




Thông tin khóa học

Chương trình
Thạc sĩ Báo chí học – Định hướng ứng dụng
Thành lập năm 1945
Đại học hàng đầu về Khoa học xã hội và nhân văn
109 Giáo sư, Phó Giáo sư 134 Tiến sĩ 115 Thạc sĩ
Thiết lập quan hệ với hơn 200 trường trên thế giới
Trên 90% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp
Tự kiểm định
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Mục tiêu chung
- Đào tạo các Thạc sĩ Báo chí có kiến thức chuyên môn, có kĩ năng nghề nghiệp, có tư duy phản biện, có đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng để hoạt động hiệu quả trong ngành công nghiệp truyền thông Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Mục tiêu cụ thể
- Trang bị cho học viên kiến thức tương ứng với bậc đào tạo thạc sĩ về chuyên ngành báo chí học, vừa đảm bảo tính cơ bản và hiện đại, vừa mở rộng và nâng cao so với bậc cử nhân, phù hợp với thực tiễn hoạt động báo chí truyền thông trong điều kiện mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa.
- Chương trình sẽ giúp người học có nhận thức đúng đắn và chuyên sâu về ngành báo chí truyền thông. Sau khoá học học viên có đủ năng lực làm việc về chuyên môn báo chí truyền thông và có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, hoặc tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực báo chí truyền thông.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Tập trung
- Thời gian đào tạo: 2 năm
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Về văn bằng: Đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành Báo chí, hoặc ngành phù hợp (Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng...).
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Báo chí (Văn học, Ngôn ngữ, Chính trị học, Quốc tế học, Lịch sử, Xã hội học,...) và đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Báo chí.
- Về thâm niên công tác:
- Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp với ngành Báo chí.
- Những người có bằng tốt nghiệp đại học loại trung bình ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành Báo chí và Truyền thông, hoặc tốt nghiệp ngành gần với chuyên ngành Báo chí, phải có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn Báo chí truyền thông (tính từ ngày kí Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi)
- Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần với ngành Báo chí
- Ngành đúng: Báo chí
- Ngành phù hợp: Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng.
- Ngành gần: Văn học, Ngôn ngữ, Chính trị học, Quốc tế học, Xã hội học, Lịch sử.
Có lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận
Có đủ sức khỏe để học tập
CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN TRONG TUYỂN SINH
Thí sinh được ưu tiên trong tuyển sinh thuộc những đối tượng sau:
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên ( tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 ( theo phân chia khu vực tuyển sinh THPT quốc gia hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ( tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Con liệt sĩ
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học
Các đối tượng ưu tiên: phải có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của Đại học Quốc Gia Hà Nội
Mức ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên ( gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ ( thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng 01 điểm ( thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm ( thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực.
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
Hình thức dự tuyển: Xét tuyển hồ sơ và thi tuyển
HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
- Năm 2019, việc đăng ký dự thi tuyển sinh thạc sĩ ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhăn văn được thực hiện trực tuyến. Phần mềm đăng ký dự thi do Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thông tin, DHQGHN xây dựng và được sử dụng thống nhất trong toàn DHQGHN.
Nhiệm vụ của thí sinh:
- Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn. Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.
Thời gian đăng kí dự tuyển online:
- Đợt1: từ 8h00 ngày 20/01/2019 đến 17h00 ngày 11/4/2019.
- Đợt 2: từ 8h00 ngày 27/4/2019 đến 17h00 ngày 05/9/2019.
Địa chỉ cổng đăng ký trực tuyến: http://tssdh.vnu.edu.vn
- Nộp lệ phí tuyển sinh đầy đủ theo quy định.
Lưu ý:
- Thí sinh không đăng ký trực tuyến sẽ không đủ điều kiện để dự thi tuyển sinh.
- Trong thời gian 48 giờ sau khi đăng kí (trừ ngày nghỉ, ngày Lễ), nếu thí sinh không nhận được thông tin phản hồi, đề nghị liên hệ lại với bộ phận tuyển sinh qua số điện thoại 0243.8583957 để kiểm tra kết quả đăng kí dự tuyển.
