Tiền thân: 1862
Tiên tiến
Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành
Trường Đại học lớn trong khu vực và trên thế giới
2 cơ sở tại Hà Nội
Hàng trăm nhà khoa học trong nước
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo đại học liên thông đối với từng ngành đào tạo là chương trình đào tạo hệ đại chính qui của ngành học đó đang được thực hiện tại trường Đại học Điện lực.
Trên cơ sở chương trình đào tạo đại học chính quy đang được thực hiện tại Đại học Điện lực; dựa vào danh mục đào tạo cấp 4 của Bộ giáo dục vào đào tạo và Bộ lao động Thương binh & Xã hội, phân loại bằng tốt nghiệp cao đẳng của người dự tuyển liên thông theo các nhóm:
+ Nhóm 1: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
+ Nhóm 2:
- Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
- Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
- Kỹ thuật điện
+ Nhóm 3: các ngành, nghề khác thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật và kỹ thuật
Mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu chung
- Chương trình khung giáo dục đại học ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông (CNKTĐTVT) trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ, đồng thời có khả năng thích ứng với sự thay đổi của CNKTĐTVT.
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp về điện tử, viễn thông, bưu điện, các viện nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông.
- Mục tiêu cụ thể
Phẩm chất
- Có phẩm chất đạo đức và đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kiến thức
- Được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành, có kỹ năng thực hành cao về CNKTĐTVT, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và xã hội.
Kỹ năng
- Nắm vững các kỹ thuật cơ bản của lĩnh vực điện tử – viễn thông, có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử, viễn thông, tìm hiểu, nghiên cứu, phát triển ứng dụng CNKTĐTVT trong công nghiệp và trong đời sống dân dụng.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Tập trung
- Thời gian đào tạo: 2 năm
ĐỐI TƯỢNG & ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN:
- Tuyển sinh sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề của ngành tuyển sinh hoặc ngành gần với ngành tuyển sinh của tất cả các trường trên địa bàn cả nước.
- Nộp hồ sơ dự tuyển theo đúng mẫu quy định của nhà trường
- Đạt yêu cầu tuyển sinh theo qui định của trường
- Đủ sức khỏe để học tập
HÌNH THỨC DỰ TUYỂN:
- Xét tuyển hồ sơ
HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
- Phiếu đăng ký xét tuyển (Thí sinh tải mẫu phiếu tại trên cổng thông tin tuyển sinh của trường Đại học Điện lực tuyensinh.epu.edu.vn; khai đầy đủ vào 02 phiếu, lấy xác nhận vào phiếu theo hướng dẫn nộp cùng với các giấy tờ khác khi nộp hồ sơ)
- Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp) cao đẳng, trung cấp.
- 02 Bản sao công chứng bảng điểm hệ cao đẳng hoặc trung cấp. Nếu thí sinh tốt nghiệp hệ cao đẳng liên thông phải gửi kèm bảng điểm hệ trung cấp.
(Hồ sơ phải được dựng trong túi đựng hồ sơ mua tại các nhà sách)
- Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển:
Đợt 1: từ 20/01/2019 đến 30/7/2019; nhập học tháng 8/2019
Đợt 2: Từ 01/8/2019 đến 30/11/2019; nhập học tháng 12/2019
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO:
Khối lượng toàn khóa: 71 tín chỉ
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
TT | Năm thứ | Kỳ | Mã môn | Tên môn học | TC | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Ghi chú |
1 | 1 | 1 | 8204003 |
|
2 | 2 | 2 | 2 | |
2 | 1 | 1 | 8205007 |
|
2 | 2 | 2 | ||
3 | 1 | 1 | 8201014 |
|
2 | 2 | |||
4 | 1 | 1 | 8205308 |
|
3 | 3 | 3 | 3 | |
5 | 1 | 2 | 8205003 |
|
2 | 2 | 2 | 2 | |
6 | 1 | 2 | 8205006 |
|
2 | 2 | |||
7 | 1 | 2 | 8205076 |
|
2 | 2 | 2 | 2 | |
8 | 1 | 2 | 8205080 |
|
3 | 3 | 3 | 3 | |
9 | 1 | 2 | 8205030 |
|
3 | 3 | |||
10 | 1 | 2 | 8201312 |
|
4 | 4 | 4 | 4 | |
11 | 1 | 2 | 8205036 |
|
3 | 3 | 3 | 3 | |
12 | 1 | 2 | 8205014 |
|
2 | 2 | 2 | 2 | |
13 | 1 | 2 | 8205013 |
|
2 | 2 | 2 | 2 | |
14 | 1 | 2 | 8205032 |
|
3 | 3 | 3 | 3 | |
15 | 2 | 3 | 8205302 |
|
1 | 1 | 1 | 1 | |
16 | 2 | 3 | 8205020 |
|
1 | 1 | 1 | 1 | |
17 | 2 | 3 | 8205082 |
|
3 | 3 | 3 | ||
18 | 2 | 3 | 8203009 |
|
2 | 2 | 2 | 2 | |
