Dân lâp
68.000 m2
1.217 giảng viên
111.390 sinh viên
20.000+ sách in, 126 loại tạp chí
98% sinh viên có việc làm ngay
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Chương trình này nhằm mục tiêu đào tạo Chuyên gia tài chính, có kiến thức và nghiệp vụ về mọi lĩnh vực hoạt động tài chính - tiền tệ, đặc biệt chuyên sâu về Tài chính công và Tài chính doanh nghiệp, thành thạo công tác kế toán và kiểm toán, sử dụng được ngoại ngữ và công cụ tin học trong các hoạt động của mình.
Sinh viên ra trường có khả năng đáp ứng các nhiệm vụ sau:
- Phụ trách Tài chính - Kế toán của một doanh nghiệp, một đơn vị sự nghiệp, một xí nghiệp công ích, một đơn vị kế toán công.
- Xử lý các nghiệp vụ về tài chính, tiền tệ, tín dụng, thanh toán trong các cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan, Kho bạc nhà nước, Công ty bảo hiểm, Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư, Ngân hàng thương mại.
- Thẩm định Báo cáo tài chính của doanh nghiệp; thẩm định và quản lý tài chính các dự án đầu tư.
- Nghiên cứu, đề xuất ý kiến nhằm bổ sung, sửa đổi các chế độ chính sách về tài chính.
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hình thức đào tạo: Tập trung
- Thời gian đào tạo: 02 - 04 năm.
Thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, các buổi tối
ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN
- Đối tượng Tốt nghiệp cấp THPT.
- Môn thi: Toán, Lý, Hoá.
- Thời gian đào tạo: 04 năm
- Đối tượng học liên thông lên Đại học: Tốt nghiệp từ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên.
- Môn thi: 1 môn cơ bản, 1 môn cơ sở, 1 môn chuyên ngành
- Thời gian đào tạo: 03 năm.
- Đối tượng học Văn bằng 2: Tốt nghiệp 01 bằng Đại học.
- Môn thi và xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo và của Trường
- Thời gian đào tạo: từ 2 - 2,5 năm.
Số ĐVHT |
|
I- Kiến thức giáo dục đại cương |
9 |
1. Triết học Mác-Lênin |
3 |
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 |
3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
3 |
II- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
171 |
a- Kiến thức cơ sở |
27 |
1. Kinh tế học Mác-Lênin |
6 |
2. Kinh tế học vi mô, vĩ mô |
6 |
3. Thống kê học |
3 |
4. Khoa học quản lý |
3 |
5. Luật kinh tế (I, II, III) |
9 |
b- Kiến thức ngành |
84 |
1. Lý thuyết tiền tệ và tài chính |
3 |
2. Nguyên lý kế toán |
3 |
3. Tài chính công |
3 |
4. Thuế |
6 |
5. Ngân sách Nhà nước |
3 |
6. Kho bạc Nhà nước |
3 |
7. Kế toán công |
3 |
8. Tài chính các đơn vị sự nghiệp |
3 |
9. Tài chính doanh nghiệp |
6 |
10. Kế toán doanh nghiệp |
3 |
11. Kế toán quản trị |
3 |
12. Thẩm định Báo cáo tài chính của doanh nghiệp |
6 |
13. Phân tích tài chính các hoạt động kinh doanh |
3 |
14. Định giá tài sản |
3 |
15. Quản lý dự án |
3 |
16. Thẩm định và quản lý tài chính Dự án đầu tư |
3 |
17. Thị trường tài chính |
3 |
18. Chứng khoán |
3 |
18. Chứng khoán |
3 |
19. Bảo hiểm |
3 |
21. Tiền tệ quốc tế và thanh toán quốc tế |
3 |
22. Kiểm toán căn bản |
3 |
23. Kế toán máy |
3 |
24. Toán tài chính |
3 |
25. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán |
3 |
c- Kiến thức bổ trợ |
45 |
1. Kỹ năng sử dụng máy vi tính |
21 |
2. Ngoại ngữ (tiếng Anh) |
24 |
d- Ôn tập. Thi tốt nghiệp |
15 |
Tổng cộng |
180 |
ĐÁNH GIÁ
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Cử nhân Tài chính – hệ tại chức của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, sinh viên bắt buộc phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:
- Về kiến thức
- Hoàn thành khối lượng kiến thức toàn khóa theo thời gian học
- Hiểu biết về lý luận chính trị kinh tế – xã hội và pháp luật trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Nắm vững, am hiểu kiến thức về tài chính: tài chính công, ngân sách Nhà nước, thị trường tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế, ngân hàng thương mại và các hoạt động khác có liên quan làm nền tảng tiếp thu kiến thức chuyên ngành và linh hoạt chuyển đổi ngành học khi cần thiết.
- Có kiến thức toàn diện, cơ bản về quy trình quản lý tài chính, biết cách: chuẩn bị kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện, theo dõi và đánh giá quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch này ở các cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính và ở các doanh nghiệp.
- Biết cách phân tích các thông tin tài chính và quản trị rủi ro để tham mưu cho các cấp chính quyền trung ương, tỉnh, huyện, xã và lãnh đạo các doanh nghiệp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả.
- Có khả năng tự cập nhật những vấn đề mới và những thay đổi của quy phạm pháp luật như: Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công, Luật doanh nghiệp, Luật thuế, Luật bảo hiểm… để phục vụ cho công việc chuyên môn.