- Thí sinh dự thi thạc sĩ nộp hồ sơ sau khi có kết quả trúng tuyển và giấy báo nhập học.
- Hội đồng tuyển sinh Sau đại học của Nhà trường sẽ xem xét hủy bỏ kết quả trúng tuyển của thí sinh nếu các thông tin đăng ký dự thi sai lệch với hồ sơ nhập học mà không đáp ứng tiêu chuẩn dự thi.
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO:
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 50 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 07 tín chỉ
- Khối kiến thức nhóm chuyên ngành: 13 tín chỉ
- Bắt buộc: 9 tín chỉ
- Lựa chọn: 4 tín chỉ/ 12 tín chỉ
- Khối kiến thức chuyên ngành 17 tín chỉ
- Bắt buộc 11 tín chỉ
- Lựa chọn 6/18 tín chỉ
- Luận văn thạc sĩ: 13 tín chỉ
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số học phần tiên quyết |
||
Lí thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||
I. Khối kiến thức chung |
7 |
|
|
|
|
||
1 |
PHI 5001 |
Philosophy |
3 |
|
|
|
|
2 |
ENG 5001 |
General English |
4 |
|
|
|
|
RUS 5001 |
General Russian |
||||||
WES 5001 |
General German |
||||||
CHI 5001 |
General Chinese |
||||||
FRE 5001 |
General French |
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số học phần tiên quyết |
||
Lí thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||
II. Khối kiến thức nhóm chuyên ngành |
13 |
|
|
|
|
||
II.1. Bắt buộc |
9 |
|
|
|
|
||
3 |
ENG 6001 |
English for Academic Purposes |
3 |
|
|
|
ENG 5001 |
RUS 6001 |
Russian For Academic Purposes |
RUS 5001 |
|||||
GER 6001 |
German For Academic Purposes |
GER 5001 |
|||||
CHI 6001 |
Chinese For Academic Purposes |
CHI 5001 |
|||||
FRE 6001 |
French For Academic Purposes |
FRE 5001 |
|||||
4 |
JOU 6025 |
Mass Communication Theories |
3 |
39 |
6 |
0 |
|
5 |
JOU 6029 |
Media Research Methodologies |
3 |
39 |
6 |
0 |
|
II.2. Lựa chọn |
4/12 |
|
|
|
|
||
6 |
JOU 6032 |
Sociology in mass communication |
2 |
26 |
0 |
4 |
JOU 6029 |
7 |
JOU 6072 |
PR stretagy and tactics |
2 |
24 |
2 |
4 |
|
8 |
JOU 6017 |
Vietnamese Journalism and Culture |
2 |
26 |
0 |
4 |
|
9 |
POL 6006 |
Political culture and power |
2 |
26 |
0 |
4 |
|
10 |
JOU 6039 |
Convergence and multi media |
2 |
26 |
0 |
4 |
|
11 |
JOU 6071 |
Mass Media & Mass Culture |
2 |
26 |
0 |
4 |
JOU 6025 |
III. Khối kiến thức chuyên ngành |
17 |
|
|
|
|
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số học phần tiên quyết |
||
Lí thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||
III.1. Bắt buộc |
11 |
|
|
|
|
||
12 |
JOU 6026 |
Party’s leadership and media control |
3 |
39 |
6 |
0 |
|
13 |
JOU 6027 |
Broadcast Journalism: Theory and Practice |
4 |
40 |
12 |
8 |
|
14 |
JOU 6028 |
Print and Online Journalism: Theory and Practice |
4 |
40 |
12 |
8 |
|
III.2 |
Lựa chọn |
6/18 |
|
|
|
|
|
15 |
JOU 6005 |
Advanced history of Vietnamese journalism |
2 |
26 |
0 |
4 |
|
16 |
JOU 6009 |
Media Languages |
2 |
26 |
4 |
0 |
|
17 |
JOU 6006 |
Journalistic products |
2 |
20 |
4 |
6 |
|
18 |
JOU 6007 |
Culture, art and media practice |
2 |
26 |
0 |
4 |
JOU 6017 |
19 |
JOU 6018 |
Journalism in developed countries |
2 |
26 |
0 |
4 |
|
20 |
JOU 6019 |
Journalism on international affairs |
2 |
26 |
0 |
4 |
|
21 |
JOU 6037 |
Media Economics |
2 |
26 |
0 |
4 |
|
22 |
JOU 6008 |
History of media research |
2 |
26 |
0 |
4 |
|
23 |
JOU 6011 |
Future trends of media |
2 |
26 |
0 |
4 |
|
IV. |
JOU 7201 |
Luận văn (Thesis) |
13 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
50 |
|
|
ĐÁNH GIÁ:
- Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN, học viên bắt buộc phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
Kiến thức chung
- Học viên hiểu và vận dụng được kiến thức và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng, có giác ngộ chính trị và lập trường giai cấp vững vàng;
- Học viên hiểu và sử dụng được các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn áp dụng trong lĩnh vực báo chí và truyền thông, đồng thời nắm vững những kiến thức về quản lí trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Học viên sử dụng được ngoại ngữ trong hoạt động giao tiếp và trao đổi chuyên môn.
