- Trang chủ
- Danh sách trường
- Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông






Chương trình đào tạo
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – trường đại học công lập trực thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông thực hiện sứ mạng nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thông tin và truyền thông với mục tiêu “Xây dựng học viện công nghệ bưu chính viễn thông trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông tại Việt Nam”.
Lịch sử phát triển trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông:
07/09/1953 |
Thành lập trường Đại học Bưu điện – Vô tuyến điện |
17/09/1966 |
Thành lập Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện RIPT |
08/04/1975 |
Thành lập Viện Kinh tế Bưu điện ERIPT |
28/05/1988 |
Thành lập Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông II (PTTC2) |
11/07/1997 |
Thành lập Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trên cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn BCVT Việt Nam) bao gồm:
|
17/09/1997 |
Công bố Quyết định thành lập Học viện Công nghệ BCVT |
22/3/1999 |
Thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin CDIT trực thuộc Học viện |
1/7/2014 |
Học viện được điều chuyển từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông về Bộ Thông tin và Truyền thông, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ với vị thế là trường đại học, trung tâm nghiên cứu trọng điểm của Ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam. |
Tầm nhìn:
- Đến năm 2030, Học viện trở thành tổ chức giáo dục – đào tạo, nghiên cứu có tính cạnh tranh, hội nhập quốc tế cao và nằm trong nhóm 20 trường đại học đứng đầu về chất lượng giáo dục – đào tạo và năng suất nghiên cứu khoa học của Việt Nam.
Sứ mạng:
- Sứ mạng của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là sáng tạo và chuyển giao tri thức cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đáp ứng thực tiễn phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.
Ý nghĩa logo Học viện:
- Hình khối của logo
- Logo của Học viện thể hiện hình ảnh cô đọng nhất về Học viện. Khối Logo của Học viện bao gồm hình tròn và hình vuông. Theo quan niệm Á Đông, hình tròn tượng trưng cho sự sinh tồn vĩnh cửu của tự nhiên, nói lên sự đầy đủ, thịnh vượng và phát triển. Cũng theo ý nghĩa triết học Phương Đông, logo Học viện thể hiện mối quan hệ cơ bản: Thiên (tròn) – Địa (vuông) – Nhân (Học viện); trong đó Học viện là trung tâm. Cấu trúc logo mở thể hiện Học viện gắn liền với thực tiễn, với xã hội và luôn phát triển không ngừng.
- Ba vòng tròn quyện vào nhau và chuyển hóa sang nhau thể hiện 3 gắn kết: Đào tạo – Nghiên cứu – Sản xuất Kinh doanh.
- Hình ảnh quyển sách mở rộng và mô hình cấu trúc nguyên tử: biểu tượng 2 hoạt động chính của Học viện là đào tạo và nghiên cứu
- Chữ PTIT (tên viết tắt tiếng Anh của Học viện – Posts & Telecoms Institute of Technology) đồng thời là Bưu chính (P), Viễn thông (T) và Công nghệ thông tin (IT) – 3 lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo của Học viện
- Màu sắc logo
- Logo Học viện lấy màu đỏ làm chủ đạo và ngôi sao vàng biểu trưng cho cờ Tổ quốc Việt Nam.
Công nhận & Kiểm định:
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là đơn vị nghiên cứu, đào tạo công lập với mô hình tổ chức vừa có Trường Đại học, vừa có Viện nghiên cứu, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng. Với sứ mạng: “Sáng tạo và chuyển giao tri thức cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đáp ứng thực tiễn phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước”.
- Đến năm 2030: “Học viện trở thành tổ chức giáo dục – đào tạo, nghiên cứu có tính cạnh tranh, hội nhập quốc tế cao và nằm trong nhóm 20 trường đại học đứng đầu về chất lượng giáo dục – đào tạo và năng suất nghiên cứu khoa học của Việt Nam”.
- Kể từ năm 2007, Học viện là trường đại học công lập đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thu học phí từ người học để đảm bảo cân bằng các chi phí thường xuyên, qua đó tạo cơ sở cho việc triển khai đào tạo đáp ứng theo nhu cầu xã hội. Và từ năm 2016, Học viện hoạt động theo cơ chế trường đại học công lập tự chủ toàn diện về tài chính cả về chi thường xuyên và chi đầu tư theo Nghị quyết 77/NQ-CP.
- Học viện có gần 800 cán bộ, giảng viên, giảng viên có tình độ TS và TSKH đạt tỷ lệ 23,5%. Quy mô đào tạo của học viên là trên 13.000 sinh viên, học viên.
- Với tiềm lực về cơ sở vật chất và kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, Học viện đã được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo 5 chuyên ngành ở trình độ tiến sỹ, 5 ngành ở trình độ thạc sỹ, ngành ở trình độ đại học, cao đẳng. Đồng thời, chủ động mở thêm một số ngành đào tạo sau đại học học như ngành khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền dữ liệu… đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Học viện được cấp phép đào tạo một số ngành, chuyên ngành mới trộ độ Đại học trong lĩnh vực ICT như ngành an toàn thông tin, công nghệ đa phương tiện, truyền thông đa phương tiện nhằm cung cấp nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu về an toàn dữ liệu, bảo mật thông tin cho các ngành, tổ chức Chính phủ, doanh nghiệp cũng như nguồn nhân lực cho thời đại thông tin số, thời kỳ hội tụ giữa viễn thông, công nghệ thông tin, internet, phát thanh truyền hình. Học viện là 1 trong 9 trường dại học được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ triển khai đề án đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin quốc gia đến năm 2020.
- Trong hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, Học viện thực hiện hơn 3.000 đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp. Học viện đã tích cực tham gia vào các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm của quốc gia trong lĩnh vực điện tử – viễn thông và công nghệ thông tin.
- Vào tháng 1/2017, Học viện đã triển khai công tác tự đánh giá trong giai đoạn 2012-2017 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá, Học viện đã đăng ký đánh giá ngoài với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thuôc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
- Trên tinh thần nghiêm túc, công khai và minh bạch, trải qua qua quá trình khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài từ ngày 22/9 – 30/9/2017, đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đã hoàn thành báo cáo đánh giá ngoài với kết quả: 51/61 tiêu chí đạt.
- Với kết quả này, Học viện chính thức được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường thứ 55 trên cả nước được trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục. Đây là bước ngoặt đánh dấu quá trình phát triển của nhà trường để khẳng định chất lượng đào tạo với xã hội, với bạn bè quốc tế.
Cơ sở đào tạo:
- Học viện có 2 cơ sở đào tạo đại học tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô 29.000 sinh viên có diện tích là 13 ha. Học viện cũng có 3 viện nghiên cứu chuyên ngành công nghệ thông tin, truyền thông, và kinh tế với hàng trăm đề tài, nhiệm vụ KHCN hàng năm theo cơ chế đặt hàng từ doanh nghiệp. 2 trung tâm đào tạo bồi dưỡng của Học viện cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn với lưu lượng người học đạt 10.000 người/năm.
Giảng đường phòng học:
- Diện tích: 46640 m2
- Số phòng học: 142 phòng
Phòng máy tính:
- Diện tích: 1100 m2
- Số phòng: 18 phòng
Phòng học ngoại ngữ:
- Diện tích: 448m2
- Số phòng: 6 phòng
Thư viện:
- Diện tích: 1718m2
- Số lượng quyển: 53 782 quyển
- Cơ sở dữ liệu điện tử: 132.000 đầu sách điện tử
Phòng thí nghiệm:
- Diện tích: 5936 m2
- Số phòng: 53 phòng
Xưởng thực tập, thực hành:
- Diện tích: 248m2
- Số phòng: 4 phòng
Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lý:
- Diện tích: 24834 m2
- Số phòng: 251 phòng
- Xác định nguồn nhân lực là tài sản quý giá, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông luôn quan tâm bồi dưỡng và phát triển “vốn con người”. Thời gian qua, nhà trường đã xây dựng và phát triển cơ cấu nguồn nhân lực một cách bền vững.
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có gần 800 cán bộ công nhân viên, trong đó hơn 70% cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành – thực tập, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, 100% giảng viên đại học đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng, phương pháp giảng dạy đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ngoài chương trình đào tạo chính thức trên lớp, sinh viên còn được tạo điều kiện để tham gia vào hàng loạt các hoạt động ngoại khóa về kỹ năng mềm, các câu lạc bộ phát triển thể chất, các hội thảo khoa học, các phong trào đoàn – hội vui tươi, bổ ích và các hoạt động phục vụ cộng đồng. Cụ thể như sau:
- Học tập
- Phong trào học tập, nghiên cứu khoa học sôi nổi trong sinh viên.
- Hàng trăm đề tài Nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt giải cấp Bộ. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của học viện. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc thi như: hội thảo chủ đề “Tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường lao động cho sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp”, cuộc thi “Thiết kế đồ họa PTIT 2017 – PTIT Multimedia Design” nhằm nâng cao các kỹ năng làm việc, chuyên môn của sinh viên; đồng thời giúp cải tiến, hiện đại hóa các chương trình GD&ĐT, giới thiệu việc làm cho thanh niên và sinh viên
- Ngoài ra, để khuyến khích học tập, nhà trường còn có những suất học bổng khuyến học – khuyến tài dành cho những sinh viên có kết quả học tập tốt, nhiều suất học bổng du học toàn phần hoặc giảm 50% học phí cho những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất.
- Hoạt động hướng nghiệp
- Sinh viên luôn được tạo điều kiện để giao lưu với các nhà lãnh đạo (chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc điều hành, các chuyên gia … ) của các công ty và tập đoàn hàng đầu của Việt Nam và quốc tế.
- Thông qua các buổi giao lưu này, sinh viên vừa giải quyết được các vấn đề thực tiễn ngay khi còn đang học tại trường, vừa tạo dựng được các mối quan hệ và định hướng được con đường nghề nghiệp trong tương lai.
- Trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo hướng nghiệp cho sinh viên tiếp xúc nhiều hơn với các nhà tuyển dụng là các công ty, tập đoàn danh tiếng trên cả nước, hoặc tổ chức các cuộc thi với mục đích khơi gợi ý tưởng sáng tạo và rèn luyện kỹ năng trong giao tiếp cũng như trong phỏng vấn của sinh viên như cuộc thi “Ý tưởng Sáng tạo Khởi nghiệp sinh viên P-Startup 2017”.
- Hoạt động ngoại khóa
Ngoài các giờ học trên lớp, sinh viên PTIT có những giờ hoạt động ngoại khóa vô cùng sôi nổi và tích cực.
- Các câu lạc bộ thể dục thể thao, nhảy hiện đại, câu lạc bộ sở thích… được tổ chức giao lưu thường xuyên ngay trong khuôn viên trường như: khu giải trí, sân tập, phòng thể dục đa năng…
- Sinh viên thường xuyên được tham gia các cuộc thi, hội thảo, chương trình do nhà trường tổ chức nhằm tìm kiếm và vinh danh những gương mặt tài năng sáng giá, như: SIU Idol, hội thảo HIV/AIDS, đêm hội Halloween…
- Thêm vào đó, sinh viên PTIT còn được bồi dưỡng kiến thức, tình cảm thông qua một số chương trình sinh hoạt, chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, như: tuần sinh hoạt chuyên đề: “Hà Nội, thủ đô yêu dấu của tôi”, nhiều hoạt động chào mừng ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam, chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam,…
- Hoạt động thiện nguyện
- Các sinh viên của PTIT năng động, sáng tạo và giàu lòng thiện nguyện luôn đi đầu trong các phong trào tình nguyện giúp ích cho cộng đồng. Các hoạt động tình nguyện thường niên của sinh viên PTIT có thể kể đến như: tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, chung tay quyên góp ủng hộ người nghèo, ủng hộ nạn nhân vùng thiên tai, lũ lụt…
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Trụ sở chính:
122 Hoàng Quốc Việt, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Cơ sở đào tạo tại Hà Nội:
Km10, Đường Nguyễn Trãi, Q.Hà Đông, Hà Nội
Học viện cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh:
11 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1 TP Hồ Chí Minh
Cơ sở đào tạo tại TP Hồ Chí Minh:
Đường Man Thiện, P. Hiệp Phú, Q.9 TP Hồ Chí Minh
Liên hệ với cơ sở đào tạo

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông
Địa chỉ: 122 Hoàng Quốc Việt, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.