19 | 2 | 3 | 8205028 |
|
3 | 3 | 3 | ||
20 | 2 | 3 | 8203319 |
|
2 | 2 | 2 | 2 | |
21 | 2 | 3 | 8205026 |
|
2 | 2 | 2 | 2 | |
22 | 2 | 3 | 8205307 |
|
3 | 3 | 3 | 3 | |
23 | 2 | 3 | 8205309 |
|
3 | 3 | 3 | 3 | |
24 | 2 | 3 | 8205311 |
|
2 | 2 | 2 | 2 | |
25 | 2 | 4 | 8205319 |
|
10 | 10 | 10 | 10 | |
26 | 2 | 4 | 8205067 |
|
4 | 4 | 4 | 4 | |
Tổng | 71 | 56 | 64 | 71 |
ĐÁNH GIÁ:
- Thang điểm
- Yêu cầu đánh giá
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo .... của trường ...., học viên bắt buộc phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
- Hiểu và vận dụng tốt các kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng và công cụ tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông vào công việc chuyên môn;
- Có các kiến thức khoa học tự nhiên để giải các bài toán thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông;
- Có hiểu biết về những ảnh hưởng, tác động của các giải pháp công nghệ kỹ thuật tới xã hội và toàn cầu;
- Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc
- Về kỹ năng:
- Có khả năng thực hiện các thí nghiệm, đo lường; phân tích diễn giải các kết quả và ứng dụng vào cải tiến các quy trình công nghệ;
- Có khả năng thiết kế các hệ thống, các mạng, các phần tử, hoặc các quy trình công nghệ trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông;
- Có khả năng phát hiện các vấn đề trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông; phân tích và giải quyết chúng;
- Có khả năng viết, thuyết trình, sử dụng các công cụ biểu đồ, hình ảnh cho việc trao đổi thông tin, kiến thức trong môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; có khả năng tìm kiếm và sử dụng các tài liệu kỹ thuật phục vụ cho công việc;
- Có khả năng hiểu và vận dụng các kiến thức về phân tích và thiết kế mạch, lập trình máy tính và sử dụng các phần mềm chuyên dụng, điện tử tương tự và số và các tiêu chuẩn kỹ thuật điện tử, viễn thông để thực hiện các công việc lắp đặt, thử nghiệm, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống điện tử, viễn thông;
- Có khả năng áp dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, toán đại số và lượng giác hoặc cao hơn để thực hiện các công việc lắp đặt, thử nghiệm, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống điện tử, viễn thông;
- Có khả năng phân tích, thiết kế và chế tạo một hoặc một số các hệ thống sau: hệ thống điện tử, hệ thống máy tính, hệ thống viễn thông, hệ thống robot, hệ thống điện tử y tế;
- Có khả năng áp dụng các kiến thức và kỹ thuật về quản lý dự án trong lĩnh vực điện tử, viễn thông;
- Có khả năng sử dụng một hoặc một vài công cụ toán học như toán vi phân, tích phân, xác suất, thống kê, các phép biến đổi để hỗ trợ cho việc thiết kế các hệ thống điện tử, viễn thông;
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
- Về phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp
- Có khả năng làm việc hiệu quả với vai trò là thành viên hoặc nhóm trưởng trong một nhóm kỹ thuật;
- Có ý thức không ngừng học hỏi và trau dồi nghề nghiệp, có khả năng tự định hướng để phát triển sự nghiệp;
- Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp cao, tôn trọng sự khác biệt;
- Có ý thức về đảm bảo chất lượng, tiến độ và liên tục cải tiến trong công việc
TỐT NGHIỆP:
- Điều kiện tốt nghiệp
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Chuyên ngành Điện tử viễn thông:
- Kỹ sư điện tử viễn thông có thể làm các công việc: thiết kế, chế tạo, lập trình, tư vấn, thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, công trình viễn thông; quản lý, giám sát, điều hành, kinh doanh các sản phẩm, mạng lưới và dịch vụ viễn thông; giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực điện tử viễn thông… tại các nhà mạng (VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, Gtel, VietnamMobile,…); các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thiết bị điện tử, viễn thông; các cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng thiết bị điện tử viễn thông khác (hàng không, phát thanh-truyền hình, an ninh-quốc phòng, điện lực, dầu khí…); các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực điện tử viễn thông; có thể tự tạo lập, phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành.
Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử: Kỹ sư điện tử có thể làm các công việc:
- nghiên cứu phát triển, thiết kế, chế tạo, tư vấn, thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện tử; quản lý, giám sát, điều hành, kinh doanh các sản phẩm, dây chuyền, hệ thống thiết bị điện tử; giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực điện tử…tại các nhà máy sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử (Intel, Samsung, Cannon, LG, Hanel,…); các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện tử; các cơ quan, tổ chức, nhà máy quản lý và sử dụng dây chuyền công nghệ, hệ thống thiết bị điện tử vào công tác, sản xuất, kinh doanh (an ninh-quốc phòng, điện lực, dầu khí, giao thông vận tải, phát thanh-truyền hình, viễn thông…); tại các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực điện tử; có thể tự tạo lập, phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành
Chuyên ngành Thiết bị Điện tử y tế:
- Kỹ sư về điện tử y tế có thể làm các công việc nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chế tạo, triển khai, vận hành, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, hệ thống thiết bị điện tử và điện tử y tế (thiết bị đo, chẩn đoán hình ảnh, thiết bị xét nghiệm, dụng cụ phẫu thuật, hỗ trợ điều trị…) tại các bệnh viện, các cơ sở y tế, các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp thiết bị điện tử và điện tử y tế, các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực thiết bị điện tử và điện tử y tế; có thể tự tạo lập, phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành.
Chuyên ngành Điện tử máy tính:
- Các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử và Kỹ thuật máy tính có thể làm việc với vai trò: kỹ sư tại các công ty, nhà máy sản xuất, lắp đặt, bảo trì và kinh doanh các thiết bị điện tử - viễn thông và máy tính (SAMSUNG, CMC, VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, VNPT,…); lập trình viên, đặc biệt là lập trình các phần mềm nhúng trên các thiết bị di động, các vi xử lý-vi điều khiển trong các hệ thống công nghiệp, xe ô tô, điện gia dụng, ngôi nhà thông minh,… tại các công ty phần mềm (FPT Software, VNPT Software,..); nghiên cứu viên trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực liên quan đến điện tử, viễn thông, tin học…với vai trò nghiên cứu phát triển sản phẩm, giải pháp mới; kỹ sư lập dự án, thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì, giám sát, điều hành kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng, kinh doanh các sản phẩm điện tử - máy tính; giảng viên tại các cơ sở đào tạo liên quan đến chuyên ngành điện tử viễn thông; Điện tử và kỹ thuật máy tính
Chuyên ngành Điện tử Robot:
- Các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử và Robot có thể làm việc với vai trò: Kỹ sư thiết kế, chế tạo robot; Kỹ sư thiết kế, lập trình các ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho các sản phẩm công nghệ “thông minh”; Cán bộ phân tích số liệu, dự báo sự thay đổi của số liệu trong tương lai… tại các cơ sở nghiên cứu, phát triển, sản xuất robot; các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị robot, điện tử, tự động hóa; các nhà máy, xí nghiệp quản lý và sử dụng dây chuyền công nghệ, hệ thống thiết bị điện tử, tự động hóa ứng dụng robot vào công tác, sản xuất, kinh doanh (an ninh-quốc phòng, điện lực, dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, hóa chất, cơ khí, điện tử, viễn thông…); tại các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin; có thể tự tạo lập, phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Trường Đại học Điện lực
- Cơ sở 1: 235 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
- Cơ sở 2: Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội.
-
mục tiêu đào tạo ra sao ad
-
cảm ơn ad
-
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông (CNKTĐTVT) trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ, đồng thời có khả năng thích ứng với sự thay đổi của CNKTĐTVT.
-
-
sau khi tốt nghiệp mình muốn xin học bổng đi du học được không ạ
-
ok ad cảm ơn ad nhiều ạ
-
để mình liên hệ với bạn tư vấn cho tiện
-
-
điều kiện để tốt nghiệp nhứ thế nào ad
-
cảm ơn ad, ad rất có tâm
-
để mình gửi chi tiết cho bạn nhé
-