- Về kỹ năng
- Về phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp
Kiến thức nhóm chuyên ngành
- Học viên nắm vững các cách tiếp cận lí thuyết và thực tiễn của ngành báo chí truyền thông, để giúp họ, cũng như đơn vị, tổ chức mà họ đã, đang và sẽ làm việc, đáp ứng được đòi hỏi ngày một cao của xã hội tri thức bằng cách sáng tạo và truyền tải các sản phẩm truyền thông có chất lượng cao cả về nội dung và hình thức thể hiện;
- Hiểu biết sâu sắc về vai trò của truyền thông và báo chí trong xã hội. Học viên có nhận thức và biết đánh giá đúng những vấn đề về luật pháp và đạo đức nghề nghiệp trong tác nghiệp báo chí truyền thông
- Hiểu được quá trình lịch sử và phát triển của tự do ngôn luận, tự do báo chí nói chung và đặc biệt là các bộ luật liên quan đến hoạt động Báo chí ở VN;
- Nắm vững và phân tích được các vấn đề đạo đức báo chí liên quan khi phân tích các trường hợp vi phạm, chỉ ra được triết lí và những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp cần phải lưu tâm đối với những trường hợp này;
- Học viên sẽ phát triển khả năng hiểu biết về lịch sử, về sự phát triển của công nghệ truyền thông, quá trình và cách thức mà lịch sử để lại dấu ấn của mình cho xã hội hiện đại;
- Học viên có thể nhớ được một số dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành công nghiệp truyền thông;
- Học viên thể hiện được sự hiểu biết của mình về cách mà sự phát triển của các phương tiện truyền thông tác động đến từng cá nhân và xã hội;
- Nắm vững các phương pháp nghiên cứu truyền thông đại chúng, học viên có khả năng thấu hiểu và thể hiện nhận thức của mình về báo chí hiện nay cũng như xu thế phát triển của báo chí truyền thông trong tương lai.