- Nắm vững, am hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính công và NSNN; về thuế và quản lý thuế.
- Am hiểu các vấn đề cơ bản về kế toán, hoạt động ngân hàng, tiền tệ ; về tài chính quốc tế và thanh toán quốc tế .sử dụng công cụ thuế trong hội nhập kinh tế quốc tế; các nguyên tắc, cam kết quốc tế về thuế.
- Am hiểu kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp, và quản trị tài chính doanh nghiệp.
- Có kiến thức toàn diện về các nội dung kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, cụ thể: hiểu rõ về việc kinh doanh bảo hiểm; quản lý quỹ và đầu tư vốn; giám định tổn thất; nắm vững các quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm; các kiến thức bổ trợ về kinh doanh bảo hiểm để phục vụ cho công tác chuyên môn.
- Kiến thức về tài chính trong hoạt động phân tích và quản lý rủi ro tài chính một cách hiệu quả, dự báo và quản lý các vấn đề liên quan đến tài chính, tiền tệ và ngân hàng nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính khu vực công, các doanh nghiệp trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại và các định chế tài chính trung gian phi ngân hàng, hoạt động của thị trường tài chính và tài chính quốc tế.
- Biết cách sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ cho công tác chuyên môn; hiểu và vận dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn, công tác nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính; có khả năng tìm hiểu phân tích, đánh giá tình hình kinh tế, tài chính trong nước và quốc tế.
- Về kĩ năng
Kỹ năng cứng
- Có kỹ năng tổng hợp phân tích dữ liệu thông tin tài chính vĩ mô, vi mô phục vụ cho nhu cầu công việc;
- Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ hiệu quả;
- Có kỹ năng phát hiện, viết, trình bày, phân tích và phản biện các vấn đề thuộc nghiệp vụ chuyên ngành;
Có kỹ năng thực hiện các thao tác nghiệp vụ trong quy trình quản lý tài chính công, như:
- Kỹ năng lập dự toán thu, chi
- Kỹ năng kiểm soát thu, chi
- Kỹ năng đọc và phân tích các báo cáo tài chính
- Kỹ năng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý tài sản vốn
- Kỹ năng thẩm định, quyết toán, đánh giá các kết quả hoạt động quản lý tài chính và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Kĩ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp: Có tác phong chuyên nghiệp và khả năng hoàn thành mục tiêu trong giao dịch với các chủ thể liên quan; khả năng tiếp nhận yêu cầu và tạo dựng sự hài lòng trong giao tiếp với các đối tượng khách hàng được phân công;
- Kỹ năng thuyết trình các vấn đề về chuyên môn: Có kỹ năng tổ chức trình bày, diễn đạt và truyền đạt tốt các vấn đề chuyên môn, giúp cho người nghe có thể hiểu rõ, thuyết phục và tạo sự đồng thuận của người nghe;
- Kỹ năng tư duy độc lập: Có kiến thức cơ sở vững chắc, kỹ năng tiếp cận, tư duy và tìm được phương án tốt nhất để giải quyết các vấn đề một cách độc lập;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm: Có kỹ năng tổ chức làm việc theo nhóm, chia sẻ ý kiến và thảo luận với các thành viên trong nhóm; có khả năng lãnh đạo nhóm, phân công nhiệm vụ, tạo động lực, giám sát hoạt động của nhóm, định hướng và nêu các ý tưởng mới về công việc, về sản phẩm của nhóm, tổng kết các vấn đề đưa ra thảo luận nhóm;
- Về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức tốt; ý thức đầy đủ và tuyệt đối tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; có tinh thần trách nhiệm công dân theo các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Quyết định số 50/2007/QĐBGD&ĐT;
- Có trách nhiệm cao với các công việc được giao; luôn có tinh thần cầu thị, xây dựng và thực hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp; có tư cách, tác phong đáp ứng chuẩn mực của ngành; tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp; có trách nhiệm xã hội tốt đối với tập thể đơn vị và đối với cộng đồng;
- Tinh thần, thái độ phục vụ tận tụy; tôn trọng khách hàng; tuân thủ các quy định về chuyên môn nghiệp vụ; tuân thủ luật pháp và qui định của cơ quan làm việc; có ý thức xây dựng tập thể đơn vị;
- Luôn ý thức và có khả năng tốt trong cập nhật kiến thức để tự nâng cao trình độ chuyên môn; luôn chủ động, sáng tạo trong công tác.
TỐT NGHIỆP
- Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình Cử nhân Tài chính – hệ tại chức của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ có thể đảm nhiệm công việc tại các vị trí như sau:
- Công tác tại khối các cơ quan quản lý: đảm nhiệm vị trí từ chuyên viên trở lên ở tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt, các vị trí thuộc hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về Tài chính – Ngân hàng (Bộ tài chính, Hệ thống thuế, Kho bạc Nhà nước, Hải quan, Dự trữ quốc gia; Các cơ quan tài chính địa phương (tỉnh, huyện, xã)
- Công tác tại khối doanh nghiệp: đảm nhiệm vị trí từ chuyên viên trở lên thuộc khối quản trị tài chính, kế toán, kiểm toán ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước (Sở Giao dịch Chứng khoán; các doanh nghiệp; các ngân hàng; các công ty bảo hiểm; các công ty chứng 3 khoán; các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; các công ty tài chính; công ty thẩm định giá và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác);
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ.
- Năng lực tiếp tục theo học các chương trình đào tạo trình độ cao hơn.
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Địa chỉ: số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội