ:
- Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ Châu Á học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN, học viên bắt buộc phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:
1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn
1.1. Về kiến thức
1.1.1.Kiến thức chung trong ĐHQGHN
- Hiểu rõ và trình bày được thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác – Lênin. Đây sẽ là nền tảng quan trọng giúp các học viên nâng cao trình độ nhận thức về cách tiếp cận khoa học, hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, nắm vững được các vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học;
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
1.1.2. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
- Đối với kiến thức cơ sở, người học có thể vận dụng phương pháp nghiên cứu khu vực, phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp phân tích định lượng, phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh liên ngôn ngữ, liên văn hoá khi tiếp cận nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn về Khu vực học, Châu Á học nói chung và từng quốc gia nói riêng;
- Đối với kiến thức chuyên ngành, người học sẽ hiểu rõ, trình bày được những kiến thức mang tính hệ thống, toàn diện gồm học phần thuộc các lĩnh vực lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại của khu vực châu Á nói chung và các quốc gia trong khu vực nói riêng. Đây sẽ là cơ sở quan trọng, cung cấp phương pháp nghiên cứu và những kiến thức chung, mang tính cập nhật, thời sự về Đông Phương học, Khu vực học, Châu Á học, giúp cho người học có cái nhìn hệ thống, toàn diện, nâng cao hiểu biết về các quốc gia ở châu Á và đánh giá được các vấn đề trong mối tương quan với trường hợp của Việt Nam;
- Sau khi hoàn thành khoá học, ngoài những kiến thức chuyên ngành, học viên còn được trang bị bổ sung kiến thức ngoại ngữ trong nghiên cứu khoa học, có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong công tác nghiên cứu tài liệu, đọc tài liệu và các kỹ năng khác như giao tiếp, thảo luận, trình bày phát biểu tại hội thảo khoa học...
1.1.3. Yêu cầu đối với luận văn tốt nghiệp
- Đánh giá luận văn thạc sĩ chuyên ngành thạc sĩ châu Á học được thực hiện đầy đủ theo "Quy chế Đào tạo thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội" ban hành năm 2015, (Kèm theo quyết định Ban hành Quy chế đào tạo thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội số 4668/QĐ-ĐHQGHN). Do đặc thù của ngành học là nghiên cứu khu vực châu Á nên các tiêu đề của luận văn đều hướng tới mục tiêu nghiên cứu về khu vực học;
- Đề tài luận văn do học viên trao đổi cùng người dự kiến phân công hướng dẫn xác định và được bộ môn hoặc hội đồng khoa học và đào tạo của đơn vị đào tạo thông qua, được thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn;
- Học viên phải trình bày nội dung, kế hoạch nghiên cứu đề tài luận văn trước đơn vị chuyên môn chậm nhất 1 tháng sau khi nhận đề tài luận văn. Kết quả đánh giá báo cáo là điều kiện để xem xét việc đề nghị cho bảo vệ luận văn;
- Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính học viên, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Phải tường minh và hợp pháp trong việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác;
- Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lí thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, phương pháp giải quyết vấn đề đã đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập;
- Luận văn có khối lượng khoảng 70 trang A4, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy đặc thù lĩnh vực nghiên cứu của luận văn nhưng không quá 120 trang, được chế bản theo mẫu quy định chung của Đại học Quốc gia Hà Nội. Bản thông tin luận văn có khối lượng khoảng 3 đến 5 trang (300 đến 500 chữ) bằng tiếng Việt và tiếng Anh trình bày những nội dung cơ bản, nội dung mới và đóng góp quan trọng nhất của luận văn.
1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.
2. Về kỹ năng
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;
- Kỹ năng nghiên cứu và khám phá vấn đề: thành thục các kỹ năng phát hiện vấn đề và đặt câu hỏi mang tính phản biện; có khả năng điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và phân loại, xử lý một cách hệ thống; vận dụng thành thạo các kỹ năng triển khai nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra; có năng lực trình bày quan điểm khoa học của mình bằng văn bản một cách mạch lạc;
- Kỹ năng lập luận lô-gíc và đề xuất giải pháp: có khả năng hệ thống hóa thông tin và xâu chuỗi vấn đề; thành thục các kỹ năng phân tích, tổng hợp và lựa chọn vấn đề trọng tâm; có thể đề xuất giải pháp cho các vấn đề dựa trên kết quả nghiên cứu độc lập;
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn: có hiểu biết về lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế, xã hội các nước phương Đông và đất nước học trong chuyên ngành; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp và vận dụng những kiến thức đã học để lý giải những vấn đề về lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế, xã hội ở các nước châu Á và tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam và các nước châu Á, ở mức độ nào đó, có thể liên hệ với trường hợp của các nước phương Tây; nắm vững và có khả năng sử dụng các kỹ năng xử lý thông tin, tra cứu, tiếp cận, đọc hiểu tư liệu bằng ngoại ngữ theo chuyên ngành đã học; vận dụng cách nhìn so sánh để đưa ra những kiến giải mới về các vấn đề lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế, xã hội của các nước châu Á, đồng thời chỉ ra được những kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề của Việt Nam; có khả năng vận dụng kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành phục vụ trong học tập và nghiên cứu.
2.2. Kỹ năng bổ trợ
- Kỹ năng tư duy: có khả năng tư duy, nhìn nhận vấn đề và có thể phản biện ý kiến của người khác một cách khoa học và hệ thống;
- Kỹ năng tự chủ, sáng tạo: luôn thể hiện sự sẵn sàng và khả năng làm việc độc lập; biết cách đưa ra chính kiến một cách hợp lý; có khả năng tự thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống và làm việc; luôn có tinh thần hội nhập và học tập suốt đời và có khả năng làm việc một cách sáng tạo;
- Kỹ năng giao tiếp cơ bản: biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác; trình bày suy nghĩ, chính kiến của mình một cách mạch lạc, dễ hiểu; hiểu các phép lịch sự trong giao tiếp ứng với mỗi nền văn hoá khác nhau; biết cách giao tiếp và tạo mối quan hệ hữu nghị với những người xuất thân từ các nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là các nước châu Á;
- Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản: có khả năng viết soạn thảo các văn bản khác nhau ứng với mỗi nội dung, tình huống và đối tượng tiếp nhận và có khả năng diễn đạt, truyền tải thông tin bằng tiếng Việt một cách mạch lạc, dễ hiểu, khúc triết;
- Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành: có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm: xác định được quy trình làm việc theo nhóm; biết cách lựa chọn các thành viên; biết cách phát huy điểm mạnh của các thành viên và có đủ kỹ năng giao tiếp để có thể hòa đồng với các thành viên trong nhóm;
- Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và phát triển các mối quan hệ xã hội; biết cách quan tâm đến những người xung quanh; luôn thể hiện sự sẵn sàng hợp tác cùng những người xung quanh; biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp; iết cách tạo ra sự hòa đồng và quan hệ tin cậy với đồng nghiệp; sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, góp ý, trao đổi với đồng nghiệp khi cần thiết và biết cách xây dựng mạng lưới giao tiếp ngoài xã hội.
3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức
3.1. Trách nhiệm công dân
- Có thể nhận thức và ứng xử theo các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức;
- Luôn có ý chí hướng thiện;
- Biết cảm thông, chia sẻ, hòa đồng với mọi người;
- Luôn trung thực, trung thành và giữ gìn uy tín, phẩm cách cá nhân;
- Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Có tinh thần hoạt động đóng góp cho sự phát triển của xã hội;
- Có tinh thần đấu tranh cho công bằng, dân chủ, văn minh của xã hội;
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
- Có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa các nước phương Đông và trên thế giới.
3.2. Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ
- Luôn chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, sáng tạo trong công việc;
- Luôn có trách nhiệm với công việc của mình;
- Có cách hành xử chuyên nghiệp tại nơi làm việc;
- Có tác phong làm việc một cách chủ động, độc lập và chuyên nghiệp.
3.3. Thái độ tích cực, yêu nghề
- Người học có thể phát huy năng lực trong công tác nghiên cứu, ứng dụng các vấn đề về khu vực học ở các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức đối ngoại, an ninh, thông tấn báo chí, các doanh nghiệp trong và ngoài nước...;
- Người học sau khi tốt nghiệp sẽ được nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực nghiên cứu các vấn đề thuộc khu vực châu Á, khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề về thực tiễn;
- Người học có thể phát huy được năng lực nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về châu Á học với tư cách là một khoa học đa ngành và liên ngành, những vấn đề thuộc phạm vi khoa học xã hội và nhân văn của một nước châu Á hoặc một nhóm nước, hay một khu vực lãnh thổ, vùng miền trong khu vực châu Á liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của mình, nhất là vấn đề liên quan đến lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và quan hệ quốc tế...
TỐT NGHIỆP:
- Điều kiện tốt nghiệp
Học viên được xét công nhận tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Trong thời gian học tập của khóa học;
- Đạt yêu cầu bảo vệ thành công luận văn;
- Đã nộp bản luận văn, tóm tắt luận văn, kèm theo đĩa compact (CD) ghi toàn bộ nội dung luận văn, tóm tắt luận văn, giới thiệu luận văn bằng tiếng Việt và tiếng Anh kèm theo phần mềm để đọc các nội dung đó (nếu cần) cho Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội để đưa vào cơ sở dữ liệu số hóa;
- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, học viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Học viên không đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp chứng nhận điểm các học phần đã hoàn thành trong chương trình đào tạo và được cấp các chứng chỉ theo các khối kiến thức đã hoàn thành. Thủ trưởng đơn vị đào tạo cấp chứng nhận điểm học phần và chứng chỉ khối kiến thức cho học viên.
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Người tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Châu Á học có thể đảm nhận những công việc và vị trí việc làm sau đây:
- Làm công tác nghiên cứu về châu Á từ góc độ nghiên cứu khu vực học tại các viện hoặc trung tâm nghiên cứu; giảng dạy chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông; làm chuyên viên tư vấn cho các cơ quan tổ chức ở các địa phương, tỉnh, thành phố trong nước hay các cơ quan nước ngoài;
- Đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý công tác hợp tác quốc tế và công việc liên quan đến chuyên ngành tại các cơ quan ngoại giao, cơ quan an ninh, cơ quan thông tấn, văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Những người có học vị thạc sĩ Châu Á học có thể học tiếp NCS để nhận học vị Tiến sĩ Đông Nam Á hoặc Tiến sĩ Trung Quốc hoặc học NCS ở nước ngoài.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN
Địa chỉ: số 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.
Đánh giá bởi học viên đã theo học
Đánh giá trung bình
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
Thạc sĩ Công tác xã hội – Định hướng ứng dụng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Tự kiểm định
- Hà Nội
- 2 năm
- Linh động
- Liên hệ 5.00
Thạc sĩ Văn học Việt Nam
Đại Học Văn Hiến
- Tự kiểm định
- TP. Hồ Chí Minh
- 2 năm
- Tháng 7
- 39.000.000 đ 0.00
Gợi ý dành cho bạn
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Tự kiểm định
- Hải Phòng
- 2 năm
- Linh động
- 43.900.000 ₫ 44.000.000 đ 0.00
Thạc sĩ Hệ thống thông tin
Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Tự kiểm định
- Hải Phòng
- 2 năm
- Linh động
- 43.900.000 ₫ 44.000.000 đ 0.00
Thạc sĩ Kĩ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Tự kiểm định
- Hải Phòng
- 2 năm
- Linh động
- 43.900.000 ₫ 44.000.000 đ 0.00
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Thạc sĩ Châu Á học
- Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Thời gian học: 2 năm
- Yêu cầu nhập học: 3
- Địa điểm học tập: TP. Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 4
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 24.300.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
Khóa học không được phép thanh toán online, vui lòng gửi đăng ký trực tuyến cho chúng tôi
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Thạc sĩ Châu Á học
- Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Thời gian học: 2 năm
- Yêu cầu nhập học: 3
- Địa điểm học tập: TP. Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 4
Để nộp học phí trực tuyến, bạn cần có thẻ ATM/Debit/Credit của ngân hàng và vui lòng thực hiên các bước bên dưới.
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 24.300.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
-