Kiến thức chuyên ngành
- Có khả năng thực hiện và đánh giá được hoạt động tác nghiệp báo chí, cũng như xây dựng các phương thức chuyển tải thông tin báo chí hiệu quả;
- Hiểu biết sâu sắc về các khái niệm nền tảng cho quá trình truyền thông, hiệu quả truyền thông, và những vấn đề nội tại của ngành công nghiệp truyền thông;
- Nắm vững các kĩ năng chuyên sâu của người làm truyền thông. Thể hiện được khả năng viết rõ ràng, trung thực, chính xác trên tất cả các loại hình, và thể loại, cho các đối tượng khác nhau: cho công chúng đại trà, cho các tổ chức, hay cho giới nghiên cứu hàn lâm;
- Thể hiện khả năng viết súc tích, rõ ràng, có tính thuyết phục;
- Thể hiện khả năng viết trên các loại hình báo chí, lựa chọn hình thức thể hiện phù hợp với chủ đề, phù hợp với đối tượng công chúng tiếp nhận và yêu cầu về sản phẩm đầu ra;
- Có khả năng đánh giá công việc của bản thân và những người khác một cách khách quan, công bằng, chính xác;
- Thể hiện trình độ ngoại ngữ lưu loát;
- Học viên phát triển khả năng nhận thức và đánh giá được sự khác biệt giữa các nhóm công chúng trong cộng đồng đa dạng của xã hội, và xử lí vấn đề này trong hoạt động truyền thông;
- Học viên biết cách viết và nói về những vấn đề đa dạng của xã hội (như đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa…) thông qua các phương tiện truyền thông;
- Học viên sẽ biết cách thể hiện các vấn đề đa dạng của xã hội thông qua các hình thức chuyển tải thông tin phù hợp;
- Hiểu về quản lí và lãnh đạo báo chí truyền thông trong kỷ nguyên kĩ thuật số, và thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa;
- Có khả năng đọc hiểu có tính phản biện, nghiên cứu độc lập, có khả năng xét đoán, tìm tư liệu, xử lí thông tin, khái quát, tổng hợp vấn đề;
- Các sản phẩm báo chí của học viên sẽ thể hiện được bằng chứng về những phân tích sâu sắc, phản biện, và khả năng sáng tạo;
- Có khả năng trả lời được các câu hỏi để chứng tỏ rằng họ đã nắm vững, hiểu và suy nghĩ một cách duy lí, có tính phản biện khi đưa tin về các tin tức địa phương, trong nước và quốc tế;
- Thể hiện khả năng hiểu biết về giá trị của tin tức báo chí và biết vận dụng điều này khi thực hiện các sản phẩm truyền thông;
- Thể hiện được khả năng triển khai công việc độc lập;
- Học viên sẽ thể hiện sự hiểu biết về các phương tiện truyền thông hiện đại và khả năng hạn chế, cũng như tác động của chúng tối với người sản xuất thông điệp, cũng như công chúng tiếp nhận;
- Học viên biết cách chọn lựa các phương tiện phù hợp để chuyển tải thông điệp đến công chúng, và biết cách đánh giá sự khác biệt về tác động, ảnh hưởng và hiệu quả của mỗi loại lựa chọn;
- Học viên thể hiện khả năng sử dụng các phương tiện và công nghệ phù hợp đối với lĩnh vực chuyên môn mà họ lựa chọn.
- Yêu cầu đối với luận văn tốt nghiệp
- Đề tài luận văn là một vấn đề về khoa học, công nghệ hoặc quản lí cụ thể về Báo chí. do người hướng dẫn đề nghị và được bộ môn hoặc Hội đồng khoa học và đào tạo của Khoa Báo chí và Truyền thông thông qua, được Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH và NV ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) thì phải được tác giả đồng ý và trích dẫn tường minh;
- Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lí thuyết và thực hành trong lĩnh vực Báo chí và Truyền thông, phương pháp giải quyết vấn đề đã đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập;
- Về kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ
- Kết thúc khóa học, học viên nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, phương pháp nghiên cứu chuyên ngành báo chí truyền thông, cùng những kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn để có thể độc lập, sáng tạo trong thực tiễn hoạt động tác nghiệp truyền thông, trong nghiên cứu và giảng dạy về Báo chí học.
- Nắm vững các phương pháp điều tra, thu thập thông tin, thẩm định, xử lí thông tin, quy trình sáng tạo tác phẩm truyền thông hiện đại.
- Học viên thể hiện được khả năng thu thập và đánh giá thông tin từ các nguồn tin đa dạng như sách vở, tài liệu, internet, nhân chứng,…
- Học viên thể hiện được khả năng xác định nguồn tin phù hợp, khách quan, phỏng vấn, thu thập thông tin từ nguồn tin, và thể hiện chính xác, trung thực thông tin đó.
- Học viên thể hiện được khả năng áp dụng những cách thức xử lí, phân tích và diễn giải số liệu.
- Học viên thể hiện được khả năng và kĩ năng thực hiện tin, bài, các tài liệu khác hoặc các phân tích tích đánh giá về truyền thông một cách rõ ràng, chính xác, dể hiểu, cân bằng và có sức thuyết phục
- Học viên sẽ phát triển khả năng thể hiện các sản phẩm báo chí có chất lượng cao trên các loại hình báo chí
- Học viên thể hiện khả năng hiểu về các khái niệm và áp dụng các lí thuyết trong việc thể hiện thông tin và hình ảnh.
- Học viên thực hiện được các tài liệu về quan hệ công chúng, và có thể đại diện cho khách hàng hướng tới đối tượng công chúng đích.
- Học viên có thể bước đầu viết các bài viết luận, hay bài báo khoa học, có tình hàn lâm phân tích về vai trò của truyền thông truyền thống và hiện đại đối với xã hội.
- Có kĩ năng lập kế hoạch và triển khai việc xây dựng, duy trì và phát triển quan hệ giữa các thành viên trong nhóm làm việc sản xuất tác phẩm báo chí truyền thông.
- Có khả năng so sánh sự khác nhau trong xu hướng làm báo trước kia và hiện nay, từ đó, đề xuất xu hướng phát triển của báo chí trong tương lai.
- Áp dụng các cách hành xử có đạo đức trong hoạt động tác nghiệp báo chí, QHCC và nghiên cứu truyền thông.
- Có kĩ năng thuần thục trong việc sử dụng trang thiết bị của ngành công nghiệp truyền thông
TỐT NGHIỆP:
- Điều kiện tốt nghiệp
Học viên được xét công nhận tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Trong thời gian học tập của khóa học;
- Đạt yêu cầu bảo vệ thành công luận văn;
- Đã nộp bản luận văn, tóm tắt luận văn, kèm theo đĩa compact (CD) ghi toàn bộ nội dung luận văn, tóm tắt luận văn, giới thiệu luận văn bằng tiếng Việt và tiếng Anh kèm theo phần mềm để đọc các nội dung đó (nếu cần) cho Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội để đưa vào cơ sở dữ liệu số hóa;
- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, học viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Học viên không đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp chứng nhận điểm các học phần đã hoàn thành trong chương trình đào tạo và được cấp các chứng chỉ theo các khối kiến thức đã hoàn thành. Thủ trưởng đơn vị đào tạo cấp chứng nhận điểm học phần và chứng chỉ khối kiến thức cho học viên.
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN
Địa chỉ: số 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.
Đánh giá bởi học viên đã theo học
Đánh giá trung bình
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
-
0%
Gợi ý dành cho bạn
Thạc sĩ Quản trị nguồn nhân lực MBS 1+1 - MMngt HRM
Massey University
- AACSB
- Tp. Hồ Chí Minh
- 2 năm
- Tháng 4,10
- Liên hệ 5.00
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Tự kiểm định
- Hải Phòng
- 2 năm
- Linh động
- 43.900.000 ₫ 44.000.000 đ 0.00
Thạc sĩ Hệ thống thông tin
Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Tự kiểm định
- Hải Phòng
- 2 năm
- Linh động
- 43.900.000 ₫ 44.000.000 đ 0.00
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Thạc sĩ Báo chí học – Định hướng ứng dụng
- Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Thời gian học: 2 năm
- Yêu cầu nhập học: 3
- Địa điểm học tập: TP. Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 4
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 24.300.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
Khóa học không được phép thanh toán online, vui lòng gửi đăng ký trực tuyến cho chúng tôi
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Thạc sĩ Báo chí học – Định hướng ứng dụng
- Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Thời gian học: 2 năm
- Yêu cầu nhập học: 3
- Địa điểm học tập: TP. Hà Nội
- Khai giảng: Tháng 4
Để nộp học phí trực tuyến, bạn cần có thẻ ATM/Debit/Credit của ngân hàng và vui lòng thực hiên các bước bên dưới.
Chi tiết khoản Học phí
- Học phí: 24.300.000 ₫
- Học phí ưu đãi: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- Chi tiết
- Số tiền
- Phí ghi danh(nộp đăng ký) Miễn phí
- Sách giáo khoa: Miễn phí
- Kỳ I: Miễn phí
- Kỳ II: Miễn phí
- Tổng cộng: 24.300.000 ₫
- © 2017 Edunet.All rights reserved.
-